Chim khuyên là một loài chim thuộc bộ Sẻ; tên tiếng Anh là White-eye (mắt trắng) bởi đôi mắt có viền trắng bao quanh. Riêng phần đầu và cánh có màu xanh rất nổi bật.
Nguồn gốc chim khuyên
Họ Vành khuyên hay khoen (danh pháp khoa học: Zosteropidae) là một họ chim thuộc bộ sẻ (Passeriformes), có nguồn gốc từ vùng nhiệt đối và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australia.
: Bí Mật Về Loài Chim Khuyên Nhiều Người Chưa Biết Update 12/2024
Chúng cũng sinh sống trên nhiều hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Nhiều loài trong họ này là đặc hữu, chúng chỉ sống ở một vài hòn đảo, trong số đó các loài với lưng nâu chỉ sinh sống trên các hòn đảo, nhưng những loài còn lại thì có sự phân bổ rộng.
Loài vành khuyên ở châu Đại Dương (Zosterops lateralis), định cư tự nhiên tại New Zealand, tại đây nó được gọi là “wax-eye” (mắt sáp) hay tauhau (“kẻ xa lạ”), từ năm 1855.
Tiếng hót
Chim khuyên sở hữu tiếng hót cao, trong. Cũng giống như chim họa mi, chim vàng anh; chim khuyên cũng có thể bắt chước tiếng hót của những giống chim khác loài.
Phân biệt chim vành khuyên trống, mái
Chim khuyên trống
Phần lưng có lông màu xanh tươi, đầu ánh vàng. Phần lông đuôi, lông cổ khuyên trống mang màu vàng tươi. Khuyên trắng ở mắt đậm, đều. Đuôi tựa vây đuôi cá. Thường thân chim trống sẽ to, dài hơn chim mái. Màu lông tổng thể chim trống tươi hơn, mỏ và đầu đầu lớn hơn.
Chim khuyên mái
Màu xanh ít tươi và tối hơn. Phần lông đuôi, lông cổ khuyên mái mang màu vàng nhạt hơn. Khuyên trắng ở mắt nhạt, thưa. Đuôi con cái thường là đuôi bằng. Màu lông tổng thể chim mái tối hơn, thân, đầu nhỏ hơn.
Các loại chim khuyên ở Việt Nam
Các loài chim khuyên ở miền nam
1) KHUYÊN VÀNG: người ta đặt cho nó là khoen vàng, vì phần lông ở dưới mỏ, ở ngực và bụng chim có sắc lông vàng óng.
: Các loại bệnh thường gặp ở chim Cu Gáy và cách phòng chữa Update 12/2024
2) KHUYÊN XANH: Loài này lông ngực và bụng có sắc lông màu vàng lục.
Hai vành khuyên vàng và vành khuyên xanh để gần nhau rất dễ phân biệt.
Các loài chim khuyên ở miền bắc
1) KHUYÊN XANH: (Cũng giống với khoen xanh ở miền nam)
2) KHUYÊN XANH TRUNG QUỐC: Ðây là loài chim sống sứ lạnh, từ trung quốc đến tận vùng siberie của Nga. Ở Mông Cổ…
Có điều đáng nói là hai loài chim ở miền bắc đem vào không rõ có phải do không hợp khí hậu hay không mà nuôi chim không được sung, ít líu, nên ít ai nuôi. (vấn đề này trên diễn đàn rất hay bàn thảo, khuyên xanh hay hơn hay khuyên vàng hay hơn)
Nên nuôi loại chim khuyên nào
Thường thì người miền nam thích nuôi khuyên vàng hơn, vì dễ nuôi, dễ thuần. Có người lại thích khuyên xanh vì cho rằng dọng líu của khuyên xanh hay hơn.
Chim khuyên vàng sống nhiều ở vùng rừng Sác đến Cần Giờ, Duyên hải. Giống này thích sống ở độ thấp, và cũng sinh nở vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tý âm lịch. Ðây là mùa săn bắt, và cũng là lúc nghệ nhân lo sắm lồng để chọn chim nuôi.- Chim khuyên xanh ngược lại chỉ thích ứng ở những cây cao, và làm tổ trên những cây cao. Chúng sống nhiều ngay tại thị thành, ở những con đường có những cây cao.
Kể ra bắt được chim khuyên xanh, nặng nhọc còn hơn bắt cả chục con khuyên vàng! có lẽ cũng do thê mà khuyên xanh có giá cao hơn khuyên vàng.
: Chim Anh Vũ – Loài Chim Kiểng Cực Đẹp Từ Trong Lịch Sử Update 12/2024
Mặt khác chim khuyên xanh có giọng líu vượt trội hơn khuyên vàng, giọng trong trẻo và dài hơi hơn, nên ai đã từng nuôi thì ghiền luôn, không thể chê được. Có điều phải trông là khuyên xanh nuôi chậm có lửa hơn khuyên vàng. Vì vậy mà nhiều người mới “ngã” theo khuyên vàng và ngại nuôi khuyên xanh.
