Chó Bị Giun Sán – Biểu Hiện – Triệu Chứng Và Quy Trình Tẩy Giun Update 12/2024

Giun sán là bệnh mà hầu hết các loài chó luôn bị nhiễm ít nhất 1 lần trong vòng đời của mình, làm sao để trị sán chó hiệu quả? Làm sao để phát hiện chú chó cưng của mình đang bị giun sán? Hãy đọc tiếp bài viết dưới đây nhé

1. Biểu hiện, triệu chứng khi chó bị giun, sán:

– Bỏ ăn hoặc ăn ít; Gầy ốm ( ăn nhiều vẫn ốm )

: Chó Bị Giun Sán – Biểu Hiện – Triệu Chứng Và Quy Trình Tẩy Giun Update 12/2024

– Đi ngoài ra giun, sán nhỏ

– Hay chịn đít, co rúm đít.

– Ói ra giun

– Xem lợi của chó cún: Nếu khỏe mạnh không giun, lợi sẽ có màu hồng hào tươi tắn – còn nếu màu nhạt nhờ nhờ thì chứng tỏ chú chó nhà bạn đang có giun ( cách xem này áp dụng hiệu quả nhất cho cún bé dưới 1 năm tuổi). Trường hợp đặc biệt nếu là chó poodle dưới 1 năm tuổi, bạn phải chăm sóc cực kỳ kỹ lưỡng vì sức đề kháng của giống chó poodle thường rất yếu, dễ bị nhiễm giun

Video hướng dẫn trị giun sán ở chó

YouTube video

2. Hậu quả:

– Chó khi mắc nhiều giun gây rối loạn tiêu hóa, bỏ ăn, nôn, có hiện tượng mệt mỏi do giun phá.

– Khi chó bị nhiễm quá nhiều giun tròn. Chúng khu trú ở toàn bộ hệ tiêu hóa, bất thường lên cả vùng thực quản và có dấu hiệu xâm nhiễm phế quản đi vào phổi. Nếu để nhiễm quá nặng có thể gây tử vong mà ko có cách nào cứu chữa.

3. Các loại thuốc tẩy giun sán cho chó thường gặp:

Hiện nay trên thị trường, có khá nhiều loại thuốc tẩy giun sán cho chó với nhiều tên biệt dược khác nhau. Bảng kê chỉ dẫn dưới đây dùng tên gốc ( Generic names ), khi mua hoặc quyết định thuốc tẩy giun sán cho chó, cần xác định chắc chắn tên gốc của thuốc. Theo Duy Pets chia sẽ, chúng ta có tổng cộng 12 loại thuốc trị giun sán cho chó

(1) Thenium Closylate:  Không dùng cho chó đang bú mẹ, chó mẹ kỳ tiết sữa nuôi con. Liều theo trọng lượng, có thể gây nôn.

(2) Espisprantel:  Không dùng cho chó dưới 7 tuần tuổi.

(3)Dichlovos:  Không dùng cho chó xác định có giun tim, bệnh gan, thận. Có thể tăng tác dụng chống bệnh ve rận của vòng đeo hoặc thuốc trị ve rận.

(4) Praziquantel:  Có thể chế cả hai dạng thuốc: uống và tiêm.

(5) Milbemycin Oxime:  Liều 1 viên / 1 tháng phòng bệnh giun tim, kiểm soát giun móc, tóc, đũa. Dùng được cho chó từ 8 tuần tuổi trở lên. An toàn cho giống chó Collies.

(6) Ivermectin: Chỉ định phòng trị Bệnh giun tim chế dạng viên nhai. Dùng quá liều so với liều trị giun tim, đặc biệt với các giống chó Chăn cừu ( Herding breeds and their mix ) như Bẹc-giê, lai bẹc giê, có thể gây tử vong..

(7) Pyrantel Pamoate: An toàn, dùng được cho chó đang bú mẹ. Dạng thuốc : viên hoặc thuốc nước.

(8)Febendazole: Dạng hạt nhỏ, chưa có thông tin về tác dụng phụ.

(9) Piperazine: Thuốc giá thành rẻ, nhưng không được dùng quá liều.

(10) Mebendazole: Rất an toàn, Thuốc không hấp thu qua đường ruột, chỉ ở lòng ống ruột làm rối loạn chuyển hóa, hấp thu đường glucid của giun sán. Có thể dùng cho mọi lứa tuổi chó. Nên dùng trong 3 ngày liền với chó nghi nhiễm giun nặng.

