Chó bị đau mắt, đỏ mắt, viêm giác mạc… là những triệu chứng cho thấy thú cưng đang có vấn đề nghiêm trọng về mắt. Hẳn các bạn rất lo sợ khi chó cưng bất chợt đỏ mắt, chảy nước liên tục,… Vậy, phải xử lý thế nào?
Khi chó bị đau mắt liệu có nguy hiểm?
Mắt nó rất cần được quan tâm và bảo vệ đúng cách. Khi chó bị đau mắt sẽ xuất hiện những dấu hiệu cụ thể như mắt đỏ, hay có ghèn mắt và chảy nước mắt nhiều. Vì đau rát và ngứa mắt nên chúng thường hay lấy chân dụi vào. Điều này cũng gây nghiêm trọng hơn.
: Chó Bị Đau Mắt, Tìm Hiểu Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Từ A-Z Update 01/2025
Nếu trong khi nuôi chó cưng nhà mình. có dấu hiệu này thì đừng bỏ qua hay lơ là. Hãy quan sát thật kỹ và tìm cách xử lý, vì triệu chứng đau mắt chính là dấu hiệu. Mầm mống của nhiều căn bệnh và biến chứng nguy hiểm.
Vậy thì nguyên nhân khiến chó đau mắt là do đâu? Hãy cùng tìm hiểu tiếp nhé!
Nguyên nhân chó bị đau mắt.
Nguyên nhân làm chó bị đau mắt thường rất đa dạng. Có thể là nguyên nhân trực tiếp, hoặc nguyên nhân gián tiếp. Chó rất hiếu động sẽ dễ khiến mắt gặp nhiều tổn thương như:
- Lông chó thường dễ rụng và bay vào mắt, dính trên giác mạc gây khó chịu cho mắt. Khiến nước mắt chảy nhiều và liên tục, làm mắt bị đau và đỏ lên.
- Đau mắt còn xuất phát bởi nguyên nhân bị nhiễm trùng mắt. Do bụi bẩn dính vào, côn trùng bay vô hay dính phải hóa chất. Nguyên nhân này làm mắt sưng tấy và đau rát vô cùng, nếu để lâu sẽ gây ra bệnh.
- Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất làm mắt chó bị đau. Có thể là do cún cưng của bạn đã mắc các bệnh về mắt.
Cần hiểu các bệnh về mắt và cách điều trị đúng với từng tình trạng đau mắt ở chó.
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra đau mắt ở chó đó là các căn bệnh về mắt, các căn bệnh này thường có mức độ nguy hiểm riêng và cần được phát hiện, chữa trị kịp thời.
Bệnh khô giác mạc ở chó:
Căn bệnh này xuất phát từ việc mắt chó. Không sản sinh ra đủ lượng nước mắt để làm ẩm mắt. Khiến giác mạc thiếu nước và bị khô lại. Bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở những giống chó. Mắt lồi, và tuổi đời còn nhỏ. Nếu không được chữa trị đúng cách. Thì có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Như viêm loét giác mạc hay nhiễm trùng mắt, tệ hơn là mù lòa.
: Top 5 giống chó lông ngắn được ưa chuộng nhất tại Việt Nam Update 01/2025
Để chữa được triệu chứng này thì ta cần luôn giữ cho đôi mắt thú cưng được sạch sẽ. Dùng dung dịch nước mắt nhân tạo để nhỏ mắt cho chó. Đây giống như một loại nước giữ ẩm làm cho chúng có cảm giác dễ chịu. Lưu ý trước khi nhỏ mắt cần vệ sinh vùng mắt bằng khăn sạch một cách nhẹ nhàng.
Bệnh viêm kết giác mạc ở chó:
Khi chó bị đau mắt, chảy nước mắt nhiều và mắt sưng đỏ, lâu dần sẽ có hiện tượng không mở nổi mắt, mi dính lại và co giật. Đây chính là triệu chứng của bệnh viêm kết giác mạc, căn bệnh này khá nguy hiểm và có nhiều biến tính, nếu để lâu, không chữa trị kịp thời thì rất có thể sẽ gây mất thị lực và mù lòa vĩnh viễn.
Bệnh quặm lông mi ở chó:
Đây là bệnh di truyền khá thường gặp ở chó. Khi lông mi bị mọc ngược vào trong, đâm vào mắt sẽ gây khó chịu và đau rát. Theo thời gian, rất có thể sẽ gây viêm nhiễm giác mạ. Nhiễm trùng nặng, sưng mủ vùng mí mắt.
