Chích chòe đất là một trong 3 loại chim chích chòe phổ biến ở Việt Nam. Chúng sở hữu giọng hót rất hay, thánh thót mà du dương. Lí do mà chúng có tên than đất bắt nguồn từ việc chích chòe đất hay tìm thức ăn, làm ổ ở dưới đất. Khác với những loài chim khác thường sống trên cao thì chòe than đất hầu hết thời gian đều sống ở dưới đất, trên những bụi cây, tán lá thấp.
Chích chòe đất là một loại chim rất được giới chơi chim ưa chuộng, không chỉ có giọng hót hay mà loại chim này có hình dáng rất dễ thương, với cái đuôi luôn đánh lên xuống trông rất thích thú. Giọng hót của loài chim này gần giống với chích chòe than nhưng lồng nuôi không quá nhiều không gian nên được nuôi cũng khá nhiều. Việc chăm sóc và nuôi dưỡng chích chòe đất tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng chăm chúng hót được. Sau đây là một số kiến thức cơ bản về cách nuôi chích chòe đất mà in hộp giấy số lượng ít sưu tập được.
: Kinh nghiệm nuôi chích chòe đất mà bạn cần biết Update 11/2024
Cách chọn chim:
Một chú chim chích chòe đất được coi là đẹp là hay phải được kết hợp từ rất nhiều yếu tố về ngoại hình, bộ lông, giọng hót và những đặc điểm trên cơ thể khác nhau. Dưới đây là những điều cơ bản nhất để bạn có thể dựa vào đó và chọn cho mình những chú chim tốt nhất.
Một con chim chòe đất đẹp là con chim mà có chân cao, dài mình, thon nhỏ, lông mỏng và ốp, vạch trắng ở 2 cánh rõ ràng, đứng cao cầu, vươn thẳng đầu, mau mỏ (luôn kêu tạch tạch chẳng hạn), đuôi bản rộng, linh hoạt, dài, thường xuyên xòe, cụp, đập cầu… chất lông đen ánh xanh. Đầu xà, trán vuông, mép sâu, mỏ dưới mỏng, cổ thắt.
Để chọn được những chú chim để có thể đi thi, chơi hay là những chú chim mà khi để gần lồng chòe khác (tương đối) không lao vào đánh mà chịu hót, đầu xù, đuôi xòe ra, lông bù lên, “ra bộ” căng phồng vạch trắng ở cánh và gần đuôi, hót nhiều giọng. Nhiều chú nhảy lò cò như múa lân, làm nhiều trò khá vui mắt.
Tất nhiên các đặc điểm này chỉ có khi chim căng, mà giống như chim chích chcòe lửa, thì nuôi được chòe đất căng lửa ở miền Bắc không dễ lắm .Theo các bậc tiền bối về nuôi chim chích chòe cho biết, sau khi chọn chim con (tránh nuôi chim mộc, thậm chí nuôi chim khá thuộc từ mộc lên vì giọng ngắn và chán) các bạn đem về đút mồi, bịt và quây nóc lồng và đặc biệt là đút mồi liên tục ngay cả khi chim hoàn toàn trưởng thành để chim luôn dạn dĩ. Nên nuôi ốp cùng chòe than, cũng hay là chim non học hót cũng tưong đối trùng với thời gian chòe than căng trong năm nên nuôi gần nhau (cho chim học hót).
Thuần hóa chòe đất
Với bất cứ loại chim nào cũng vậy, muốn chim nhanh dạn thì phải tiếp xúc nhiều với nó. Trước tiên anh em cho em nó vào lồng tròn khoảng 50 nan, phía trong đỉnh nóc có gắn giấy bóng, hoặc đĩa DVD khỏi chim lộn cầu. Trong lồng có 2 cóng thức ăn ( 1 cám, 1 đựng sâu ) và 1 ống nước thủy tinh( khỏi chim tắm cóng). Hàng ngày cứ tới cho chim khoảng 2, 3 con sâu quy hoặc cào cào, để chim có cảm giác thèm và biết cứ chủ đến là chuẩn bị có sâu ăn rồi đây. Làm như vậy khoảng 1 tuần, sau đó dùng cái nhíp kẹp sâu lại rồi đút cho chim ăn, nếu chim không ăn thì thả xuống đáy lồng, cứ kiên trì cho đến khi nào chim chịu mổ sâu trên nhíp thì thôi. Khi chim đã chịu mổ sâu trên nhíp thì ta chuyển sang đút tay, cứ kiên trì đút cho chim ăn. Trong quá trình thuần hóa chòe đất cần treo chim ở nơi đông người qua lại và treo ngang đầu người.
Chích chòe than đất
Sẻ bụi đen
Ngoài cái tên chích chòe than đất, nhiều người thường biết tên chúng với tên gọi khác là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, họ chích chòe. Do tập tính sống dưới đất nên người ta có thể dễ dàng tìm thấy nó ở mặt bằng bỏ hoang, mặt bằng trên đồi, núi, rẫy.
