Chó bị chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam, hầu hết việc chảy máu ở vùng mũi đều là dấu hiệu cho thấy sự nguy hiểm, gây lo lắng cho tất cả chủ nuôi chó, đa phần là do các nguyên nhân cấp tính như chấn thương hoặc viêm nhiễm đường hô hấp trên, các nguyên nhân khác đều là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm và cần được chữa trị ngay lập tức.
Khi chó của bạn bị chảy máu mũi liên tục thì đó có thể chúng mắc một số bệnh mãn tính hoặc nguy cơ tử vong cao như các loại u bướu, ung thư, bệnh về máu và mạch máu…
: Cảnh Giác Với Chó Bị Chảy Máu Mũi, Cách Phòng Ngừa Và Điều Trị Hiệu Quả Update 01/2025
Hiện nay hội chứng chảy máu mũi ở chó ngày càng nhiều, và có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên điều trước tiên người chăn nuôi phải biết xử lí kịp thời các trường hợp cấp tính để cứu tính mạng cho thú cưng của mình trước khi đêm đến bệnh xá thú y để điều trị nguyên nhân của nó.
Chảy máu mũi thường gây mất máu với số lượng lớn trong thời tgian ngắn, con vật đễ chết do mất máu cấp tính vì thế người chăn nuôi phải xử lí như sau:
Cách sơ cứu bệnh chảy máu cam ở chó
- Đặt con vật ở nơi yên tĩnh, tránh ồn ào. Vuốt ve, trấn an tinh thần, tránh để chó bị kích động
- Dùng khăn giấy hoặc bông y tế thấm hết phần máu đã chảy và vệ sinh nhẹ nhàng vùng mũi
- Dùng bông, gạc nhét vào mũi chó để hạn chế chảy máu
- Làm lạnh vừa phải vùng mũi: dùng khăn lạnh hoặc đá đập nhỏ bỏ vào miếng vải mềm chườm nhẹ nhàng vùng mũi và chán cho thú cưng. Ở nhiệt độ thấp sẽ giúp các mạch máu co lại và tăng quá trình đông máu giúp hạn chế mất máu.
- Đưa chó đến các phòng khám thú y gần nhất để có phương án điều trị kịp thời
Xử lý Tại nhà
– Đặt con vật nơi yên tĩnh, tránh kích động. Người chủ của chó nên vuốt ve, an ủi giúp con vật bình tĩnh.
– Chườm khăn lạnh vùng mũi ngay khi đang chảy máu (hoặc lấy đá vụn bỏ vào miếng vải mềm, thấm nước chườm nhanh vào toàn bộ vùng trán và mũi) con vật. Nhiệt độ lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, góp phần làm chậm quá trình chảy máu.
Phương pháp điều trị:
1. Truyền bù dịch cân bằng huyết áp. Bổ sung vitamine C và tiêm mạch máu can-xi chlorua giúp bền vững thành mạch máu.
2. Tiêm Vitamin K trợ giúp cầm máu.
3. Làm giảm chảy máu bằng cơ học: nhét bông, gạc vào vùng đang chảy máu
4. Một số bài thuốc đông thú y cũng có hiệu quả: Cho uống nước lá nhọ nồi, lá mát thanh nhiệt.
Xin lưu ý: Tránh dùng kháng sinh tiêm vì bệnh này không liên quan gì tới nhiễm trùng. Tuyệt đối không dùng thuốc Aspirin cho chó nghi mắc bệnh chảy máu mũi.
Sau một thời gian vài tháng hoặc hàng năm bệnh có thể bị lại. Đặc biệt mùa nóng bức. Nên kiểm tra thời gian đông máu với chó chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa nếu phát hiện khối u
: Bệnh ghẻ Demodex ở chó: Triệu chứng và cách chữa trị Update 01/2025
Cách tốt nhất đó chính là đưa chó tới gặp bác sĩ thú y để khám chữa. Tuy nhiên trước khi đưa chó đến các bệnh viện thú y uy tín, bạn nên sơ cứu cho chó:
- Đặt chó ở nơi có địa hình bằng phẳng, tránh cho chó cử động mạnh hoặc kích động
- Nên vuốt ve, âu yếm chó để chó được bình tĩnh và có cảm giác được chăm sóc
- Lấy đá khăn lạnh chườm lên mũi ngay sau khi máu bắt đầu chảy
- Nếu không có khăn lạnh, bạn có thể dùng đá đập nhỏ để chườm lên. Hơi lạnh sẽ làm các mạch máu ở mũi co lại, góp phần làm giảm lượng chảy máu ra.
Có thể nhầm lẫn bệnh chảy máu mũi do máu chậm đông với các bệnh khác ở chó?
