Chó Alaska hay Alaskan Malamute là dòng chó kéo có thân hình cao lớn, sức khỏe dẻo dai đáng nể. Trước kia, Alaska được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo phục vụ cho các chuyên đi săn, khai phá những vùng đất mới. Ngày nay, các chú cún Alaska lại là những pet cưng trong nhiều gia đình. Với biểu cảm gương mặt cute vô đối, Alaska có thể dễ dàng chiếm được tình cảm của bạn ngay từ lần đầu tiên tiếp xúc.
Vậy nuôi chó Alaska có khó không? Chó Alaska thuần chủng có giá bao nhiêu? Nếu bạn đang ý định nuôi em cún khổng lồ này thì hãy tham khảo những thông tin mà Yêu thú cưng sẽ chia sẻ ở bài viết kỳ này nhé!
: Chó Alaska – Chú cún khổng lồ với trái tim bé bỏng Update 12/2024
1. Nguồn gốc và lịch phát triển của chó Alaska
Chó Alaska ngày nay là hậu duệ của một giống sói hoang dã ở vùng Bắc Cực. Sau đó, bộ tộc Malamute đã tiến hành thuần dưỡng giống sói này thành vật nuôi để phục vụ cho công việc sản xuất, trông coi nhà cửa. Thế nhưng chính tộc người dân du mục Eskimo mới là những người đã nhận ra sức khỏe đáng kinh ngạc của Alaska. Sau đó, người Eskimo đã bắt đầu cho Alaska lai tạo với những giống chó khác như Newfoundland, St Bernard nhằm tạo dòng Alaska có sức bền hơn, thích nghi và hoạt động tốt với thời tiết mùa đông vô cùng khắc nghiệt tại Bắc Cực.
Sau này khi vùng Alaska trở một phần chính thức của lãnh thổ Mỹ, chó Alaska nghiễm nhiên trở thành giống chó của xứ sở Cờ Hoa. Đến năm 1935, Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ AKC đã chính thức công nhận Alaska là giống chó mang những đặc trưng riêng biệt. Kể từ đó, chó Alaska ngày càng phổ biến ở Mỹ hơn.
Tuy nhiên vào thời kỳ chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra (1940-1945), người ta lại tuyển chọn những chú chó Alaska khỏe mạnh nhất để phục trong quân đội. Alaska được đưa đi tham chiến ở nhiều chiến trường. Kéo theo đó là số lượng cá thể giống chó này bị suy giảm nghiêm trọng. Bởi phần lớn các chú chó được đưa đi tham chiến đều hy sinh ở những vùng chiến trận ác liệt nhất.
Sau khi chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc, nhiều người đã nhận ra sự suy giảm nghiêm trọng của giống chó Alaska. Những cá thể Alaska còn sống sót trở về đã được đem đi nhân giống. Nhờ vậy mà số lượng Alaska đã có cơ hội phục hồi và phát triển như ngày nay.
2. Những nét đặc trưng về ngoại hình của chó Alaska
Vì là hậu duệ của dòng sói Bắc Cực nên nếu lần đầu nhìn thấy Alaska, bạn sẽ cảm thấy chúng gần giống với chó sói. Ngoại hình của Alaska có nhiều nét giống với dòng chó kéo Husky. Nhưng thân hình của Alaska lại cao lớn hơn rất nhiều so với Husky.
2.1. Chiều cao và cân nặng
Mỗi chú cún Alaska khi trưởng thành sẽ có cân nặng trung bình từ 45 đến 50kg, chiều cao từ 65 đến 70cm. Với những chú chó Alaska khổng lồ cân nặng có thể lên đến hơn 80kg và cao xấp xỉ 1m. Khung xương của giống chó này tương đối to, với tỷ các bộ phận trên cơ thể rất cân đối.
