Chó Bị Áp Xe, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Update 03/2024

Áp xe ở chó, tiếng Anh là Abscess, rất hay gặp khi chó bị thương, khi chúng nhai nuốt những vật lạ nguy hiểm hoặc khi chó đi đại tiện. Dấu hiệu dễ nhận thấy khi chó bị apxe là khi có một vết sưng, đau, có thể có chảy mủ.

Trong khi hầu hết các vết tấy, rát thường có thể được điều trị bằng thuốc mỡ và kem bôi tại chỗ, thì áp xe có thể hình thành nếu các vết tấy, rát trở nên xấu đi hoặc nếu vi khuẩn xâm nhập vào da. Áp xe cũng có thể xảy ra khi một con vật bị nhiễm nhiều loại thương tích và có thể xuất hiện hầu như trên bất kỳ bộ phận nào của cơ thể chú chó.

: Chó Bị Áp Xe, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị Update 03/2024

Mặc dù có thể có những cách chữa trị bệnh apxe tại nhà tuy nhiên chúng tôi nên khuyên bạn dẫn cún cưng đến bác sĩ thú y vì nếu chữa không đúng cách và vệ sinh thì nhiễm trùng ở vùng bị apxe sẽ làm chúng đau hơn rất nhiều.

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh Áp xe ở chó

Bị Cắn

Vết thương cắn của sinh vật truyền nhiễm sâu vào mô là nguyên nhân chính gây áp xe ở chó. Chó cũng có thể bị áp xe do bị mèo cắn hoặc cào. Thường sẽ được tìm thấy ở vùng đầu và cổ nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể. Áp xe đầu và cổ thường làm cho một bên cổ bị sưng.

Nhai vật thể lạ quá cứng

Áp xe có thể là kết quả của việc nhai một vật lạ gì đó dẫn đến làm rách da. Trong những trường hợp này, áp xe có thể phát triển trên lưỡi, nướu hoặc má.

Do răng miệng

: Chó Bị Ghẻ Máu, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Update 03/2024

Chó có thể bị áp xe răng, hoặc túi mủ hình thành trong răng do nhiễm trùng, đặc biệt là ở răng bị vỡ trong khi nhai. Một chiếc răng bị áp xe có thể khiến con chó của bạn chảy nước dãi hoặc không chịu ăn và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.

Tuyến hậu môn

Chó cũng thường bị áp xe tuyến hậu môn, trong đó khu vực xung quanh trực tràng trở nên đỏ, sưng và đau. Một khi áp xe bùng phát, bạn có thể nhận thấy có mùi, ẩm ướt tại vị trí nhiễm trùng.

Triệu chứng và phân loại

Pasteurella multocida là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng da phổ biến nhất. Một nguyên nhân khác gây kích ứng da ở loài chó là tụ cầu khuẩn, thường có thể được điều trị bằng thuốc mỡ dạng bôi. Tuy nhiên, nếu một trong những vi khuẩn này xâm nhập sâu vào da, nhiễm trùng sẽ trở nên nghiêm trọng. Một khối áp xe đau nhức sẽ hình thành để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn nếu vết thương không được điều trị.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ dùng tăm bông hoặc miếng gạc đắp lên vùng da bị nhiễm để xác định chủng vi khuẩn có trên vết thương. Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để xem vi khuẩn đã xâm nhập vào máu chưa. Khi cuộc chẩn đoán được thực hiện đúng cách, bác sĩ thú y sẽ lên kế hoạch điều trị thích hợp.

Điều trị

: Mua bể cá nhập khẩu ở đâu? Update 03/2024

Ban đầu, hầu hết các vấn đề về da có thể được sơ cứu tại chỗ và bôi thuốc mỡ, nhưng khi tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như khi vi khuẩn đã đi sâu vào mô hoặc đã gây nhiễm trùng máu, các phương án điều trị thay thế sẽ được xét đến. Chú chó của bạn sẽ cần phải được đưa đến bác sĩ thú y để vệ sinh vết thương, rửa và xả sạch dưới vòi nước đúng cách. Việc này sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và biến chứng nghiêm trọng hơn. Bác sĩ thú y cũng sẽ kê thuốc kháng sinh để kiểm soát sự xâm nhập của vi khuẩn. Nếu khối áp xe nghiêm trọng hoặc ăn sâu vào trong da, thuốc kháng sinh liều cao có thể được coi là phương pháp điều trị tích cực hơn.

Sinh hoạt và chăm sóc

Nếu chú chó của bạn bị rách hoặc trầy da, trước tiên hãy xem vết thương sâu hay nông. Nếu là vết thương nông, có thể sử dụng một số loại thuốc mỡ kháng khuẩn không cần kê đơn được chỉ định dùng cho vật nuôi để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra còn có một số loại nước tắm và dầu gội có thể điều trị các tổn thương ngoài da. Nếu bạn đưa chú chó của mình đến bác sĩ thú y và được chỉ định điều trị bằng thuốc kháng sinh, hãy chắc chắn rằng bạn thực hiện đúng toàn bộ đợt điều trị này để ngăn chặn vi khuẩn quay trở lại.

Cách phòng ngừa chó bị áp xe

Nguyên nhân chính của áp xe là do vết thương hở vì vậy cách ngăn ngừa tốt nhất chính là hạn chế tình trạng bị thương ở chó.

Ví dụ như huấn luyện chó tốt hơn để chó hiền hơn, tránh sự hung hăng, gây sự với những chó chó hàng xóm mà chúng tiếp cận.IFrame

Ngoài ra cũng nên giám sát chó khi chúng gặm những đồ ăn, vật thể lạ bừa bãi khi đi ra ngoài chơi.

Và đặc biệt là Vệ sinh răng miệng tốt và chăm sóc thường xuyên các tuyến hậu môn, thường xuyên thay cát vệ sinh cho chó nếu có sử dụng sẽ giúp giảm nguy cơ áp xe ở những khu vực này.

: Hướng dẫn cách đo và điều chỉnh độ pH trong bể cá Update 03/2024

Rate this post