Chó Husky hay chó Husky Sibir thuộc vào dòng chó kéo nổi nhất hiện nay. Với kích thước cơ thể vào dạng trung bình cùng với đó là biểu cảm “thiên biến vạn hóa” đã giúp Husky đang ngày được yêu thích hơn. Husky giờ đây còn gắn liền với biệt danh “chó Husky ngáo” vô cùng đáng yêu. Trên khắp các group chó mèo, hình ảnh những chú cún Husky sắc thái gương mặt đa dạng chắc hẳn sẽ khiến bạn phải phì cười ngay lập tức.
Vậy chó Husky có nguồn gốc từ đâu? Chúng có đặc điểm ngoại hình và tính cách ra sao? Cách nuôi chó Husky có khó không? Tất cả những thắc mắc này sẽ được Yeuthucung giải đáp trong phần tổng hợp sau đây.
: Chó Husky – Tiểu ngáo đang lăm le xâm chiếm thế giới Update 12/2024
1. Nguồn gốc của chó Husky
Chó Husky được cho là có nguồn gốc từ khu vực Đông Bắc Siberia của nước Nga ngày nay. Mà đây lại là một trong vùng có mùa đông lạnh giá và khắc nghiệt nhất trên thế giới. Nhiều tài liệu cũng chó biết chính người Chukchi đã thực hiện lai tạo những chú Husky đầu tiên. Với mục đích là tạo ra một giống chó có khả năng thích nghi với điều kiện thời tiết lạnh giá dưới âm độ của vùng Siberia. Cho đến ngày nay, Husky vẫn được xem là hậu duệ của loài sói hoang dã nhưng đã trải qua quá trình thuần dưỡng của con người.
Đến năm 1908, chó Husky bắt đầu được nuôi tại tiểu bang Alaska của Mỹ. Chỉ sau một thời gian ngắn những chú Husky đã trở thành người bạn, người trợ thủ đắc lực của người dân vùng Alaska. Husky cùng với giống chó Alaska Malamute bản địa đã giúp ích rất nhiều cho công việc khai phá những vùng đất còn chưa ai đặt chân tới ở vùng Alaska hoang sơ.
Vào năm 1930, Hiệp hội chó Hoa Kỳ (AKC) đã chính công nhận Husky vào danh sách các giống chó của hiệp hội. Khi ấy Husky vẫn được biết đến như là một giống chó Bắc Cực. Mãi đến năm 1991, tên gọi Husky Bắc Cực mới đổi lại thành Husky Sibir. Tên gọi này cho biết Husky là giống chó có nguồn gốc từ vùng Siberia của nước Nga chứ không chỉ chung chung ở vùng Bắc Cực như trước.
Hiện nay, Husky là tên gọi quen thuộc để chỉ các chú chó Husky thuần chủng. Bên cạnh đó, còn có dòng Wooly Husky. Đây là những chú chó Husky đã từng lai tạo với giống chó Alaska. Chính vì vậy mà Wooly Husky sẽ có ngoại hình pha trộn giữa Husky và Alaska.
Trước kia, người ta nuôi Husky với mục đích chủ yếu để lấy sức kéo. Nhưng ngày nay, công việc kéo xe không còn phổ biến như trước nên Husky lại được nuôi như một giống chó cảnh. Với ngoại hình và tính cách tinh nghịch, dễ thương nên Husky luôn nằm trong danh sách những giống chó được yêu thích nhất thế giới. Tại Việt Nam, trào lưu nuôi Husky cũng đang cực hot trong giới trẻ.
2. Đặc điểm ngoại hình của chó Husky
Chó Husky thuộc dòng chó kéo nên ngoại hình của chúng cũng có chút tương đồng với những giống chó kéo khác. Tuy nhiên, về cơ bản thì Husky vẫn sở hữu những nét riêng về ngoại hình không lẫn với bất kỳ giống chó nào khác.
2.1. Chiều cao và cân nặng của chó Husky
Husky là giống chó có kích thước cơ thể thuộc vào loại trung bình. Mỗi chú cún Husky trưởng thành sẽ có chiều cao từ 53 đến 58cm, cân nặng từ 20 đến 27kg. Thông thường các bé Husky cái sẽ nhỏ hơn các bé Husky đực một chút, khi chiều cao chỉ từ 51 đến 56cm, nặng khoảng 16 đến 23kg.