Vì thuộc vào dòng chó kéo có sức khỏe dẻo dai nên Alaska hệ thống khớp xương chân của chúng rất chắc chắn, vững chãi. Nhờ vậy mà những chú chó này có thể di chuyển tốt trên những lớp tuyết dày đến cả mét. Nhìn vào vóc dáng đồ sộ, săn chắc của giống chó này, bạn sẽ hiểu vì sao chúng lại có thể hoạt động không biết mệt mỏi dưới tiết trời âm cả chục độ C ở Bắc Cực.
2.2. Đặc điểm bộ lông
Bộ lông của chó Alaska có cấu tạo gồm 2 lớp. Trong đó lớp lông bên ngoài rất dài, dày và không thấm nước. Còn lớp lông bên trong lại ngắn hơn lớp lông bên và có cấu trúc gần giống với lông cừu giúp ấm cơ thể cho Alaska.
Màu lông của Alaska tương đối đa dạng. Nhưng dễ gặp nhất vẫn là những màu đặc trưng như xám trắng, đen pha trắng, hồng phấn, vàng đồng, màu chocolate,.. Hiếm gặp hơn làm màu lông trắng, chó Alaska trắng rất hiếm giá sẽ cao hơn những màu lông còn lại. Nhưng dù sở hữu màu lông như thế nào thì 4 chân và mõm của Alaska vẫn luôn có lông là màu trắng.
2.3. Đặc điểm phần đầu
Ngoài bộ lông dày thì đặc điểm mà nhiều người bị thu hút nhất ở chó Alaska chính là khuôn mặt của chúng. Khuôn mặt của giống chó này tương đối to với phần má rộng và chiếc mũi gãy. Nhưng chính nhờ những nét đặc trưng này, nhìn mặt của những chú cún Alaska lại cực kỳ đáng yêu, ngộ nghĩnh.
Alaska có đôi mắt hơi xếch, nhìn giống như quả hạnh nhân. Màu mắt đặc trưng của chó Alaska là màu nâu hạt dẻ hoặc màu đen. Không giống như mắt Husky nhìn rất sắc sảo, mắt của Alaska nhìn lại rất hiền. Nói chung, nhìn mặt Alaska cứ ngô ngố rất đáng yêu.
Tai của Alaska có kích thước vừa phải, cân đối với khuôn mặt. Ở vành tai có rất nhiều các lông tơ mềm mịn. Cả mõm và mũi của những chú cún Alaska đều khá to. Đặc biệt, mũi của cún lúc nào cũng ửng hồng ở giữa nhìn rất yêu luôn.
2.4. Đặc điểm phần đuôi
Alaska sở hữu chiếc đuôi cong dài với phần lông dày bao bọc bên ngoài. Khi di chuyển đuôi của Alaska thường dựng đứng chứ không rũ xuống giống như Husky.
3. Phân loại chó Alaska tại Việt Nam
Theo Hiệp hội chó giống Hoa Kỳ AKC, chó Alaska sẽ phân loại thành 3 nhóm chính. Gồm Alaska Giant (Alaska khổng lồ), Alaska Large Standard (Alaska theo tiêu chuẩn lớn) và Alaska Standard (Alaska tiêu chuẩn).
3.1. Chó Alaska khổng lồ (Alaska Giant)
Đây là dòng Alaska có kích thước cơ thể lớn nhất trong 3 dòng Alaska phổ biến nhất hiện nay. Khi trưởng thành chiều cao của chúng có thể lên đến 1m, cân nặng cũng có thể để lên tới 80 đến 90kg. Chúng thường là những con đầu đàn có vai trò điều khiển những chú nhỏ hơn. Alaska Giant có sức khỏe cực tốt. Chúng có khả năng di chuyển trong thời tiết lạnh giá và kéo theo một khối lượng hàng hóa và người cực lớn.
Alaska Giant chỉ thích hợp sống ở nơi có điều kiện thời tiết lạnh giá. Với khí hậu như tại Việt Nam, dòng Alaska khổng lồ thường không đạt được kích thước lớn như khi nuôi ở các nước ôn đới. Bên cạnh đó, bộ lông của chúng còn hay bị xù, không đẹp bằng Alaska Giant nuôi ở những nước có khí hậu lạnh.
