Chó Alaska: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 11/2024

Chó Alaska có tên gọi đầy đủ là Alaskan Malamute, được xem là ông vua của vùng núi tuyết với những điểm nổi bật cả về ngoại hình và sức mạnh. Hiện đây là một trong những giống chó nổi tiếng và được nuôi nhiều nhất trên toàn thế giới. Mặc dù vẻ ngoài có phần hiếu chiến nhưng đây lại là loài chó rất đáng yêu. Bất cứ ai đã từng chơi đùa với loài chó này đều phải nhận xét rằng chúng tuyệt vời vô cùng. Chúng được yêu thích đến nỗi ngay cả những người không quan tâm đến chó cũng biết.

Và nếu bạn có ý định tìm hiểu thông tin về Alaska hoặc có ý định mang một bé này về nuôi thì hãy theo dõi bài viết sau nhé.

: Chó Alaska: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 11/2024

Nguồn gốc chó Alaska

Alaska có tổ tiên là giống chó kéo xe tại Bắc Cực. Nhiều tài liệu cho rằng người Eskimo đã lai tạo giống chó này với chó St Bernard để tạo ra giống Alaska khỏe mạnh và dẻo dai, dùng để kéo xe trên tuyết. Vào năm 1935, khi tiểu bang Alaska trở thành lãnh thổ của Hoa Kì thì giống chó Alaska cũng chính thức trở thành một giống chó nuôi trong gia đình trên thế giới do Hiệp hội AKC xác nhận.

Khi Thế chiến thứ 2 nổ ra, giống chó Alaska tham chiến và sau khi Thế chiến kết thúc, số lượng chó Alaska suy giảm vô cùng lớn khiến chúng đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Ngay lập tức, con người đã nhanh chóng tiến hành nhân giống chúng để bảo tồn giống chó tuyệt vời này. Đó là lý do mà Alaska trở nên phổ biến trên thế giới như ngày nay.

Đặc điểm ngoại hình

Do có tổ tiên là chó sói nên hình dáng chúng cũng có nhiều đặc điểm của sói. Alaska có khung xương lớn, cơ bắp khỏe và các khớp chân rất phát triển.

Bộ lông của chúng rất dày và mềm, chia làm 2 lớp. Lớp lông ngoài dài hơn và không thấm nước, giúp chúng chống chọi với cái lạnh Bắc Cực, lớp bên trong mềm và bông xù như lông cừu. Màu sắc của bộ lông thay đổi dần từ bụng tới sống lưng và đến mặt. Tai của Alaska luôn dựng thẳng và nhiều lông tơ, mắt phổ biến có màu nâu và hình quả hạnh nhân. Mõm của Alaska có lông trắng, hàm rộng và khoẻ.

Đặc điểm và cách nuôi chó Alaska

Ngoại hình của chúng khá tương đồng với giống chó Husky và thường khiến nhiều người nhầm lẫn chưa tìm hiểu.

: Cách chọn mua chó Husky thuần chủng – Bí quyết từ chuyên gia Update 11/2024

Hiệp hội AKC đã chia Alaska thành 3 loại:

  • Alaska Giant (Alaska khổng lồ): Đây là loại chó lớn nhất hiện nay với chiều cao có thể lên tới 1m khi trưởng thành và cân nặng gần 1 tạ. Đây là kết quả của việc lai tạo Alaska với các giống chó bản địa. Chúng mang những đặc điểm của vùng lạnh. Bộ lông của chúng rất dày và dài. Cơ thể chúng to lớn và rất khoẻ mạnh. Dòng chó này có giá thành rất cao và cách chăm sóc cũng đòi hỏi nhiều sự chăm chút nên hiện ở Việt Nam không có nhiều người tìm mua hay nuôi chúng.
  • Alaska Standard (Alaska tiêu chuẩn): Đây là dòng chó Alaska phổ biến nhất ở nước ta hiện nay do có khả năng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới. Dòng này khi trưởng thành có chiều cao 30 – 40cm và cân nặng 40kg.
  • Alaska Large Standard (Alaska trên tiêu chuẩn): Về cơ bản, dòng chó này giống với Alaska Standard nhưng lớn hơn một chút.

Đặc điểm tính cách

Alaska có tổ tiên là giống chó kéo xe hung hăng nhưng do đã trải qua nhiều năm được con người thuần hóa và lai tạo với nhiều giống chó khác nhau nên hiện chúng đã mất đi bản tính hung hăng và trở nên thân thiện rất nhiều, vâng lời và hiền lành. Chúng sống hòa thuận với các giống nuôi khác trong gia đình và rất thích trẻ em nên nếu nhà bạn có trẻ nhỏ thì Alaska rất phù hợp. 

Alaska cũng là cái tên đầu tiên được nhắc đến khi nói về giống chó trung thành. Chúng có tập tính sống bầy đàn từ xưa nên nếu bạn nuôi dưỡng chúng từ nhỏ thì chúng sẽ coi bạn như “đầu đàn” và sẽ bảo vệ bạn trong mọi trường hợp, kể cả hy sinh bản thân. Đây cũng là một lý do để bạn nuôi những bé này từ nhỏ.

Đây cũng là một loài chó thích vận động và có thể vận động mạnh. Nên nếu bạn muốn chơi trò tung hay ném đồ vật với chúng thì có thể là không phù hợp. Bạn có thể cho chúng kéo vật nặng như lốp xe chẳng hạn. Chúng là giống chó có sức khoẻ nên việc luyện tập như thế cũng giúp chúng không cảm thấy khó chịu và cắn xé đồ đạc. Bạn cũng không nên để chúng trong nhà quá lâu. Alaska cần được ra ngoài nhiều và vận động để không trở nên hung hăng.

