Chó Bị Hóc Xương, Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Update 12/2024

Hóc xương cá là tai nạn rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn, nhất là đối với chó mèo – con vật cưng nhà bạn. Không chỉ đối với con người, mà ngay cả động vật cũng vậy việc hóc xương cá không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.

1. Biểu hiện chó bị hóc xương

Hầu hết những chú chó khi thấy món mình yêu thích thường ăn rất nhanh và không nhai kỹ. Chính vì điều này, rất dễ gây đến nghẹn và hóc – nhất là khi đang ăn xương. Khi cún bị hóc xương thường có những biểu hiện dưới đây:

: Chó Bị Hóc Xương, Biểu Hiện, Nguyên Nhân Và Cách Chữa Update 12/2024

  • Chó bị ho khạc liên tục, nôn liên tục để đẩy phần xương bị hóc khỏi cổ họng ra.
  • Khi cún nôn sẽ kèm theo rất nhiều nước dãi chảy ra, kèm theo đó là lượng thức ăn chúng vừa ăn vào.
  • Miệng của chó luôn mở để dễ dàng khạc xương ra ngoài.
  • Nếu như phần xương đó không ra ngoài trong thời gian dài, chó sẽ bỏ ăn hoặc ăn ít đi (phần xương ở lại trong họng sẽ gây khó chịu hoặc đau họng cho cún).
  • Vì xương nằm ở trong họng sẽ gây đau đớn cho chó, điều này sẽ khiến chúng mệt mỏi và ủ rũ.

Phân biệt chó hóc xương và chó bị ho khạc? Khi chó bị hóc xương thường có những biểu hiện ho khạc, điều này khiến nhiều người lầm tưởng chú chó đang bị nhiễm cúm hoặc các bệnh liên quan khác.

Tuy nhiên, nếu như trước lúc cún bị ho khạc mà bạn cho ăn xương đã có xuất hiện tình trạng ho khạc thì chắc chắn cún bị hóc xương.

: Chó Poodle – Chú cún lông xù với tính cách và ngoại hình siêu cute Update 12/2024

Nếu như xuất hiện ho khạc mà trước đó vài ngày cún không ăn xương, điều này nghĩa là cún của bạn đang bị cảm cúm hoặc dấu hiệu liên quan đến bệnh care.

2. Chó bị hóc xương phải làm sao?

Khi chó bị hóc xương, các bạn không nên chủ quan, cần có những biện pháp can thiệp cần thiết. Dưới đây là một số điều các bạn cần lưu ý:

  • Khi phát hiện cún bị hóc xương, các bạn tuyệt đối không cho chó ăn thêm đồ ăn và chỉ cho cún uống nước.
  • Khi bị hóc xương, chú chó của bạn sẽ trở nên hung dữ hơn. Chính vì thế, các bạn nên nhẹ nhàng hơn với chúng và tránh để chó kích động.
  • Giữ cho chó nằm yên, hạn chế việc chạy nhảy ở cún khi đang bị hóc xương.
  • Đưa cún đến bác sĩ thú y hoặc tự tìm ra phương hướng để giải quyết.

3. Cách chữa chó bị hóc xương?

Chó bị hóc xương nếu như không có biện pháp chữa kịp thời sẽ gây hại tới sức khỏe của cún. Dưới đây là 4 biện pháp chữa hóc xương gà, cá hiệu quả tại nhà:

Dùng tay lấy dị vật: phương pháp này người chủ dùng bao tay y tế, trực tiếp lấy xương mắc ở cổ họng của cún. Phương pháp này thường phải có 2 – 3 người cùng thực hiện. Sử dụng biện pháp này sẽ có hiệu quả nhanh, nhưng lại gây hoảng sợ và dễ gây trầy xước – nhiễm trùng vùng họng của chú cún.

Ngậm vỏ cam: trong vỏ cam có chứa axit và vitamin C cao. Theo như kinh nghiệm, vitamin C trong vỏ cam sẽ làm mềm xương và giúp xương trôi xuống dạ dày dễ dàng. Nếu như không có vỏ cam, các bạn có thể cho chó ngậm vitamin C để thay thế. Phương pháp này thời gian tác dụng thường khá lâu, hơn nữa cách này chỉ phù hợp với hóc xương cá (loại xương có kích thước nhỏ), không có tác dụng đối với xương gà và xương lợn.

Nuốt cơm trắng: phương pháp này không chỉ được áp dụng ở chó mà còn áp dụng cả ở người rất hiệu quả. Các bạn nắm 1 nắm cơm trắng vừa phải, sau đó cho cún nuốt nguyên cả nắm cơm đó. Khi nắm cơm trôi xuống sẽ kéo theo cả mảnh xương bị hóc xuống dưới dạ dày.

: Chó Bị Sổ Mũi Rất Nguy Hiểm, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Tại Nhà Hiệu Quả Update 12/2024

Nuốt rau: khi chó bị hóc xương, các bạn nên cho chó ăn rau luộc (rau muống, rau cải…). Lưu ý, rau luộc phải để cọng dài, như vậy khi nuốt những sợi rau sẽ kéo theo mảnh xương xuống bên dưới.

Nếu như sử dụng những biện pháp trên không hiệu quả, các bạn nên đưa cún đến bác sĩ thú y để có những biện pháp can thiệp – tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chú chó.

4. Cách phòng tránh chó bị hóc xương?

Ăn xương không chỉ cung cấp thêm canxi cho chúng, xương còn giúp cho hàm răng của cún thêm chắc khỏe.

Chính vì vậy, các bạn không nên loại bỏ toàn bộ xương ra khỏi khẩu phần ăn của những chú chó. Để chó ăn xương không bị hóc các bạn nên lưu ý những điểm dưới đây:

  • Tập luyện cho chúng ăn chậm và từ tốn ngay từ khi còn nhỏ. Điều này không chỉ hạn chế việc hóc xương mà còn giúp hệ tiêu hóa của chúng hoạt động tốt hơn.
  • Không nên cho cún ăn xương cá và xương gà (2 loại xương này thường rất cứng, nhỏ) rất dễ bị hóc. Các bạn chỉ nên cho chó ăn xương heo (nên cho ăn xương ở phần sườn, xương ống – những phần này xương thường mềm và ít mảnh sắc nhọn).
  • Các bạn có thể mua các chế phẩm từ xương như xương xay thành bột để cung cấp thêm canxi cho cún.

Để chăm sóc một chú cún tốt, các bạn nên tìm hiểu thật kỹ đặc tính và phương pháp chăm sóc chúng thật tốt. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ có thêm kiến thức để phòng và chữa chó bị hóc xương đúng cách và hiệu quả.

: Hướng dẫn dắt chó đi dạo theo chủ đúng cách Update 12/2024

Rate this post