Chó thở gấp khò khè kéo dài có nhiều nguyên nhân nhưng phổ biến nhất vẫn là do viêm đường hô hấp gây ra. Nếu chó cưng của bạn đang có biểu hiện như vậy, hãy tham khảo những chia sẻ dưới đây của Petmart.info – siêu thị chuyên reivew đánh giá phụ kiện cho chó để có hướng điều trị chính xác nhất.
Có nhiều nguyên nhân khiến chó thở gấp, khò khè và mệt mỏi. Những lúc vui đùa quá mức hay thời tiết quá nóng cũng khiến chó thở gấp. Nhưng những nguyên nhân đó chỉ khiến chó thở gấp trong thời gian rất ngắn. Ngược lại, nếu chó có biểu hiện như vậy trong thời gian dài bạn nên nghĩ tới tình huống cún cưng đã bị viêm đường hô hấp.
Chó thở gấp là biểu hiện đầu tiên của căn bệnh viêm đường hô hấp
: Chẩn Đoán Nguyên Nhân Chó Bị Khó Thở Và Cách Xử Lý Hiệu Quả Update 12/2024
Tại sao chó bị khó thở?
Có nhiều nguyên nhân khiến chó thở gấp, phát ra tiếng khò khè hoặc có dấu hiệu mệt mỏi. Những khi thời tiết quá nắng nóng hoặc chạy nhảy, nô giỡn quá mức, chúng có thể thở gấp nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn. Ngược lại, nếu chó có triệu chứng như vậy trong thời gian dài, chúng phải nằm xuống để thở thì rất có thể cún cưng của bạn đã bị viêm đường hô hấp.
Bệnh viêm đường hô hấp ở chó
Đây là căn bệnh rất phổ biến ở chó, viêm đường hô hấp được chia thành 2 giai đoạn là viêm hô hấp trên và viêm phổi. Căn bệnh này rất dễ bùng thành dịch và xuất hiện nhiều ở những nơi tập trung nhiều chó như các trại chó, bệnh viện thú y,…
Viêm đường hô hấp do virus gây ra hoặc các loại vi khuẩn đang tồn tại sẵn trong hệ hộ hấp phát triển gây viêm vào thời điểm chó đang yếu. Chó con hoặc chó già, chó sinh sống trong những môi trường ô nhiễm rất dễ mắc căn bệnh này.
Triệu chứng của viêm đường hô hấp ở chó:
- Chó thở gấp, thở khò khè
- Sổ mũi hắt hơi
- Sốt với nhiệt độ từ 40 độ trở lên
- Chảy nước mắt, mắt nhiều dỉ
- Biếng ăn và mệt mỏi
- Chó đứng ngồi không yên, không nằm được vì sẽ bị khó thở.
- Bụng chó co thắt mạnh hơn theo mỗi nhịp thở
- Đầu chó thường cúi xuống và vươn về đằng trước cho dễ thở
- Nếu miệng và lưỡi chó nhợt nhạt là lúc nặng nhất, bắt đầu thiếu oxy, co giật và có thể bị ngất.
Vận động quá sức hoặc trời quá nóng cũng khiến chó thở gấp
Chó bị khó thở do bị dị ứng
Có 1 điều thú vị là chó cũng có thể bị dị ứng như người. Phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, khói thuốc lá, v.v. Đều có thể gây ra dị ứng ở chó, kể cả hen suyễn do dị ứng, khiến chó thở khò khè do đường hô hấp bị hẹp. Chó khó thở do dị ứng theo mùa chỉ bị vấn đề trong 1 giai đoạn thời gian hoặc 1 mùa trong năm.