Chó Alaska giá bao nhiêu?

Alaska được nuôi ở nước ta chủ yếu là dòng Standard và Giant. Mức giá 2 dòng này có sự phân cấp rõ rệt.

Với dòng Standard, mức giá thấp nhất ghi nhận là 8 – 15 triệu do các gia đình hay cá nhân bán ra, hoặc do các trại nhân giống trong nước bán. Những bé có màu lông hồng phấn có mức giá cao nhất lên tới 15 triệu, các bé màu xám trắng dao động trong khoảng 10 triệu còn màu nâu đỏ là 12 triệu.

Dòng Giant có mức giá cao hơn hẳn, từ 15 – 20 triệu cho mỗi bé. Chó cái giá cao hơn chó đực. Giant nhập từ Thái Lan khoảng 18 triệu, nếu có giấy tờ sẽ cao hơn. Giant từ châu Âu có độ thuần chủng cao nên giá khoảng 40 – 60 triệu, cao nhất 100 triệu nếu có gia phả khủng hoặc có giải trong các cuộc thi quốc tế.

Cách chăm sóc chó Alaska

Chế độ dinh dưỡng

Alaska không phải loại chó kén ăn nhưng cũng có những nguyên tắc bất thành văn khi chăm sóc dinh dưỡng cho chúng để đảm bảo sự phát triển cũng như sức khoẻ của chúng. Alaska thích ăn những loại thức ăn giàu protein như thịt, đặc biệt là thịt bò. Bạn cũng có thể thay bằng những loại thịt khác như gà, lợn, trứng vịt lộn… Chúng ghét ăn rau và hoa quả nhưng bạn nên trộn chung với thịt cho chúng ăn để đảm bảo đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Chó Alaska khi còn nhỏ

: Chó ngao Anh – gã khổng lồ nặng kí nhất thế giới Update 11/2024

Alaska ăn 3 – 4 bữa mỗi ngày, bạn có thể tăng số bữa khi chúng còn nhỏ và giảm lượng thức ăn mỗi bữa để phù hợp với hệ tiêu hoá còn non nớt. Khi chúng lớn, bạn có thể giảm số bữa và tăng lượng thức ăn mỗi bữa để đảm bảo đủ năng lượng và dinh dưỡng cho Alaska vận động và phát triển. Điều tiên quyết trong khi chuẩn bị đồ ăn cho chúng là tất cả thực phẩm và nước uống đều phải sạch sẽ và hợp vệ sinh, không dùng đồ ăn ôi thiu hay quá hạn sử dụng. Bạn cần thay nước ít nhất 3 lần trong ngày và vệ sinh vật chứa sạch sẽ, tránh cặn bẩn.

Vận động và vệ sinh

Alaska là một loài ưa vận động nên bộ lông thường xuyên dính bụi bẩn. Hơn nữa, lông của chúng lại rất dày và dài nên nếu có điều kiện, bạn nên đưa chúng đến các spa cho chó để cắt tỉa lông mỗi tháng hoặc có thể cắt tỉa tại nhà. Vào mùa nắng nóng, bạn cần tỉa lông cho chúng thường xuyên hơn. Alaska cũng rất hay rụng lông nên bạn cần chải lông thường xuyên và vệ sinh các góc cơ thể chúng như tai, kẽ chân, lỗ mũi, lưỡi vì lông có thể bám vào khi chúng chơi đùa hàng ngày.

Hàng ngày bạn nên cho chúng vận động khoảng 1 tiếng với chó trưởng thành và giảm đi nếu chúng còn nhỏ. Chúng có thể luyện tập các bài tập với mức độ vận động nặng hơn các loài chó khác do có tổ tiên là loài chó ưa vận động, từ chạy theo xe đạp đến kéo lốp xe, kéo tạ hay chạy đường dài. Bạn không cần sợ chúng mệt vì nếu không được vận động đủ thì Alaska rất dễ cảm thấy khó chịu.

Bệnh thường gặp

Bệnh ký sinh trùng do bộ lông quá dày và là nơi trú ẩn của nấm mốc, ký sinh. Cách phòng chống hiệu quả nhất chính là vệ sinh lông thường xuyên.

Bệnh viêm ruột: Bệnh này thường gặp nhiều ở chó con do ăn phải đồ không tiêu hoá được hoặc do vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Khi mắc bệnh này, Alaska sẽ nôn mửa, chướng bụng và sôi. Bạn cần đưa đến phòng khám thú ý ngay lập tức.

Bệnh do giun ký sinh trên mắt: khi mắc bệnh, chó sợ ánh sáng và hay chảy nước mắt. Bạn nên đưa chúng đi khám để được lấy giun ký sinh ra khỏi mắt.

Sốc nhiệt: do Alaska nhập khẩu chưa quen được với khí hậu tại Việt Nam nên thường xảy ra sốc nhiệt. Bạn nên giữ chúng trong phòng nếu thời tiết nắng nóng và bật điều hoà để nhiệt độ không quá 30 độ.

Lời kết

Thực tế mà nói, Alaska là loại chó được yêu thích tại nước ta. Với vẻ ngoài to lớn và sức khỏe tốt, đây là loại trông nhà thích hợp. Chúng thân thiện và dễ gần. Bạn hoàn toàn có thể chăm sóc Alaska nếu như muốn có thêm một thành viên vui tính trong gia đình. Nhu cầu nuôi và tìm hiểu về loài chó này tăng mạnh trong những năm gần đây, bạn cần chắt lọc thông tin để có thể chăm sóc chúng tốt nhất.

: Cảnh giác! Chó bị bệnh viêm bàng quang Update 11/2024

Rate this post