3.2. Chó Alaska tiêu chuẩn lớn (Alaska Large Standard)
Alaska Large Standard có kích thước cơ thể để nhỏ hơn dòng Alaska khổng lồ một chút. Chúng được sinh ra từ bố mẹ tiêu chuẩn và sống trong điều kiện phù hợp. Cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể của Alaska Large Standard lớn hơn so với dòng Alaska tiêu chuẩn.
3.3. Chó Alaska tiêu chuẩn
Đây là dòng Alaska được nuôi nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Chiều cao và cân nặng của Alaska tiêu chuẩn sẽ nhỏ hơn 2 dòng Alaska kể trên. Mỗi chú cún Alaska khi trưởng thành sẽ có cân nặng từ 36 đến 43kg với giống đực, 32 đến 38kg với giống cái. Giống chó này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện thời tiết Việt Nam nên bộ lông và hình thể của chúng phát triển khá cân đối.
4. Đặc trưng tính cách của chó Alaska
: Giới thiệu về đặc điểm và cách chăm sóc chó Alaska dưới 6 tháng tuổi Update 12/2024
Chó Alaska là hậu duệ của dòng sói Bắc Cực hoang dã. Tuy nhiên sau nhiều thế hệ bản tính hoang dã của tổ tiên sói đã hầu như biến mất hoàn toàn. Thay vào đó là tính cách hiền lành, thân thiện.
4.1. Luôn trung thành với chủ nhân
Chó Alaska có tập tính bầy đàn rất sao. Khi bạn nuôi Alaska từ nhỏ con cún sẽ coi bạn giống như “con đầu đàn trong bầy”, sẵn sàng thực hiện mọi mệnh lệnh mà bạn đưa ra. Mặc dù là giống chó khá thân thiện nhưng Alaska luôn nhận thức chính xác ai mới là chủ nhân thực sự của mình.
Nếu nuôi Alaska, bạn nên nuôi cún ngay từ khi cún được 1-2 tháng tuổi. Đồng thời giúp cún xây dựng tình cảm với các thành viên trong gia đình. Như vậy, cún sẽ luôn coi gia đình bạn là chủ nhân duy nhất. Alaska vốn là giống chó rất hiền lành nhưng một khi thấy chủ nhân bị đe dọa chúng sẵn sàng trở nên hiếu chiến, lao vào tấn công kẻ thù để bảo vệ chủ cho dù có phải hy sinh cả tính mạng.
4.2. Thông minh, biết nhận thức vấn đề
Alaska rất thông minh, cún học và thực hiện các lệnh cực nhanh. Bên cạnh đó, cún còn có khả năng tư duy cao khi nhận thức rõ mọi việc xảy ra quanh mình và chủ nhân. Đặc biệt khi nhận thấy có nguy hiểm rình rập cún thường có những biểu hiện như sủa liên tục, gầm gừ, kéo áo,… Khi đó bạn hãy quan sát kỹ xung quanh bởi bản năng cảnh giác của Alaska giúp cún nhận biết những nguy hiểm rất chính xác.
Với sự thông minh, nhanh nhẹn của mình những chú cún Alaska đã trở thành người bạn đắc lực cho người dân vùng Alaska trong những chuyến đi săn, khai phá các vùng đất mới. Trí nhớ của những chú cún Alaska rất ấn tượng, bạn sẽ hiếm thấy cún đi lạc bao giờ trừ trường hợp gặp phải bọn cẩu tặc. Khi cún chạy bộ theo xe dù bị bọ lại ở khoảng cách xa, cún vẫn có thể tìm được đường về nhà. Tất nhiên để phòng trường hợp xấu xảy ra, bạn vẫn nên để ý cún mọi lúc mọi nơi nhé.