Do tổn thương khí quản hoặc viêm phế quản
Ở chó, khí quản bao gồm sụn hình chữ C được đóng kín bởi 1 màng linh hoạt. Ở 1 số giống chó nhỏ, màng đó có thể dần trở nên lỏng lẻo hoặc bị mềm đi, và khi chó hít vào, khí quản có thể bị tổn thương hoặc bị thu hẹp, khiến chó bị khó thở. Tổn thương khí quản thường gặp ở những dòng chó như Pug, Maltese, Shih Tzu, Lhasa Apso và các giống chó nhỏ, mũi ngắn khác. Viêm phế quản mạn tính cũng có thể gây ra sẹo ở đường hô hấp khiến cho phế quản kém linh hoạt hơn, dẫn đến chú cún của bạn bị khó thở
Chó bị khó thở do có dị vật trong đường hô hấp
Khó thở do có vật lạ trong đường hô hấp là 1 trường hợp nguy hiểm. Đây thường là 1 tình huống dễ gặp phải ở những con chó nhai xương, bóng hoặc đồ chơi, đặc biệt là ở chó con. Những chú chó thích chạy nhảy với quả bóng ngậm trong miệng có thể vô tình nuốt phải bóng xuống họng.
Nếu 1 vật lạ cản trở toàn bộ đường hô hấp chó sẽ bất tỉnh do thiếu oxy. Nếu vật đó chỉ cản trở 1 phần đường hô hấp thì chó sẽ thở khò khè và hoảng sợ.
Chăm sóc chó bị viêm đường hô hấp
Thông thường chó bị viêm hô hấp nhẹ có thể tự hồi phục sau một thời gian ngắn nếu được chăm sóc tích cực và dinh dưỡng đầy đủ. Luôn giữ ấm cho chó, tạo điều kiện để chó nghỉ ngơi ở không gian thoáng đãng, tránh không để cún cưng nằm lâu một chỗ nhé. Nếu chó sổ mũi có thể rửa mũi cho nó vài lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý của người. Nếu chó đau mắt và có nhiều gỉ cần nhỏ mắt vài lần bằng nước muối sinh lý NaCL 0.9%.
Cho chó uống nhiều nước, nếu không tự uống được bạn hãy dùng xilanh để bơm vào miệng chó. Tối thiểu mỗi ngày nên cung cấp cho chó 50ml nước. Cho chó ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu như cơm thịt băm, cháo, các loại rau củ luộc và trứng,… Nếu chó không tự ăn được bạn cũng dùng xi lanh bơm vào miệng chó.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên thực hiện những biện phápm điều trị tích cực sau để chó hồi phục nhanh hơn:
- Khẩu phần ăn hàng ngày bổ sung thêm một tép tỏi sẽ giúp hỗ trợ hô hấp rất tốt.
- Nước uống có thể kèm nước gừng và mật ong giúp cho giảm ho.
- Uống thêm nước táo ép bổ sung vitamin C cho hệ miễn dịch.
- Xông mũi cho chó bằng viên xông hương tràm Eucalyptol 10 đến 15 phút mỗi ngày để làm sạch hệ hô hấp.
- Dùng thêm các loại siro ho sử dụng cho người.
: Chế độ dinh dưỡng cho chó khi mang thai Update 12/2024
Nếu chó của bạn có biểu hiện bệnh phát triển nặng, nhiều đờm, cần dùng thêm các loại kháng sinh như:
- Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần, 2 lần/ngày
- Amoxicillin (Clavamox, Augmentin…) 10-20 mg/kg/lần, 2 lần/ngày
- Acetylcysteine (Acemuc) 10 mg/kg, 2 lần/ngày
- Bromhexine (Bisolvon) 2 mg/kg, 2 lần/ngày
Mang chó tới bác sĩ thú y nếu chăm sóc tích cực không hiệu quả
MUA THUỐC TRỊ CHÓ BỊ KHÓ THỞ NGAY
Chó có biểu hiện sốt nhẹ, bạn hãy dùng khăn ấm lau vùng bụng, 2 bên bẹn, 2 tai và lòng bàn chân cho chó để hạ nhiệt. Hãy lặp lại liên tục tới khi nào thân nhiệt của chó giảm xuống dưới mức 39 độ C. Còn nếu chó sốt trên 40 độ bạn cần cho chó uống thuốc hạ sốt:
- Paracetamol dạng viên đặt trực tràng (Efferalgan 80/150/300 mg)
- Ketoprofen 0.2-1 mg/kg
- Metamizole (Analgin) 25-35 mg/kg
- Acetylsalicylic Acid (Aspirin) 5-10 mg/kg
Nếu tình trạng sốt cao liên tục trong 1 giờ, bạn đã áp dụng các biện pháp trên vẫn không tiến triển thì hãy mau chóng mang chó tới phòng khám thú y để có hướng điều trị nhanh chóng nhất. Các loại thuốc trên không phù hợp đối với cho béo phì vì khi sử dụng sẽ làm tăng nhịp tim và huyết áp ảnh hưởng tới tính mạng.
