Chim chào mào và những điều có thể bạn chưa biết Update 01/2025

Chim chào mào là loại chim được phân bố phổ biến rộng rãi ở Châu Á. Đây là loài động vật ăn quả, dễ được nhận biết qua chiếc mào đen trông như chiếc sừng. Tại Việt Nam, chào mào còn được biết tới với các tên gọi khác dễ gần hơn như đít đỏ, chóp mũ đỏ, …

Không chỉ bảo vệ mùa màng cho người nông dân nhờ việc ăn côn trùng có hại; chào mào còn được những người nghệ nhận chơi chim để mắt tới do vẻ ngoài cũng như khả năng hót rất dễ nghe. Nếu bạn đang tìm hiểu thêm về chim chào mào thì hãy cùng Gà chọi Việt tìm hiểu ngay thôi!

: Chim chào mào và những điều có thể bạn chưa biết Update 01/2025

khái niệm và đặc điểm của chim
Khái niệm và đặc điểm nổi bật của chào mào

Các loại chim chào mào nhiều người tìm hiểu

Chim chào mào mái, trống

Phân biệt chim mái và trống

Nếu là người nghệ nhân trong làng chơi chim nhiều năm thì có lẽ nhìn qua sẽ phân biệt được ngay con nào đực, con nào cái, con nào bê đê. Tuy nhiên, người mới chân ướt chân ráo gia nhập vào làng thì điều đó lại không hề dễ dàng. Vì vậy, Gà chọi Việt sẽ chỉ cho những người chưa phân biệt được theo 3 cách sau:

Phân biệt qua tiếng hót
  • Đối với con đực: Kiểu hót của chim chào mào đực thường to, vang vọng; mặc dù ngắt quãng nhiều nhưng kéo dài liên tục. Đặc biệt, trước khi ngắt hơi hót thường chúng sẽ hót cao hơn. Giọng hót của chim chào mào trống trong và cao hơn chim mái rất nhiều.
  • Đối với con cái: Kiểu hót thường ngắt quãng, giọng hót không được cao như chào mào trống. Chúng thường hót nhỏ hơn trước khi ngắt một hơi hót.
Phân biệt qua vẻ ngoài
  • Đối với chào mào đực: Mào cao, di chuyển nhanh nhẹn, lông má đỏ, dày, dài.
  • Đối với chào mào cái: Chim mái có bộ lông mềm mịn hơn so với chim đực; cách di chuyển cũng nhẹ nhàng hơn, ít nhảy nhót, lông má không quá dày, dài.
chim chào mào mái
Hai loại chim chào mào mái và chim chào mào trống

Nên chọn chào mào mái hay trống?

Mỗi con đều có sự khác biệt nhất định về vẻ ngoài cũng như giọng hót. Có người thích kiểu chim nhỏ nhắn, xinh xắn, không cần giọng hót quá cao thì lựa chim mái. Những người thích giọng hót cao, kêu liên tục, ngân dài không bị ngắt quãng thì lựa chọn chim trống. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu của từng người.

Gà chọi Việt sẽ để bạn nghe thử giọng hót của từng giới tính để bạn dễ lựa chọn được kiểu hót mà bạn thích.

Chào mào trống hót
Chào mào mái hót

Chim chào mào Huế

Bạn có thể tham khảo thêm một số điểm đặc trưng của chào mào Huế qua một số thông tin sau:

  • Chào mào huế thường là các loại chim cỡ nhỏ hoặc mức trung bình
  • Mào chủ yếu là mào đinh, mào rơm
  • Tướng dữ dằn, dáng chuẩn, đòi đánh nhau thường xuyên; đấu đá chơi trường bền, thắng thua còn phải tùy xem đối thủ có chơi đồ không.
  • Giọng hót khá đanh và lớn, tiếng hót của chim Huế nghe rất rõ ràng, dễ nhận biết, không ngắt quãng, hót từng ít một như chim chào mào ở một số tỉnh khác.
Chào mào Huế hót

: Cách nhận biết và điều trị các bệnh thường gặp ở Họa mi Update 01/2025

Chim chào mào Huế hiện nay đang được rao bán rất nhiều. Có thể dễ dàng kiếm chào mào Huế được bày bán trên cửa hàng, mạng xã hội, … Tuy nhiên, khó tránh khỏi việc người “treo đầu dê bán thịt chó”, lừa gạt người mua để kiếm tiền. Không chỉ vậy, việc nhận biết được chim đúng gốc, đúng tỉnh Huế cũng không phải việc dễ dàng. Vì vậy, người mua cần chú ý và cẩn thận khi mua. Bạn có thể tham gia vào các group chơi chim cảnh, chim chào mào để nhờ họ phân biệt giúp; tránh bị mua phải chim sai nguồn gốc.