4.3. Rất hiếu động và nhanh nhẹn
Cũng giống như một số dòng chó kéo khác, Alaska luôn dồi dào năng lượng. Cún thích chạy nhảy, chơi đùa cùng chủ nhân và những người bạn của mình. Vì thế, mỗi ngày bạn hãy cho cún đi dạo ở các công viên, sân vườn rộng. Đừng nhốt cún trong nhà quá lâu, dễ khiến cún lầm lì và bướng bỉnh hơn. Khi phải ở trong một không gian chật hẹp quá lâu, cún có thể trở nên hung hăng và phá phách đồ đạc để giải tỏa năng lượng.
Vì thuộc vào dòng chó kéo nên Alaska ưa hoạt động. Cún rất thích chơi trò đuổi bắt, kéo những đồ vật nặng. Hàng ngày bạn hãy cho cún chạy bộ vài cây số số hoặc kéo những đồ vật như lốp xe cũ, càng cây,.. Việc này không những giúp cún giải tỏa năng lượng mà còn làm cơ thể của cún thêm phần săn chắc.
4.4. Hiền lành, ngoan ngoãn
Mặc dù sở hữu ngoại hình tương đối cao lớn nhưng tâm hồn của Alaska lại không khác gì một đứa trẻ. Những chú cún Alaska với vẻ mặt ngây thơ luôn biết cách để lấy lòng chủ nhân. Khi muốn có thứ gì đó, cún bắt đầu làm mặt đáng yêu bằng cách lè lưỡi rồi làm mắt lộn 2 lòng. Những lúc như vậy nhìn Alaska yêu kinh khủng luôn. Hay khi giận hờn, cún lại nằm lì một chỗ rồi giả vờ như không quan tâm đến lời bạn nói.
Tuy có đôi lúc giận hờn vu vơ, bướng bỉnh chút xíu nhưng Alaska vẫn là giống chó rất ngoan. Chỉ cần bạn dành tình yêu thương thật sự cho cún, bạn sẽ cảm nhận rõ Alaska sống tình cảm và ngoan ngoãn như thế nào. Ngoài những trò chơi vận động, bạn hãy dạy cho cún biết cách thu dọn đồ đạc khi chơi xong. Alaska khá nhanh ý, đều sẽ hiểu hết những gì bạn hướng dẫn.
4.5. Là người bạn tuyệt vời của trẻ nhỏ
Alaska rất hòa đồng và luôn tỏ ra thân thiện, nhất là với trẻ nhỏ. Khi chơi cùng các “sen nhỏ” cún luôn tỏ ra kiên nhẫn khi chịu đựng tất trò đùa nghịch của các bé. Khi ở cạnh các bé nhìn Alaska giống một người bảo mẫu 4 chân đầy chuyên nghiệp, sẵn sàng chăm sóc và bảo vệ cho “sen nhỏ”.
Ngoài ra, Alaska còn rất thân thiện với vật nuôi khác trong gia đình. Nếu nuôi cún với cùng một chú mèo, Alaska lại giống như một đứa trẻ to xác chỉ biết cam chịu để các “tiểu hoàng thượng” bắt nạt.
5. Cách nuôi chó Alaska
Chó Alaska có nguồn gốc từ vùng có khí hậu lạnh giá hầu như quanh năm. Do đó, nếu nuôi Alaska ở nơi có thời tiết nóng ẩm như ở Việt Nam thì bạn cần đặc biệt chú đến điều kiện ăn nghỉ, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh đúng cách cho cún.
5.1. Điều kiện sống thích hợp cho Alaska
Alaska là giống chó có thân hình cao lớn, ưa hoạt động. Vậy nên, cún cần phải sống ở nơi có không gian rộng rãi để chơi đùa thì mới có thể phân biệt toàn diện nhất.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý là Alaska không giỏi trong việc chịu nóng đâu nhé. Khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, cún rất dễ bị sốc nhiệt. Vậy nên, vào những ngày thời tiết mùa hè bạn cần để cún nghỉ ngơi ở nơi có quạt mát hoặc điều hòa, tránh để cún ra ngoài vào trưa nắng. Và bạn cũng nên bổ sung đầy đủ nước cho cún nữa nhé.