Thức ăn của chích chòe than đất rất đa dạng như trứng kiến, các loại sâu, dế, cào cào. Lưu ý không sử dụng cám chào mào do hướng ăn của chào mào là trái cây; còn chích chòe hướng ăn là côn trùng.
Một số khái niệm về chòe than đất
- Than đất ổ: Là chim con còn nằm trong ổ, đang còn há mỏ đòi ăn, phảu đút ăn, phải bón
- Than đất chuyển: Chin non trong tổ sau khi lớn sẽ tập bay, đi theo cha mẹ tập ăn. Khi đó người ta sẽ gọi là than đất chuyền nhằm muốn nói đến phần lông từ than đất ổ sang lông trưởng thành.
- Than đất bổi: Sau khi thay lông hoàn toàn, mất đi bộ lông sữa, chính thức trở thành màu đen thì sẽ là than đất bổi, màu lông óng mượt, đen bóng
Tập cho chòe than đất tắm
Đây là loài sợ chết đuối nên khá khó tắm. Nếu muốn tập cho chích chòe tắm nên ghép lồng nuôi và lồng tắm lại với nhau để chim chạy nhảy qua lại 2 cái lồng cho quen; tạo cảm giác thân thuộc. Lưu ý để thức ăn bên lồng tắm để nó chịu bay qua và bay thường xuyên. Ngoài ra nên để cầu hướng xuống dưới nước, để chim đi từ từ lên cầu rồi xuống nước, chúng sẽ xác định được độ sâu của nước (nên để ngang phần gối), cảm thấy an toàn thì mới làm quen xuống nước được.
Khi đã quen việc tắm rồi chúng sẽ tắm thường xuyên. Bạn nên cho chúng phơi nắng mỗi ngày một lần sẽ giúp chim hót hay, căng lửa.
Cách nuôi chích chòe than đất
Ngày đầu khi đem về, bạn nên để chúng dưới đất. Bản chất của chúng là quen sống dưới đất, nên sẽ không có nhu cầu đứng trên cầu nhiều. Thả thức ăn dưới đáy lồng, treo ở nơi yên tĩnh, không đông người qua lại tránh việc chim sợ hãi.
: Nuôi Chim Công Có Dễ Không? Cách Chăm Sóc Chim Công Update 11/2024
Sau khi nuôi được một thời gian, chim đã sống tốt trong lồng, có thể tự tìm thức ăn trong lồng; bạn có thể bắt đầu cho chim tập ăn cám. Trộn thẳng cám vào trong hộp thức ăn chứa sâu. Cho ít sâu hơn, đổ ít cám vào, bóp lại sao cho sâu dính vào cám. Khi ăn sâu dính cám, chim lúc ăn sẽ xác định được cám là đồ ăn được, từ lúc đó về sau sẽ quen ăn. Bạn có thể thay sâu bằng trứng kiến tùy ý. Nếu không có thời gian quan sát chim ăn, bạn có thể để ý phân chim. Nếu chích chòe than đất đi vệ sinh ra phân màu vàng, điều đó chứng tỏ chúng đã chịu ăn cám.
Chích chòe đất mái
Để phân biệt được chích chòe đất và chích chòe mái, người ta sẽ nhận biết qua phần cánh của chim. Con nào có phần lông màu trắng ở bên cánh là chích chòe trống. Chích chòe mái sẽ không có phần màu trắng ở cánh. Đây dường như là dòng chim dễ phân biệt trống, mái nhất trong các loài chim.
Đối với sinh sản, chim mái tùy độ sung, đủ mồi ăn thì chúng sẽ sinh sản tốt, khoảng 3 lần/năm. Nếu thức ăn không đủ dinh dưỡng, lứa con tốt thường là lứa đâu. Muốn bầy chim chích chòe con tốt, khỏe mạnh cần chăm sóc chu đáo và nạp đủ thức ăn; đủ chất dinh dưỡng cho chim.
Cũng như nhiều loại chim cảnh khác như chim họa mi; chim sơn ca; chim khuyên;… Những người nuôi chim thường dùng chích chòe mái hót nhàm kích thích chòe trống căng lửa.
Cách nuôi chích chòe đất từ A – Z
Cách cho chích chòe đất ăn
Ban đầu khi nuôi chích chòe đất non, bạn nên cho ăn sớm vì qua một đêm, chích chòe đất sẽ nhanh đói. Đầu tiên bạn sẽ đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi. Đến khoảng 8h tối chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh để chim bị muỗi đốt, kiến cắn.
Với chích chòe đất non bạn có thể cho ăn những loại thức ăn sau: Trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và có thể ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng. Bên cạnh đó cũng phải bổ sung cho chim uống nước, nhờ nước chim sẽ lớn nhanh và khỏe mạnh, nếu thiếu nước, chim sẽ chết.