Một số nguyên nhân chảy máu mũi ở chó mèo:
– Chấn thương do va đập.
– Hắt hơi nhiều, có thể do dị ứng, ngoại vật, ve,… Làm các mao mạch niêm mạc mũi bị vỡ.
– Áp-xe chân răng. Có thể ăn thông lên xoang mũi gây nên hiện tượng chảy máu, thường gặp ở chó già.
– Nhiễm nấm ở mũi. Ở chó thường do Aspergillus fumigatus và các loài Penicillium
– Ăn phải thuốc diệt chuột. Thuốc diệt chuột sẽ vô hiệu hóa sự đông máu.
– Các nguyên nhân gây giảm tiểu cầu: Bị bệnh Erlichiosis (Rickettsia) ung thư tủy xương, kháng sinh sulfamid và chloramphenicol, hóa trị liệu,… ).
– Khối u trong xoang mũi.
– Bệnh do thiếu yếu tố Von Willebrand, một bệnh di truyền về đông máu.
Nghiên cứu của Bissett và cộng sự năm 2007, trong 176 trường hợp chó bị chảy máu mũi, nguyên nhân cơ bản đã được tìm thấy trong 115 trường hợp là như sau:
+ 30% có khối u trong mũi
+ 29% có tổn thương
+ 17% có viêm mũi không rõ nguyên nhân
+ 10% có tiểu cầu thấp
+ 3% đã có một số khác của máu đông máu bất thường
+ 2% có huyết áp cao
+ 2% bị áp xe răng
Nguyên nhân chó bị chảy máu mũi là gì?
Những chú chó nhỏ tuổi thích khám phá mọi thứ xung quanh nhà có thể có nhiều nguy cơ bị chảy máu cam do nhiễm độc, trong khi những chú chó lớn sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh tự miễn dịch có thể gây chảy máu cam. Những con chó được thả rông mà không có người giám sát có nhiều nguy cơ bị chảy máu cam do chấn thương bất kể độ tuổi.
Bỏ qua tình huống cún cưng bị chấn thương dẫn đến chảy máu mũi thì chúng ta có thể liệt kê một số bệnh liên quan đến việc này như sau:
- Bệnh di truyền về máu như rối loạn đông máu, cao huyết áp, các vấn đề về nồng độ protein trong máu.
- Bệnh răng miệng, nhiễm trùng.
- U nhọt, ung thư đường thở, xoang mũi.
- Bị dị ứng với một thành phần nào đó xuất hiện trong môi trường sống, ví dụ: bông cỏ lau, phấn hoa…hoặc có côn trùng ký sinh, khiến cho chúng hắt hơi hoặc cào mũi quá nhiều, các niêm mạch thành mũi tổn thương và chảy máu.
- Nhiễm nấm.
- Ăn phải thuốc, chất độc (bả chuột)…
: Những nguyên tắc vàng trong việc chăm sóc cún cưng Update 01/2025
Thông thường, là chủ nuôi chúng ta có thể dự đoán bằng mắt thường khi cún cưng chảy máu cam ở 1 bên mũi thì khả năng cao là các bệnh cấp tính hoặc dị vật, còn khi máu chảy ở cả 2 lỗ mũi thì cúng cưng có thể mắc những chứng bệnh mãn tính hoặc di truyền.
Chảy máu mũi ở chó còn có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bé và điều tồi tệ nhất có thể xảy ra nếu cún cưng nhà bạn không được phát hiện và chữa trị kịp thời!
Các giống chó hay bị chảy máu mũi nhất
- Tại Việt Nam đã xác định được 2 giống chó bị chảy máu mũi nhiều nhất là Rottweiler và German Shepherd
- Đặc biệt chó nhập về sẽ thường bị mắc bệnh nhiều hơn
Cách phòng bệnh cho chó
Việc phòng tránh hiện tượng chảy máu mũi phụ thuộc vào các yếu tố và nguồn gây bệnh, việc này hoàn toàn dựa vào kiến thức của người chủ để tránh các bệnh nguy hiểm cho chó cưng.
- Khi chọn đón cún cưng thuần chủng, chúng ta nên tìm hiểu thật kỹ tỉ lệ mắc các bệnh về máu trong phả hệ của chú chó.
- Loại bỏ các yếu tố về dị vật gây hại trong môi trường sống.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường sống cho cún.
- Tránh để cho cún vận động quá mạnh trong môi trường chật hẹp dễ chấn thương.
- Khi cho cún cưng đi dạo cần thiết phải rọ mõm để tránh ăn phải các chất độc
Trên đây là những kinh nghiệm thực tế được VAAT chia sẻ. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình nuôi dạy chó cưng.
: Chó Bị Sưng Mắt – Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Từ A-Z Update 01/2025