Các loại thuốc trên bạn đều có thể mua dễ dàng tại các hiệu thuốc tây thông thường. Tuy nhiên, bạn chỉ nên áp dụng biện pháp chăm sóc tích cực cho chó. Tốt nhất hãy mang cún cưng ra bác sĩ thú ý điều trị.
Bài viết trên đây vừa chia sẻ với bạn đọc những thông tin nên biết về căn bệnh viêm đường hô hấp khiến chó thở gấp, thở khò kè. Mong muốn giúp bạn dễ dàng phân biệt và đưa ra kết luận khi gặp phải biểu hiện của cún cưng. Từ đó có biện pháp xử lý nhanh chóng nhất, giúp chó cưng mau hồi phục.
Chứng khó thở, hô hấp nhanh và thở hổn hển ở chó
Hệ hô hấp có nhiều phần, bao gồm mũi, miệng, cổ họng (họng và thanh quản), khí quản và phổi. Không khí được đẩy qua mũi hoặc miệng và sau đó được đưa xuống phổi, thông qua một quá trình được gọi là hít vào. Trong phổi, oxy được chuyển đến các tế bào hồng cầu. Sau đó các tế bào hồng cầu mang oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Trong khi oxy được chuyển đến các tế bào hồng cầu, CO2 được chuyển từ các tế bào hồng cầu vào khí bên trong phổi. Sau đó nó được chuyển qua mũi hoặc miệng thông qua một quá trình được gọi là thở ra.
Bệnh ở bất kỳ phần nào của hệ thống hô hấp và thậm chí ở các bộ phận khác của cơ thể đều có thể khiến chó bị khó thở. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến chó thuộc tất cả các giống và lứa tuổi làm nhanh chóng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu chó của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp thì nó nên được đưa đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể.
Sự hô hấp và nhịp thở của chó
Phân biệt giữa một con chó đang thở bình thường và một con đang bị khó thở không đơn giản như ta nghĩ. Ở trạng thái nghỉ, những con chó khỏe mạnh sẽ có nhịp thở từ 20 đến 34 lần/phút và chúng không phải sử dụng nhiều sức lực để hô hấp. Tất nhiên, chó có thể thở nhanh hơn hoặc sâu hơn để đáp ứng với các yếu tố bình thường như nhiệt độ ấm, tập thể dục, căng thẳng và phấn khích.
Chủ nuôi nên cảm nhận được những gì là bình thường đối với chó của mình trước khi có vấn đề về sức khỏe xảy ra. Chó của bạn hô hấp như thế nào khi nó đang trong trạng thái nghỉ? Trong khi đi dạo? Sau khi chơi đùa, hoạt động mạnh? Với kiến thức này trong tay, bạn sẽ có thể nhận biết được những thay đổi rất nhỏ trong nhịp thở và khó khăn trong hô hấp của chó trước khi bệnh phát triển.
Các triệu chứng khó thở ở chó
Những con chó bị khó thở có thể xuất hiện các triệu chứng khác nhau liên quan đến vấn đề sức khỏe cụ thể mà chúng đang phải đối mặt và mức độ nghiêm trọng của nó. Bác sĩ thú y sẽ xác định loại khó thở cụ thể mà chó gặp phải để giúp thu hẹp các nguyên nhân tiềm ẩn.