(11) Exotral: , Thường chỉ dùng cho tháng đầu tiên đặng an toàn. Cho chó cún uống phải nghiền ra ( Nhiều trường hợp thuốc không tan, chó đi đại tiện ra cả viên thuốc nhé )

: Cắt tỉa lông cho chó xù poodle và những thông tin hữu ích dành cho bạn Update 12/2024

(12)  Sanpet: Dùng từ tháng thứ 2 trở đi, Dược lực của SanPet có tác dụng hơn Exotral, khoảng thời gian tái nhiễm giun sán dài hơn khi dùng Exotral. 40-50k/vỉ 10 viên.

” Với nhiều bạn thắc mắc việc tẩy giun cho chó bằng thuốc của người, Lời khuyên: Không dùng Fugacar để tẩy giun, sán cho chó, vì thuốc không có tác dụng nhiều, có trường hợp sốc thuốc vì quá liều. Hoặc may mắn, thì thuốc chỉ xổ được ít giun, chứ không tẩy được sán”

Đặc trị :

Thenium Closylate: giun móc

Espisprantel: sán dây

Dichlovos: giun móc, giun đũa, giun tóc

Praziquantel: sán dây

Milbemycin Oxime: giun móc, giun đũa, giun tóc

Ivermectin: giun móc, giun đũa, giun tóc

Pyrantel Pamoate: giun móc, giun đũa

Febendazole: giun móc, giun đũa, giun tóc, sán dây

Piperazine: giun đũa

Mebendazole: giun móc, giun đũa, giun tóc, sán dây

***Lưu ý:

Hãy xổ giun cho chó trước khi Phối nhé ! Chó mẹ gần sinh thì không nên sổ giun (Coi chừng bị ảnh hưởng thậm chí bị đẻ non).

4. Các cách xổ giun dân gian thường dùng:

Với những bạn không thích xài thuốc Tây có thể tham khảo 1 số cách điều trị dân gian này

– “Dùng 1 con thạch sùng băm nghuyễn, 1 quả trứng gà chỉ đục lỗ nhỏ lấy lòng trắng trứng ra. Sau đó khuấy đều lòng đỏ còn trong vỏ trứng, rồi cho thạch sùng băm nhuyễn vào. Hấp lên cho chín rồi cho chó ăn. Xổ 1 lần đảm bảo không còn giun” – Chia sẻ của 1 bạn ( Cún thì chưa có dịp kiểm chứng) Các bạn có thể tham khảo. ?

DÙNG HẠT CAU: Dùng quả cau già bóc lấy hạt, phơi khô rồi nghiền thành bột mịn.

Bột hạt cau chứa Arecolin nên có tác dụng trị sán dây cũng như 1 số loại giun tròn; Có tác dụng làm trương tăng lực của các cơ dạ dầy, ruột để đẩy sán ra ngoài.

Chỉ định:Sán dây khá nhiều loài trong đó có chó mèo, còn trên lợn (heo), trâu, bò, ngựa thì tác dụng rất rõ với đám giun đũa.

Liều lượng:* Chó: 0,5g…2,5g/kg.* Mèo: 0,1g…0,5g/kg.

– Dùng thực vật (Quả Bí Đỏ): Phơi nắng cho khô hay sấy nhẹ, bóc vỏ cứng bên ngoài cố gắng giữ lại vỏ lụa nhé, trị sán dây rất tôt (cực kỳ) kể cả trên ngừơi và điều quan trọng nữa là ngon và bùi nữa chứ, không gây kích thích, không nguy hiểm, nó tác dụng làm tê liệt phần giữa và phần đuôi của sán.

Chỉ định:Điều trị sán dây trên … NGƯỜI và nhiều loại khác, có Chó Mèo luôn.

Liều lượng: Giã nhuyễn hoà vào nước cho uống vào buổi sáng và không cho ăn nhé:* Chó : 6-8 hạt/kg* Mèo : 3-4 hạt/kg

: Mèo bị rụng lông quanh mắt do ghẻ demodex Update 12/2024

Hoặc đơn giản hơn, ban có thể Nấu cánh bí để nguyên hột đỏ để trộn cơm cho chó cún ăn. Cách này cũng giúp cún tống 1 số loại giun ra ngoài.

– Kinh nghiệm của dân gian về tẩy giun, sán cho chó bằng diêm sinh.