chào mào huế hót
Chim chào mào Huế

Cách nuôi chim hiệu quả

Người mua thường chọn chim chào mái để nuôi. Có người vì thích tiếng hót, có người dùng để kích trống. Cách nuôi đơn thuần cũng giống với việc nuôi chim họa mi. Khi mới đem chào mào về nuôi, không nên quá vội vàng cho nó tập hót. Việc thay đổi môi trường mới có thể khiến chim bị lạ lẫm, sợ hãi. Người nuôi nên kiên nhẫn; trùm áo lồng để nó quen hoặc ít bị sợ hơn khi ở môi trường kín, hạn chế việc tạo ra tiếng động lớn. Hãy để tự nhiên, sau đó dần hé ít áo lồng lên, dần dần rồi bỏ hẳn. Thường ở giai đoạn này, tùy vào mức độ thích ứng của chim có thể kéo dài từ 2 -3 tháng. Sau khi đã thích ứng với môi trường rồi thì đến lượt chủ nuôi chim. Bạn có thể tắm táp, cho ăn, cho uống, dọn lồng, … làm quen với chào mào để nó hiểu rằng bạn không có gì nguy hiểm đối với nó; nó không cần đề phòng bạn.

Nên hình thành cho chim những phản xạ đơn giản; cần thiết như cho ăn, uống, tắm đúng giờ, đúng ngày, tại một thời điểm nhất định.

Quá trình để chim thích nghi có lẽ là quá trình khó nhất. Đòi hỏi tinh thần thép của người nuôi trước sự sợ hãi, cứng đầu của chào mào. Hãy tỉnh táo và kiên nhẫn, tịnh tâm thờ cúng cho một tâm hồn an tĩnh nuôi chim.

luyện chim chim hót hay
Cách luyện chim chào mào hót

Cách luyện giọng chào mào hót hay

Ở giai đoạn trong hoặc sau khi chim thích nghi với môi trường mới, bạn có thể luyện giọng cho chào mào luôn. Tuy nhiên, giống như việc đi hát, có con sẽ bị quá nhát, thấy người không dám hót; có con lười luyện tập; có con hót không hay.

Nếu bạn chưa biết cách luyện cho chim siêng hót, hót hay thì có thể tham khảo theo các cách dưới đây.

  • Bạn có thể dùng chào mào mái kích trống giúp chim dạn hơn, luyện hót thậm chí hót lanh lảnh luôn.
  • Tập lực qua máy ghi âm: Bạn có thể cho chim nghe bản ghi âm tiếng hót kích trống của chào mào mái; tiếng hót đấu của chào mào trống khác qua các video trên Youtube.
  • Tập dượt cho chim: Bạn có thể đem chim tới các ngày dợt Hội của những người chơi chim để luyện tập cho chúng. Đối với việc lần đầu đưa chim tới, không nên mở áo lồng ngay. Bạn nên quan sát phản ứng của chim ở trong lồng. Nếu nó tỏ ra sợ hãi, bạn nên đem nó ra xa thêm hoặc đem thẳng về nhà luôn, lần tới đem tới tiếp. Đối với những con chào mào hót đấu sung thì nên hé mở ít, để chúng quen với cảnh vật xung quanh, lần sau đem tới bạn có thể mở hẳn lồng hoặc mở áo lồng cao hơn tùy mức độ sung của chào mào.

Chim chào mào ăn gì?

chim chào mào ăn gì
Chim chào mào ăn gì?

: Cách nuôi chim Chào Mào mùa thay lông khỏe mạnh hót hay Update 01/2025

Thức ăn của loại chim này rất đơn giản, bạn có thể tham khảo những loại thức ăn sau:

  • Cào cào non, dế
  • Trứng kiến
  • Uống mật ong, lòng đỏ trứng

Bởi vì là loài động vật ăn quả nên khi cung cấp thứ ăn cho chim, bạn có thể bổ sung các loại hoa quả như đu đủ; táo, dưa hấu, củ cải, …. sẽ đem lại một lượng vitamin cho chào mào.  Ngoài ra, một số loại thức ăn có nguồn gốc động vật như cào cào, dế cho ăn quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng. Vì vậy bạn nên hạn chế cho ăn thường xuyên.

Ngoài ra, người nuôi cũng có thể tìm mua các loại cám cho chim đang bày bán rất nhiều trên thị trường. Hoặc muốn đảm bảo chất lượng hơn, bạn có thể tự tay làm hỗn hợp cám cho chim theo các công thức có sẵn trên mạng.

Chim chào mào giá bao nhiêu?

Có rất nhiều mức giá khác nhau cho từng loại. Dưới đây là các mức giá chim chào mào mang tính tương đối mà bạn đọc có thể tham khảo:

  • Chào mào non có giá khoảng từ 100K – 350K/con
  • Chào mào Huế có giá khoảng từ 200K – 600K/con
  • Chào mào bổi có giá khoảng từ 300K – 1500K/con

Trên đây là những thông tin cơ bản về chim chào mào. Hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Truy cập Website Gà Chọi Việt để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!

  • Một số thông tin vê các giống chim cảnh thịnh hành nhất.

Thông tin liên hệ tại:

Gmail: [email protected]
 Điện thoại: 0931315148
 Fanpage: Gà Chọi Việt

: Giới thiệu về chim Chào mào và tập tính sống của loài chim này Update 01/2025

Rate this post