Khó thở (thở nặng nhọc), hô hấp nhanh (thở nhanh), và thở hổn hển bất thường là những loại bất thường phổ biến trong hô hấp gây ảnh hưởng đến chó.
Thở nặng nhọc (Khó thở)
: Chó Husky ăn gì thì tốt nhất và cách cho ăn thế nào là đúng? Update 12/2024
Khi chó phải mất nhiều sức lực để hô hấp hơn những trường hợp bình thường, chúng được cho là đang gặp khó khăn trong hô hấp (bị khó thở). Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Thành ngực và đôi khi bụng sẽ chuyển động nhiều hơn bình thường khi thở
- Có thể lỗ mũi sẽ nở ra khi thở
- Hô hấp bằng miệng (nhưng không thở hổn hển)
- Khuỷu tay chống ra xa cơ thể khi hô hấp
- Cổ và đầu cúi thấp và cúi về phía trước cơ thể (kéo căng ra)
- Khó thở có thể xảy ra chủ yếu khi hít vào (khó thở vào), khi thở ra (khó thở ra), hoặc kết hợp cả hai.
- Âm thở lớn
Thở nhanh (hô hấp nhanh)
Khi chó thở nhanh hơn những trường hợp bình thường, chúng được cho là đang bị hô hấp nhanh. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Nhịp thở nhanh hơn bình thường
- Miệng có thể ngâm lại hoặc mở ra một phần, nhưng thường không mở rộng như thở hổn hển.
- Thở thường nông hơn bình thường.
Thở hổn hển
Thở hổn hển có thể là một cách bình thường để chó tự làm mát mình trong phản ứng với việc tập thể dục hoặc nhiệt độ cao hoặc là dấu hiệu của vấn đề về hô hấp. Thở hổn hển có đặc điểm là:
- Thở nhanh
- Thường thở nông
- Miệng mở to
- Thè lưỡi
- Một số con chó sẽ xuất hiện kết hợp các vấn đề về hô hấp (ví dụ: khó thở ra và thở nhanh) hoặc các triệu chứng khác, như ho, tùy thuộc vào bệnh nền.
Nguyên nhân gây khó thở ở chó
Bệnh về mũi
- Lỗ mũi nhỏ
- Nhiễm trùng
- Khối u
- Vật lạ
MUA THUỐC TRỊ CHÓ BỊ KHÓ THỞ NGAY
Các bệnh về cổ họng và khí quản
- Vòm miệng quá dài (vòm miệng mềm kéo dài)
- Khối u
- Vật lạ
- Tổn thương khí quản
Bệnh về phổi
- Nhiễm trùng (ví dụ: viêm phổi)
- Suy tim có dịch trong phổi (phù phổi)
- Tim to
Bệnh giun tim
- Khối u
- Chảy máu hoặc bầm tím ở phổi
Các bệnh về đường hô hấp nhỏ trong phổi (phế quản và tiểu phế quản)
- Nhiễm trùng
- Khối u
- Dị ứng
- Rối loạn viêm (ví dụ: viêm phế quản mãn tính)
Các bệnh trong khoang bao quanh phổi (khoang màng phổi)
- Suy tim có dịch quanh phổi (phù phổi)
- Tích tụ khí
- Tích tụ máu hoặc các chất dịch khác
- Khối u
- Nhiễm trùng
Các bệnh ở thành ngực
- Tổn thương ở thành ngực (chấn thương)
- Liệt một phần thành ngực (ví dụ: liệt do bọ ve)
Các bệnh về cơ hoành
- Tổn thương cơ hoành (ví dụ, vỡ chấn thương)
- Thoát vị bẩm sinh
Các bệnh làm cho bụng bị nén trên cơ hoành
- Gan to
- Dạ dày chứa đầy khí (chướng bụng đầy hơi)
- Dịch trong bụng (cổ chướng)
Thở nhanh
- Mức oxy trong máu thấp (giảm oxy huyết)
- Lượng hồng cầu thấp (chứng thiếu máu)
- Cục máu đông trong mạch máu trong phổi
- Các nguyên nhân gây khó thở ở chó cũng có thể dẫn đến thở nhanh
Thở hổn hển
- Đau
- Lo lắng
- Thuốc
- Thân nhiệt cao (sốt hoặc khi tập thể dục)
- Nhiễm axit chuyển hóa (khi cơ thể sản xuất quá nhiều axit hoặc không thể loại bỏ nó như bình thường)
- Béo phì
- Huyết áp cao
- Nồng độ hormone tuyến giáp cao
- Một số nguyên nhân gây khó thở và thở nhanh ở chó cũng có thể dẫn đến thở hổn hển
Chẩn đoán
Khó thở có thể là trường hợp khẩn cấp gây nguy hiểm đến tính mạng, và bạn nên đưa chó đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Bạn sẽ cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe trước đây của chó, các triệu chứng khởi phát và các vấn đề có thể có trước tình trạng này.
