Chó H’Mông Cộc đuôi được biết đến là một trong Tứ đại Quốc khuyển của nước ta. Đây là giống chó có nhiều điểm đặc trưng thu hút và được nuôi phổ biến. Nếu bạn đang tìm hiểu về loài chó này hay muốn nuôi chúng thì những chia sẻ sau đây sẽ cần thiết cho bạn.
Trong phạm vi bài viết dưới đây, PETACY sẽ đưa ra những điều cần biết trong việc chăm sóc và những đặc điểm của loài chó này.
: Chó H’Mông Cộc đuôi: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 11/2024
Nguồn gốc giống chó H’Mông Cộc
Chó H’Mông Cộc đuôi hay còn được gọi là Mông Cộc hay chó cộc, là một trong bộ Tứ đại quốc khuyển của nước ta. Giống chó này có nguồn gốc lâu đời và thường được nuôi bởi người dân tộc Mông tại Hà Giang và vùng núi Tây Bắc. Từ xa xưa, chúng được dùng làm chó canh nhà, chó săn và hiện vẫn đang làm rất tốt vai trò này.
Chó Mông Cộc có nguồn gốc là sói hoang nên bản tính của chúng cũng có phần hoang dã, lâu dần được người Mông thuần hoá.
Đặc điểm ngoại hình
Chó Mông Cộc thuộc dòng chó có kích thước trung bình khi trưởng thành, không quá nhỏ hay to. Một con chó đực trưởng thành thường có kích thước lớn hơn con cái. Tuy nhiên sự chênh lệch về kích thước này không nhiều và cũng không thể khẳng định chó đực khỏe hơn hay dẻo dai hơn chó cái. Thông thường, chó Mông Cộc trưởng thành thường cao 45 – 55cm và nặng 15 – 25kg.
Thân hình chó săn chắc. Phần xương vai nhô hẳn lên so với bộ xương nên nếu nhìn ngang, bạn có thể thấy rõ sự nhấp nhô này. Phận bụng và eo thon gọn, hông rộng và ít mỡ thừa. Đầu của giống chó này to, mõm thon dài về phía chóp mũi. Mũi của chúng thường màu đen, mắt hơi xếch. Theo kinh nghiệm của những chuyên gia trong ngành, chó Mông Cộc có mõm càng ngắn thì tỷ lệ độ thuần chủng càng cao. Tai của chó Mông Cộc khi mới sinh sẽ cụp rủ xuống nhưng khi trưởng thành thì dựng lên cảnh giác.
: Cách chăm sóc chó con mới sinh không có mẹ Update 11/2024
Lông của giống chó này gồm 2 lớp: lớp ngoài và lớp trong. Lớp ngoài thô cứng và lớp trong êm mịn. Lông của chúng dày, thẳng nhưng không mượt. Các màu lông thường gặp là đen, vện và hung nâu. Một số trường hợp cá biệt có đốm lông trắng ở ngực.
Điểm đặc biệt làm nên tên gọi của giống chó này chính là cái đuôi cụt ngủn. Thông thường, chó Mông Cộc không có đuôi hoặc nếu có cũng rất ngắn, có loài chỉ 3 – 5cm, có loài dài hơn thì 8 – 15cm.
Đặc điểm tính cách
Xuất thân từ giống chó săn nên chó Mông Cộc luôn có sự cảnh giác cao độ với mọi sự biến động quanh mình. Nếu nhận thấy có người lạ đến gần, chúng có thể tấn công bất cứ lúc nào.
Chó Mông Cộc luôn dành sự trung thành tuyệt đối cho chủ nhân của mình. Chúng chỉ ăn đồ ăn khi chủ đưa cho dù trong trường hợp đang đói nhưng chúng cũng sẽ không nhận đồ ăn từ người lạ. Thời xưa, khi đi rừng cùng chủ nhân, chúng sẵn sàng đương đầu với thú dữ để bảo vệ chủ nếu nhận thấy nguy hiểm đến gần.
