Chim chào mào hay gặp các loại bệnh gì và cách phòng tránh Update 12/2024

Không thể phủ nhận chim Chào mào là một trong những loại chim cảnh dễ nuôi, dễ thuần nhưng do một số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà chim vẫn bị bệnh. Cùng tìm hiểu về một số loại bênh phổ biển mà Chào mào hay mắc phải và đưa ra những phương pháp cứu chữa kịp thời cho chim.

Chim Chào mào dễ nuôi nhưng cũng nhiều bệnh

1. Bệnh tiêu chảy cấp

1.1 Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấp

Chim Chào mào nhiễm phải 1 số loại vi rút gây hại đường ruột do ngộ độc thức ăn. Hoặc để hoa quả, trái cây bị ôi thiu là điều kiện để sản sinh ra những loại vi khuẩn này, thay đổi cám và cho ăn những loại thức ăn có tính nóng cao. Chim ăn vào bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.

Dấu hiệu nhận biết: chim ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ra phân màu trắng hoặc màu xanh, đôi khi có máu, chim dễ chết chỉ qua 1 đêm.

1.2 Cách chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở Chào mào

  • Nếu bệnh nhẹ cho chim uống trà xanh. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhẹ chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động linh hoạt chỉ đi phân lỏng. Ngoài việc cho uống trà thì có thể nghiền 1 viên Berberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục từ 2-3 ngày.
  • Nếu bệnh có xu hướng nặng hơn thì có thể dùng 1 số loại kháng sinh sau đây: Chloramphenicol dùng 10 mlg/ 100 g trọng lượng chim. Cách pha thuốc: 1 thuốc, 10 nước có nghĩa là dùng theo tỉ lệ 1g thuốc thì dùng 10g nước. Pha tầm 1 li uống nước trà. Cho chim dùng từ 3-5 ngày. Có thể cho chim dùng 1 số loại kháng sinh khác như Tactracyclin cộng với Biseptol cách pha chế y như vậy. Cho chim dùng từ 3-5 ngày.
  • Cách hiệu quả nhất là dung vitamin: dùng vitamin B1, nghiền 1 viên thuốc ra trộn với cám cho chim ăn.

2. Bệnh về đường hô hấp

Nguyên nhân: nhiễm khuẩn vi rút do chim hít phải hơi độc, cũng có thể do hút phải khói thuốc lá hoặc do thay đổi thời tiết.

2.1 Dấu hiệu nhận biết

  • Chim có động tác vẩy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở giống như hắt hơi rồi chảy nước mắt nước mũi.
  • Chim hót ít hơn nhưng nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng là khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, thân hình run lên theo nhịp thở kèm theo việc chim đi ngoài, phân còn nước màu trắng hoặc xanh, phân có mùi tanh.

2.2 Cách điều trị

  • Nhỏ 1- 2 giọt mật ong vào nước để chim uống qua ngày thì đổi nước cho chim uống trà xanh hoặc ăn cam.
  • Nặng hơn thì dùng số kháng sinh sau đây: Amoxicillin, Erythromycin, dùng các loại kháng sinh này hòa vào trong nước theo tỉ lệ 10mlg/ 100g cho chim uống liên tục trong ngày.

Lưu ý: Vào mùa mưa hoặc thời tiết lạnh, treo chim ở chỗ kín gió, hạn chế việc tắm cho chim đi.

3. Bệnh bại chân

1.1 Nguyên nhân

Thời tiết lạnh, thiếu vitamin B1, có thể do 1 số loại vi rút. (nhưng chưa chắc chắn) hoặc do bẩm sinh. (không chữa được với trường hợp này).

Dấu hiệu nhận biết: Khi bị bệnh, 1 hoặc 2 chân của Chào mào duỗi thẳng, cứng, chim di chuyển khó khăn, chân bị bại không thể bám được vào cầu, 1 số còn kèm theo cứng cổ, đầu không ngóc lên được. Bệnh này rất nguy hiểm.

1.2 Cách điều trị

Cho chim trước đó ăn tầm 2-3 tiếng sau đó bỏ đói chim rồi bỏ vào trong cóng đựng cám chim khoảng 1 thìa cà phê cơm nóng. Tác dụng của cơm là bổ sung thêm vitamin B1 cho chim. Nếu không có thể cho uống trực tiếp vitamin B1 để phòng bệnh, tăng cường dinh dưỡng cho chim. Vitamin B1 dạng viên nén nghiền1 viên ra trộn cùng thức ăn. Dùng 1 đợt khoảng 1 đến 10 ngày liên tiếp.

Có câu phòng bệnh hơn chữa bênh, đừng để chim mắc bệnh rồi mới trị bệnh. Tham khảo cách phòng bệnh sau đây:

  • Thường xuyên vệ sinh lồng chim sạch sẽ, áo lồng, cóng thức ăn và cóng nước cho chim…
  • Nếu nuôi chim với số lượng nhiều thì nên cách ly chim nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh với những chim còn đang khỏe mạnh và điều trị.
  • Vào mùa bệnh của chim có thể cho chim uống kháng sinh.
  • Tăng cường dinh dưỡng bằng các vitamin trong trái cây tươi.

Việc chim bị bệnh là điều không một người nuôi chim cảnh nào mong muốn xảy đến với chú chim của mình. Nếu không may chim bị bênh thì hãy có 1 chế độ chăm sóc đặc biệt và hiệu quả nhất cho chim. Chúc bạn thành công!

Chimcanh.net

Rate this post