Khi khám bệnh, bác sĩ thú y sẽ quan sát cẩn thận cách chó thở, và sẽ nghe ngực của nó để phát hiện ra những âm thanh cụ thể có thể giúp tìm ra vấn đề của chó. Màu của nướu răng chó cũng sẽ được kiểm tra, vì màu sắc của nướu răng có thể cho biết liệu mức oxy có phù hợp không hoặc liệu chó có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) hay không. Bác sĩ thú y có thể cố gắng làm chó ho bằng cách nhấn vào khí quản của nó. Nếu chó bị khó thở nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ cung cấp oxy cho nó trước khi thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào.
Thử nghiệm chẩn đoán ban đầu cho những con chó bị khó thở có thể bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh, kiểm tra phân, phân tích nước tiểu và chụp X quang ngực. Cũng có thể sẽ cần thực hiện các thủ thuật và xét nghiệm bổ sung. Các xét nghiệm, thủ thuật này có thể bao gồm siêu âm hình ảnh, điện tâm đồ, xét nghiệm máu chuyên khoa, phân tích mẫu chất dịch, nội soi mũi hoặc nội soi phế quản (sử dụng một dụng cụ để nhìn vào bên trong mũi hoặc đường hô hấp), phẫu thuật và sinh thiết mô, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể của chó.
Điều trị cho chó có vấn đề về hô hấp
Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán cuối cùng mà bác sĩ thú y đưa ra đối với các vấn đề về hô hấp của chó. Nếu vấn đề hô hấp của chó rất nghiêm trọng, nó sẽ cần phải được nhập viện cho đến khi tình trạng hô hấp ổn định. Chó có thể sẽ được cung cấp oxy để hỗ trợ việc hô hấp. Các loại thuốc và thủ thuật cần thiết chó chó sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của vấn đề hô hấp. Hoạt động của chó sẽ bị hạn chế cho đến khi vấn đề hô hấp nằm trong tầm kiểm soát.
Giải quyết vấn đề về hô hấp ở chó
Khi chó có thể trở về nhà với bạn, cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cho chó dùng thuốc theo chỉ dẫn, và theo sát lịch theo dõi sự tiến triển đã có. Bác sĩ thú y có thể sẽ thực hiện lặp lại một số xét nghiệm đã làm trước đây khi chẩn đoán cho chó để biết nó đáp ứng như thế nào với phương pháp điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, mức độ hoạt động của chó có thể cần phải được giảm xuống.
Tiên lượng vấn đề khó thở cho chó tùy thuộc vào nguyên nhân nền. Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào trong cách chó hô hấp, cần phải trao đổi với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Thông qua những thông tin về triệu chứng chó bị khó thở được chia sẻ khá đầy đủ trong bài viết trên đây. Hy vọng, bạn đã nắm được nguyên nhân và cách điều trị triệu chứng này. Nếu thấy bài viết hữu ích hãy nhanh chóng chia sẻ kiến thức bổ ích này đến bạn bè của bạn nhé.
: Top 3 giống chó Teacup và những điều bạn cần biết. Update 12/2024