Luyện khuyên líu chòe
- Ép chòe cho chim non: Chim non học giọng rất nhanh. Chim bắt đầu hót chuyền khi được khoảng 12 – 15 ngày, bạn nên bắt đầu ép chòe cho khuyên. Nếu nhà có chòe, bạn để chim ở gần chỗ chòe hót thì chim sẽ hót được. Nếu nhà không có chòe, bạn có thể mở file ghi âm tiếng chòe hót ở trên Youtube. Cứ rảnh cho chim nghe chòe hót, nghe càng nhiều càng tốt. Lưu ý trong quá trình luyện khuyên líu chòe, nên cách ly khuyên với những con khuyên líu thường. Tuyệt đối không để chim nghe lẫn tiếng chim líu bình thường, khả năng cao chim sẽ mất chòe. Sau khi thay vụ lông đầu tiên, chim non vẫn líu giọng chòe thì đó là một con khuyên líu chòe thành công.
- Ép chòe cho chòe bổi: Bạn nên chăm cho chim đi dượt, nghe clip vào sáng sớm. Đồng thời bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống, vệ sinh, ngủ nghỉ của chim hợp lý. Muốn chim dạn nên treo ở nơi đông người qua lại (chiều cao lồng bằng chiều cao đến vai người). Ngoài ra có thể bổ sung thêm mật ong cho chim uống hàng ngày sẽ giúp chim căng lửa, không bị khàn giọng khi hót nhiều.
Chim khuyên ăn những gì?
Giống như chim khướu thì chim khuyên ăn cám là cốt yếu. Tuy nhiên nếu muốn chim khỏe mạnh, siêng hót thì cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho chim. Bạn có thể tham khảo một số loại thức ăn cho chim.khuyên như sau:
Các loại thức ăn
- Thức ăn chính: Cám là thức ăn chủ yếu. Có rất nhiều loại cám dành cho chim trên thị trường. Một số loại cám dành riêng cho khuyên bạn có thể tham khảo như cám khuyên Thúy Tuấn, cám khuyên Sơn Nhật Thành,..
- Thức ăn kèm: trái cây, hoa quả chuối, dưa chuột, cà rốt, cà chua, cam. Cho ăn cam ở lượng vừa phải sẽ giúp lông chim đẹp hơn, lưu ý khi cho ăn nếu thấy phân chim hơi loãng, không theo khuôn thì nên ngừng cho ăn ngay.
Nên thay đổi loại trái cây thường xuyên, không nên chỉ cho ăn một loại suốt thời gian dài. Không nên lưu trữ nhiều hoa quả để lâu, hoa quả sẽ lên men ảnh hưởng đến sức khỏe chim
- Thức ăn tươi: sâu quy (không nên cho nhiều, chim sẽ dễ bị nóng và làm quăn lông khuyên), cào cào, dế (nên vặt hết chân, càng). Tốt nhất bạn nên cho khuyên ăn dế, mát và dễ ăn
Một số lưu ý
- Ngủ nghỉ: Treo chim ở nơi yên tĩnh, không treo chim ở chỗ quá nắng.
- Vệ sinh: Ngoài việc cho ăn, để chim líu hay bạn nên rửa lồng sạch sẽ hàng ngày; phơi nắng từ 10 – 15 phút trước và sau khi tắm. Khi đó lông chim tơi ra, cơ thể chim bông và màu sắc lông đẹp hơn.
- Chim ăn hoa quả nhiều sẽ líu kém, nên ăn cách ngày hoặc 2-3 ngày cho ăn 1 lần. Chủ yếu là ăn cám; có thể trộn thức ăn tươi với cám, ăn kèm hoa quả để làm mát cơ thể, điều hòa thân nhiệt do cám nóng.
Nên đảm bảo đầy đủ các yếu tố trên để chim đảm bảo đủ sức khỏe, không bị bận tâm bởi những thứ khác thì sẽ tập trung hót, siêng hót, hót hay.
Cách chăm vành khuyên thay lông
Ðối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm nom kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau rốt là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước té ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời kì thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời kì thay lông, ngược lại chim suy thì thời kì thay lông kéo dài.
Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một chút. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.
Chim vành khuyên giá bao nhiêu
Giá thành chim khuyên trên thị trường hiện nay tương đối đa dạng, khoảng từ 150K đến trên dưới 1 triệu tùy vào độ “xịn” của chim.
Trên đây là những thông tin cơ bản về chim khuyên. Hi vọng cung cấp được cho bạn đọc những thông tin có giá trị. Truy cập Website vaat.org.au để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhé!
: Cách kích lửa cho chim Họa mi nhanh và bền nhất Update 12/2024