Nếu dùng phương pháp dân gian, Cún Xinh khuyên bạn vẫn nên kết hợp thêm tẩy bằng thuốc Tây, vì giun móc là nguyên nhân chính gây tổn thương đường ruột và gây chết chó mà các loại hạt bí và diêm sinh không tẩy được. Cụ thể quy trình tẩy giun của Duy Pets được chia sẽ trên fanpage tại địa chỉ:

5. Quy trình – Thời gian xổ giun định kỳ

** Lịch tẩy giun.

– Chó con 2 tuần tuổi  ( trước khi trứng của giun tròn thoát ra ngoài qua phân ). Và được nhắc lại lúc 4, 6 và 8 tuần tuổi.

– Sau đó cứ 1 tháng bạn cho xổ 1 lần , lúc này chủ yếu là xổ giun đũa.

– Từ 6 tháng tuổi trở đi cứ 2-3 tháng bạn cho xổ 1 lần, lúc này cần chú ý đến giun kim, giun móc và các loại sán.

– Rồi 1 năm 1 lần. Duy trì như vậy cho đến hết 1 vòng đời của 1 con chó.

Lịch này sẽ giết hết giun sán.

Lưu ý: Cho chó uống thuốc xổ theo chỉ dẫn của BSTY là cho uống xong thì lập lại 1 lần nữa cách 10 ngày sau, chó con hay chó lớn gì cũng vậy. Vì xổ lần đầu chỉ giết được giun sán nhưng không giết được trứng, đợi 10 ngày sau khi trứng đã nở ra giun hết thì xổ 1 lần nữa, nếu trể hơn thì giun sẽ tiếp tục sinh sản.

** Liều lượng: 

– Cứ theo trọng lượng chó con của bạn mà chia thuốc ra cho uống. ( Các nhà thuốc hay BS thú y có bán viên xổ giun loại 1 viên cho 5kg trọng lượng. )

– Uống thuốc xổ giun xong thì khoảng 7 ngày sau là bạn có thể chích ngừa chó nó (chích 1 mũi ngừa 5-7 bệnh, chó con chích lần đầu sẽ phải tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng, sau đó mỗi năm 1 lần).

*** Phương pháp cho uống:

Có nhiều con uống thuốc rất dễ nhưng cũng có con chó lớn rất sợ uống. Sau đây là 1 phương pháp cho mọi người tham khảo.

– Chó không thích uống thuốc , chó luôn ngậm miệng chặt và phản kháng mãnh liệt.

– Một số con chó còn ợ ngược trở ra .

Cả 2 trường hợp chó đều tiếp nhận thuốc với liều lượng rất ít .Với 1 ít kiên nhân và kỹ năng bạn sẽ cho chó dùng thuốc được thôi .

Cách dễ dàng nhất là đạt các viên thuốc  vào đồ ăn của chó như là thịt viên vì chó thường đớp và nuốt trọng thức ăn do đó thuốc sẽ dễ vàng vào theo . Có những con chó khôn lanh sẽ nhận ra thuốc trong đồ ăn, đối với những con chó này thì bạn sẽ phải đặt thuốc trực tiếp thuốc vào miệng chó .

Đây là cách cho chó uống thuốc rắn :

–   Mở miệng chó bằng cách ghì mõm mở 2 hàm của chó ra . Kéo môi trên xuống trên răng nó và giữ nó trên tay bạn . Nếu nó cố gắng cắn thì nó sẽ cắn vào môi nó .

–   Nghiêng đầu chó hướng lên trên .Cách này sẽ làm cho chó mở hàm dưới

–   Đặt thuốc vào trong miệng chó vào lưỡi . Giữ hàm dưới của chó lâu đến mức bạn có thể .

–   Khi đã đặt viên thuốc vào rồi thì đóng mõm chó lại và giữ chặt .

–   Vuốt nhẹ cổ chó cho đến khi nó nuốt viện thuốc xong .

Rất quan trọng theo dõi nó nuốt viên thuốc xong . Nếu không chó sẽ khạt thuốc ra khi bạn bỏ tay .

Một vấn đề cực kỳ quan trọng liên quan đến tính mạng của cún cưng: phản ứng phụ, quá liều, ngộ độc thuốc, dị ứng thuốc –> chết nhanh.

: Thắc mắc bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không? Update 12/2024

5/5 - (1 vote)