5.2. Chó Alaska ăn gì?
Các cún Alaska khá là phàm ăn, hầu như bạn cho gì cún cũng ăn hết. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, thức ăn cho chó Alaska cần ưu tiên các thực phẩm giàu protein. Thông thường protein sẽ có nhiều nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt lạc bò, thịt nạc lợn, thịt gà và trong các loại nội tạng động vật. Bên cạnh protein thì các nhóm chất như vitamin, chất xơ, canxi cũng rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và sự phát triển xương khớp của cún.
Khi cún Alaska được 1 đến 2 tháng tuổi, bạn nên cho cún ăn từ 4 đến 5 bữa/ngày. Khi cún đã lớn số lượng bữa ăn có thể giảm xuống còn 2 đến 3 bữa/ngày. Mặc dù số lượng bữa ăn giảm xuống nhưng lượng thức ăn trong mỗi bữa cần phải tăng lên để phù hợp với nhu cầu phát triển của cún.
Cũng giống như các giống chó khác, Alaska không hề thích ăn rau chút nào. Nhưng dù cún có ghét thì bạn vẫn phải tập cho cún ăn rau mỗi ngày. Khẩu phần ăn chỉ toàn thịt mà thiếu đi rau củ quả khiến cún dễ bị táo bón do thiếu hụt chất xơ và vitamin.
Ngoài ra, bạn cần tránh không cho cún ăn thức ăn thừa, đã ôi thiu. Khi cún ăn xong thì hãy rửa sạch dụng cho cún ăn. Mỗi ngày, bạn hãy thay nước cho cún tầm 3 lần nhằm tránh nước bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập.
5.3. Chăm sóc bộ lông cho Alaska
Bộ lông của Alaska rất dài và dày nên đòi hỏi công chăm sóc tương đối cầu kỳ. Nếu có điều kiện, bạn hãy cho cún đi spa mỗi tháng một lần. Bên cạnh đó hàng ngày cần chải lông thường xuyên cho cún, nhất vào mùa rụng lông. Đặc biệt là vào mùa hè, bạn nên cắt tỉa lông cho cún để cún không bị nóng.
Với bộ lông khá dày nên việc tắm gội cho Alaska cũng khá vất vả. Mỗi tuần bạn hãy tắm cho cún từ 1 đến 2 lần. Bạn không nhất thiết là phải tắm bằng nước thường xuyên cho cún đâu mà có thể sử dụng bột tắm khô cũng được.
: Một Năm Chó Đẻ Mấy Lứa, Những Thông Tin Hữu Ích Bạn Cần Biết Để Nuôi Dưỡng Tốt Update 12/2024
Cuối cùng là cần phải dọn dẹp sạch sẽ nơi cún nghỉ ngơi, chơi đùa. Ngay cả đồ chơi của cún, bạn cũng nên vệ sinh hàng tuần hoặc hàng. Alaska rất hiếu động nên khi chơi đùa cún hay tự làm bẩn bộ lông. Do đó, khi cho cún ra ngoài chơi bạn cần lựa những nơi sạch sẽ, không có vũng nước như bãi cỏ chẳng hạn.
6. Cách huấn luyện chó Alaska
Bên cạnh chú ý đến cách chăm sóc chó Alaska, bạn còn cần đặc biệt quan tâm đến việc huấn luyện cho cún. Alaska mặc dù là giống chó khôn nhưng nếu không dạy dỗ ngay từ nhỏ, cún sẽ dễ sinh hư, không nghe lời. Vì vậy ngay từ khi đón cún về, bạn hãy bắt đầu rèn giũa cún bằng những bài học đơn giản. Trước tiên bạn cần đặt tên cho chó Alaska. Một cái tên hay, dễ nhớ giúp cho cún biết mình là ai và giúp cho việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn.