Sau khoảng từ 7-10 ngày đút cho chim ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu thì lúc này bạn nên để cầu thấp hơn, để chim có thể nhảy lên xuống dễ dàng. Tập thể dục sẽ giúp cho chim dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều hơn và mau lớn.
Đến tuần tuổi thứ 3 bạn có thể cho chim ăn bột nhão trộn với một chút sâu tươi, bột nhão chỉ nên cho ăn trong ngày, nếu không hết phải đổ bỏ, bột bị chua sẽ khiến chim non đau bụng. Chim non khá háu ăn, nhanh lớn, đến khoảng tuần tuổi thứ 4 là chim đã có thể sống tự lập, ăn uống không cần bón và đút nữa.
Luyện cho chích chòe đất non tập tắm
: Chim Chào mào: Cách chăm sóc chào mào khỏe mạnh hót hay? Update 11/2024
Khi chích chòe đất đã phát triển đầy đủ, lông non đã cứng, chúng có thể nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết mổ là có thể tắm nước.
Bạn cho chim sang lồng tắm, nếu chim không chịu qua lồng tắm thì bạn bắt chim thả qua. Ban đầu chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, vậy nên để chim ở nơi yên tĩnh trong quá trình tắm. Trước đó trong chậu tắm bạn nên để sẵn một chút sâu tươi, chim thấy sâu sẽ bò sang, sẵn lúc đang đói chúng sẽ sà xuống ăn. Khi chim quen dần, khi thấy lồng tắm chúng sẽ tự bay qua. Thời điểm tắm cho chim lý tưởng là khoảng 10 – 12 giờ trưa. Khi tắm, chúng sẽ tự rỉa lông cho bộ lông mượt mà. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý, khi chim còn sợ bạn không nên ép chim tắm.
Cầu lồng để tắm cho chích chòe đất cần phải đặt ngang với cầu lồng nuôi. Như vậy chim bay qua sẽ đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm hay chậu tắm khi chim đã quen với cãi cũ. Tắm xong nên cho chim phơi nắng khoảng 20 phút thì mang về chỗ mát.
Chòe đất non
Khi than đất mới bắt về, chúng rất sợ hãi. Nên để thức ăn ở dưới, nước ở trên. Nên cho trứng kiến thì trứng kiến mềm, dễ tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng nhanh. Nếu lúc bắt về cảm thấy chim quá yếu, bạn có thể bóp trứng kiến ra cho vào miệng chim, một lúc sau chúng sẽ khỏe mạnh hơn.
Sau khoảng độ 1 – 2 ngày hoặc lâu hơn, khi chim đã thích nghi hơn khi ở trong lồng, bạn có thể bắt đầu cho tâp ăn cám. Lúc đầu mới cho ăn, vì chúng chưa quen nên bạn hãy lựa những loại cám mịn; dễ bám vào sâu hơn khi bạn trộn hỗn hợp sâu và cám cho chúng ăn. Nên dằm ra để cám dính hẳn vào sâu, tránh trường hợp không dằm khiến cám nổi lên trên, sâu ẩn xuống dưới. Khi đó, lúc chích chòe đất ăn, chúng sẽ khẩy hết cám ra tìm sâu ăn; điều này khiến bạn dọn ói nhưng vẫn không giúp chim ăn được cám. Đặc biệt nên theo dõi màu phân chim. Nếu có màu trắng hoặc vàng thì chim đã chịu ăn cám rồi.
Chòe đất chuyền
Thường nên cho chòe đất ăn vào buổi sáng, lúc này sau khi chòe đã đói sau một giấc ngủ dài. Bạn có thể cho chúng ăn dế ngâm nước. Cho ăn bằng tay hoặc bằng nhíp gắp tùy ý. Dế nên ngắt cánh, ngắt chân trước. Đối với chim khoảng hơn chục ngày, gần biết mổ thì cho ăn khoảng từ 4-5 con dế hoặc ít hơn mỗi lần ăn. Khi no nó sẽ không há mỏ đòi ăn nữa. Bạn nên bắt từng con cho ăn riêng tránh việc con đói con no; sau khi cho ăn xong thì bỏ vào lồng khác để tránh nhầm lẫn chim chưa ăn và đã ăn.
Chích chòe đất giá rẻ
- Chòe đất non mái khoảng 80K/con, trống khoảng 300K – 350K/con
- Chòe bổi giá khoảng 130K – 150K
- Chim chuyền giá khoảng 250K
Giá bán chích chòe đất dao động trong khoảng từ 200.000 VNĐ đến hơn 1 triệu; tùy vào mẫu mã, tuổi, khả năng hót, nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Trên đây là những thông tin có thể bạn muốn biết về chim chích chòe đất. Hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Truy cập Website Gà Chọi Việt để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!
Thông tin liên hệ tại:
: Cách nuôi chào mào thay lông Update 11/2024
Gmail: [email protected]
Điện thoại: 0931315148
Fanpage: Gà Chọi Việt