Một đặc điểm tuyệt vời của loài chó này là trí nhớ rất tốt. Chúng không bao giờ lạc đường và rất dễ nhớ những bài huấn luyện đã được dạy. Nếu bạn có thể dành thời gian huấn luyện chúng, chắc chắn chó Mông Cộc sẽ trở thành một chú chó nghiệp vụ đắc lực.
Cách chăm sóc chó H’Mông Cộc đuôi
Chế độ dinh dưỡng
Chó Mông Cộc cũng như những giống chó khác, cũng có sự khác nhau giữa khẩu phần ăn của chó con và chó trưởng thành.
Chó sơ sinh cần nhất vẫn là sữa mẹ nên trong giai đoạn này bạn chưa thể cho chúng ăn thêm loại thực phẩm nào.
: Husky nâu đỏ – sức hút của những chú chó giống Bắc Cực Update 11/2024
Chó con là giai đoạn chó Mông Cộc đã có thể nhai và hệ tiêu hoá đã bắt đầu làm quen với các loại thức ăn ngoài. Bạn nên cho chó con ăn chín và không nên ăn nhiều, miễn là ăn đủ chất. Một số loài thực phẩm như thịt lợn và thịt gà nên thường xuyên có mặt trong khẩu phần ăn của chúng. Thịt bò giàu protein và ít béo cũng là một loại thực phẩm tốt.
Ở giai đoạn lớn hơn, bạn có thể cho chúng ăn đồ ăn sống như thịt sống. Bạn nên cho chúng ăn đồ sống với lượng tăng dần, từ ít đến nhiều để theo dõi hệ tiêu hoá. Đồ ăn sống phải là đồ tươi, không ôi thiu. Khi cho chúng làm quen với loại thức ăn này thì bạn cũng nên thường xuyên tẩy giun cho chúng.
Chó trưởng thành cần nhiều năng lượng để hoạt động nên bạn cần giảm rau và tăng đạm trong thức ăn hàng ngày cho chó.
Sinh hoạt
Tổ tiên của loài chó này là chó săn nên hiển nhiên, chó Mông Cộc thích sống trong không gian rộng rãi, thông thoáng. Chúng thích vận động và vận động thường xuyên. Chó Mông Cộc có đặc tính cảnh giác cao nên nếu cho chúng ra ngoài thì bạn nên đeo mõm cho chúng, tránh trường hợp chúng làm tổn thương đến người hoặc vật khác. Loài chó này vào mùa đông thì có thể tắm ít nhưng mùa hè thì bạn nên tắm thường xuyên cho chúng.
Thông thường, một chú chó Mông Cộc có thể sống được từ 15 – 20 năm tuỳ vào chế độ chăm sóc và huấn luyện. Nếu chủ nhân chăm sóc tốt thì chó Mông Cộc hoàn toàn có thể sống được lâu hơn.
Chó H’Mông Cộc giá bao nhiêu?
Chó Mông Cộc là giống chó xuất xứ từ Việt Nam nhưng cũng có nhiều mức giá, tùy thuộc vào độ thuần chủng của chúng.
- Kích thước nhỏ, độ thuần chủng thấp: 800 nghìn – 2 triệu
- Kích thước chuẩn, độ thuần chủng cao: 1,5 triệu – 8 triệu
Chó Mông Cộc được nuôi chủ yếu ở Việt Nam và có lịch sử lâu đời. Đây là một giống chó có khả năng thích nghi tốt và dễ huấn luyện. Nếu bạn có nhu cầu tìm mua một bé cún trung thành, dễ huấn luyện và có mức giá bình dân thì đây là một lựa chọn không tồi. Chúc bạn sớm tìm được một bé cún phù hợp.
: Chó Pug mặt xệ – Những nét đẹp nổi trội của Chó mặt xệ Update 11/2024