Muốn huấn luyện cho cún biết nghe lời đòi hỏi bạn cần có chút kiên trì và dành tình yêu thương hết lòng cho cún. Alaska vốn rất tinh nghịch, hiếu động nên khi bắt đầu huấn luyện cún có thể chưa quen với khuôn phép bạn đặt ra. Nhưng với mỗi bài học, bạn hãy cho cún thực hiện thật nhiều lần, lâu dần sẽ tạo thành thói quen tốt cho cún. Mỗi lần cún làm tốt, bạn có thể khen thưởng cho cún bằng đồ ăn hoặc bằng những hành động âu yếm, khen ngợi. Tuy đơn giản thôi nhưng cún lại rất thích những điều đó.
Đôi lúc Alaska tỏ ra hơi ương ngạnh, khó bảo để thu hút sự chú ý của mọi người. Lúc này, bạn có thể nghiêm khắc hơn một chút để cún biết mình sai và không dám tái phạm nữa. Nhưng không nhất thiết phải dùng đến đòn roi đâu nhé. Mà thay vào đó là nhờ hình phạt như bắt cún ngồi yên một chỗ, không cún chơi đồ chơi yêu thích. Từ đó cún sẽ biết sai và không dám làm trái ý bạn nữa.
Để hạn chế nguy cơ béo phì và giúp cho cơ thể của cún thêm săn chắc, bạn hãy cho cún tập luyện các bài tập giải phóng năng lượng. Chẳng hạn như chạy bộ, kiểu các vật nặng. Alaska khi còn nhỏ thường rất thích chạy bộ theo xe. Vì vậy vào mỗi chiều tối, bạn có thể đi xe chậm rồi để cún chạy theo. Bạn đừng lo cún bị mệt vì Alaska là dòng cho lao động nên chúng đã quen với công việc kéo xe, chạy bộ rồi.
Với những chú Alaska trưởng thành thì các bài tập kéo vật nặng là phù hợp hơn cả. Cún có khả năng kéo những vật nặng như lốp xe, tạ,.. Đến cả tiếng đồng hồ mà không có dấu hiệu xuống sức. Để cho cún kéo đồ là cách giúp cún giải tỏa năng lượng và làm cho cơ bắp của cún thêm săn chắc hơn.
7. Các bệnh thường gặp ở chó Alaska
Chó Alaska có sức khỏe tương đối tốt nhưng đôi khi cún vẫn có nguy mắc một số bệnh thường gặp. Chẳng hạn như bệnh ký sinh trùng, viêm ruột, sốc nhiệt, bệnh về mắt.
7.1. Bệnh viêm ruột
Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm ruột là do một số loại vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào trong cơ thể của Alaska. Từ đó ảnh hưởng đến đường ruột. Ngoài ra, nguồn thức ăn ôi thiu không đảm bảo cũng khiến cho cún dễ mắc bệnh liên quan đến đường đường ruột.
Những chú cún Alaska khi bị viêm ruột thường có những biểu hiện như nôn ói, chướng bụng. Khi phát hiện cún có những biểu hiện như vậy, bạn cần đưa cún đến các cơ sở thú y để các bác sĩ xử trí kịp thời.
7.2. Bệnh ký sinh trùng
Chó Alaska có bộ lông rất dày nên đây sẽ là nơi lý tưởng các loại ký sinh trùng trú ngụ, phát triển. Ví dụ như ve, ghẻ hút máu,… Cách tốt nhất để phòng bệnh ký sinh trùng cho Alaska là cần vệ sinh sạch sẽ cho cún mỗi ngày. Khi thấy bộ lông của cún quá rậm rạp, bạn hãy cắt tỉa bớt đi để hạn chế các loại ký sinh trùng có điều kiện phát triển.
Đối với bệnh ghẻ chó, bạn nên cho cún đi tiêm phòng ngay từ nhỏ. Bởi có một số bệnh ghẻ rất khó chữa triệt để nên cách tốt nhất vẫn là tiêm phòng từ nhỏ.