Bệnh này có cách chữa trị bên ngoài là hàng ngày vệ sinh vùng mắt, nhỏ nước muối sinh lý, cắt tỉa những sợi lông mọc ngược để cún cưng không cảm thấy vướng víu và khó chịu.
Do là bệnh di truyền nên không có cách chữa dứt điểm. Tốt nhất là bạn nên mang cún đến gặp bác sĩ thú y để có những can thiệp kịp thời, tránh những rủi ro không mong muốn.
Bệnh đục thủy tinh thể ở chó:
Ở những chú chó đã già, có tuổi đời khá cao. Mắt thường bị lão hóa và mắc bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, chó bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Khi căn bệnh này đeo bám, mắt chó sẽ có dấu hiệu đó là mắt bị chuyển màu, đục hơn. Xuất hiện ké màng, nhãn cầu sưng to và mủ. Thị lực của chúng cũng kém đi rất nhiều. Nếu không xử lý đúng cách có thể dẫn đến mù lòa. Cách chữa trị hiệu quả nhất là phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị hỏng của cún cưng.
Cách điều trị đau mắt ở chó.
: Tìm hiểu đôi điều về giống chó Malinois Becgie Bỉ Update 01/2025
Mỗi một căn bệnh thường có cách điều trị và xử lý riêng, khi chó bị đau mắt với tình trạng nhẹ. Bạn vẫn có khả năng tự xử lý, điều trị tại nhà. Quan trọng nhất là việc vệ sinh mắt cẩn thận cho cún cưng hàng ngày. Bạn có thể rửa mắt bằng nước muối sinh lý cũng như tỉa bớt lông mi cho gọn. Đồng thời bạn có thể ra gặp bác sĩ thú y, để mua thêm thuốc hỗ trợ điều trị.
Còn với những trường hợp nặng hơn, khi đối mặt với các căn bệnh nguy hiểm và nhiều biến tính. Cách tốt nhất bạn hãy trực tiếp mang chó đến bác sĩ thú y để có những chẩn đoán. Và biện pháp kịp thời, nhiều căn bệnh cần phẫu thuật và xử lý trực tiếp.
Bảo vệ và phòng bệnh đau mắt ở chó
Đau mắt, ở chó thường rất nguy hiểm và có nhiều biến tính. Bệnh khó lành và có thể để lại di chứng. Bởi vậy, bạn hãy bảo vệ cho đôi mắt của cún cưng khỏe mạnh. Phòng tránh tối đa các bệnh có liên quan đến mắt.
- Vệ sinh mắt cho chó hằng ngày bằng nước muối sinh lý loãng.
- Cắt tỉa bớt lông mi
- Cần để ý nhiều hơn đến cún nhà bạn, tránh để chúng tiếp xúc với những chất hóa học. Tránh vật lạ quẹt vào mắt chó.
- Tiến hành kiểm tra mắt cho chó định kỳ, đảm bảo phát hiện bệnh sớm. Để có giải pháp phòng ngừa và chữa trị nhanh chóng.
Một số lưu ý khi chữa chó bị đau mắt
Mỗi căn bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau. Tuy nhiên bạn không nên quá chủ quan. Trong trường hợp đau mắt, khi thấy cún cưng có các dấu hiệu lâm sàng, bạn hãy mang bé đến các bác sĩ thú y để được chẩn đoán. Đừng tự mua các loại thuốc hoặc nước nhỏ mắt bên ngoài để tránh làm nặng thêm bệnh của chó yêu.
Đau mắt là căn bệnh nguy hiểm và có nhiều biến chứng khó lường. Để phòng bệnh cho cún cưng bạn phải luôn tuân thủ việc vệ sinh sạch sẽ.
Không nên cho chó tiếp xúc với những chất hóa học độc hại. Ngoài ra, bạn cũng nên mang thú cưng đi khám định kỳ cũng là cách tốt để phòng và có biện pháp chữa trị kịp thời khi phát hiện các bệnh về mắt cũng như các bệnh khác.
Tổng kết.
Rất mong rằng, qua bài viết trên vaat đã có thể giúp bạn. Những kiến thức này sẽ hỗ trợ và song hành cùng đôi mắt khỏe. Giúp ích trong việc phát hiện và điều trị khi chó bị đau mắt
: Cách huấn luyện cho chú chó cũ của bạn chấp nhận cún con mới Update 01/2025