7.3. Bệnh sốc nhiệt
Tình trạng sốc nhiệt rất hay gặp ở các giống chó xứ lạnh như Alaska, Husky hay Samoyed. Nhất là với những chú cún mới nhập về từ các nước Châu Âu. Khi về đến Việt Nam, cún chưa thể thích nghi với thời tiết nóng ẩm. Các biểu hiện ban đầu khi cún bị sốc nhiệt là nôn ói, nằm im một chỗ. Thậm chí còn có thể ngất xỉu đi một lúc.
Trường hợp nhẹ thì cún chỉ bị chảy máu cam. Nhưng đến khi tình trạng sốc nhiệt trở nặng, cún có thể liệt toàn thân. Cách tốt nhất để phòng tránh sốc nhiệt là bạn nên để cún chơi đùa, nghỉ ngơi ở nơi có nhiệt độ dưới 30 độ C. Khi thời tiết bắt đầu oi nóng thì nên bố trí quạt hoặc điều hòa ở nơi cún nghỉ ngơi.
7.4. Bệnh giun trên mắt
Hai loại giun T.Callipaeda và Thelazia californiensis sống ký sinh trên mắt, võng mạc của các chú chó Alaska. Nếu không phát hiện kịp thời, cún dễ bị mất thị lực hoàn toàn.
Khi mắc phải căn bệnh này, cún thường có những biểu hiện như sợ nơi có ánh sáng, chảy nước mắt liên tục. Khi thấy cún xuất hiện những triệu chứng như trên, bạn cần đưa cún đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành lấy giun ra khỏi mắt cho cún.
8. Cập nhật bảng giá chó Alaska
Giá chó Alaska phụ thuộc chủ yếu vào độ thuần chủng, màu lông và nguồn gốc của các cún. Chó Alaska lại thường rẻ hơn rất nhiều so với Alaska có đầy đủ giấy tờ thuần chủng. Ngoài ra, màu lông cũng khiến giá của mỗi bé Alaska chênh lệch đến vài triệu đồng. Chẳng hạn như những chú chó Alaska nâu đỏ luôn thấp hơn Alaska có màu lông hiếm như trắng tuyết.
Để sở hữu một em Alaska với ngoại hình đẹp, sức khỏe tốt thì bạn phải bỏ ra ít nhất tầm 8 triệu đồng. Thậm chí có những bé Alaska giá còn lên đến cả hơn trăm triệu. Đó thường dòng Alaska nhập trực tiếp từ Mỹ hoặc Châu Âu. Để biết cụ thể hơn, bạn hãy thử tham khảo bảng giá mà Yêu thú cưng tổng hợp dưới đây.
Bảng giá chó Alaska theo nguồn gốc
Nguồn gốc | Giá/bé |
Sinh tại Việt Nam | 8 đến 12 triệu đồng |
Nhập từ Thái Lan hoặc Indonesia | 15 đến 25 triệu đồng |
Nhập từ Nga | 50 đến 60 triệu đồng |
Nhập từ Mỹ hoặc Châu Âu | Trên 100 triệu đồng |
Chó Alaska với ngoại hình to lớn nhưng tâm hồn lại không khác gì một đứa trẻ, chắc chắn sẽ làm bạn phải xiêu lòng ngay lần đầu tiếp xúc. Alaska cũng đang là dòng pet cưng mà nhiều người mơ ước muốn có. Nếu cuộc sống của bạn đang đầy rẫy những cô đơn và sự nhàm chán, vậy hãy để những em Alaska dễ thương lấp đầy khoảng trống đó. Với tất cả những thông tin mà Yeuthucung.vn vừa chia sẻ, hy vọng bạn sẽ có thêm động lực để sở hữu một bé Alaska để cuộc sống thêm phần tươi mới!
Xem thêm:
: Bệnh Lepto ở chó: Triệu chứng, nguyên nhân & cách điều trị Update 12/2024
- Chó Pug – Chú cún với gương mặt đăm chiêu đáng yêu hết phần thiên hạ
- Chó Labrador Retriever – Chú cún tha môi thông minh, thân thiện và siêu dễ thương
- Chó Poodle – Chú cún lông xù với tính cách và ngoại hình siêu cute