2.2. Đặc điểm bộ lông của Husky
Chó Husky sở hữu bộ lông gồm 2 lớp tương đối dày. Trong đó lớp lông lót phía trong ngắn và dày. Còn lớp lông bao phủ bên ngoài sẽ dài và mỏng hơn. Cấu tạo 2 lớp lông giúp Husky giữ ấm cơ thể trong điều kiện thời tiết mùa đông khắc nghiệt. Husky có thể hoạt động tốt ngay cả khi nhiệt độ xuống cực thấp (-50 đến -60 độ C) mà không hề gặp phải vấn đề gì. Ngoài ra, Husky còn rất hay thay lông tơ. Vì thế nếu nuôi một em Husky trong nhà thì bạn cần lưu ý chải lông thường xuyên cho cún.
Các chú chó Husky có màu lông rất đa dạng. Bộ lông của mỗi chú cún Husky là sự pha trộn giữa màu lông trắng với một màu lông khác như đen, đỏ, chocolate, xám, agouti (màu lông cực hiếm),.. Nhưng dù pha trộn như thế nào thì phần mõm, 4 chân và đốm đuôi luôn là màu trắng. Sẽ rất hiếm khi mà bạn có thể bắt gặp một chú chó Husky trắng toàn phần. Thường thì Husky mà có màu lông trắng từ đầu đến chân sẽ được lai với giống chó Samoyed. Chúng thừa hưởng bộ lông trắng của Samoyed nhưng vẫn giữ lại một số đặc điểm của Husky thuần chủng.
2.3. Tai của Husky
Tai của chó Husky có kích thước vừa phải, khá cân đối với gương mặt. Đôi tai của Husky giống như hình tam giác, luôn dựng về đằng trước. Phần lông ở 2 bên tai ngắn, khi chạm vào bạn sẽ có cảm giác mượt như nhung.
2.4. Đuôi của Husky
Thoạt nhìn, bạn có thể thấy đuôi của Husky hơi to so với phần thân của chúng. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy rằng đuôi của Husky không hề to như tưởng tượng mà chủ yếu là do lớp lông khiến đuôi có cảm giác to hơn. Ở phần chỏm đuôi của Husky bao giờ cũng có đốm lông màu trắng nhìn cực yêu.
Một điểm khá đặc biệt là khi những chú cún Husky dù di chuyển hay đứng yên một chỗ, cái đuôi của chúng lúc nào cũng rũ xuống. Ngay cả khi chúng vẫy đuôi thì đuôi cũng chỉ hơi cong lên một chút. Đây là một trong những đặc điểm để nhận biết Husky thuần chủng với chó Husky lai.
2.5. Các đặc điểm trên gương mặt của Husky
Chó Husky còn được mệnh danh là “thánh biểu cảm” với những đặc điểm trên gương mặt không lẫn vào đâu.
2.5.1. Đôi mắt của Husky
Những chú chó Husky sở hữu đôi mắt rất ấn tượng với hình dáng giống như quả hạnh nhân. Hai mắt của chúng hơi xếch lên một chút và cách nhau một khoảng vừa phải. Màu mắt của Husky rất đa dạng với những màu sắc nổi bật như màu xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá hay màu nâu trầm.
Đặc biệt một chú cún Husky còn có thể sở hữu 2 màu mắt một lúc. Hoặc mỗi bên mắt lại có sự pha trộn màu sắc. Ví dụ mỗi bên mắt có thể có một nửa màu xanh nửa còn lại màu nâu. Dù có đôi chút đột biến thể về màu mắt nhưng những chú cún này vẫn được xếp vào dòng Husky thuần chủng.
2.5.2. Mũi của Husky
Mũi của Husky có màu sắc thay đổi theo màu lông. Chẳng hạn Husky lông xám sẽ có chiếc mũi màu đen, Husky lông đen lại có mũi màu nâu,..
Đặc biệt hơn, mũi của Husky còn có khả năng thay đổi màu sắc theo điều kiện thời tiết. Vào mùa hè mũi của chúng sẽ có màu sắc giống như ban đầu nhưng khi vào mùa đông mũi lại chuyển sang màu nâu hoặc hồng nhạt. Khi sờ vào mũi chúng bạn sẽ thấy hơi ươn ướt.
3. Đặc điểm tính cách của chó Husky
Không ngẫu nhiên mà Husky lại là dòng chó cảnh được yêu thích nhất hiện nay. Nhiều người khi chưa tiếp xúc với Husky sẽ có phần e ngại bởi ngoại hình hơi giống sói của chúng. Nhưng một khi đã làm quen với những chú cún Husky, đảm bảo bạn sẽ bị những chú “ngáo” này mê hoặc ngay lập tức.
3.1. Chó Husky – tăng động và nghịch ngợm
Husky vốn là dòng chó kéo nên cơ thể chúng lúc nào cũng dồi dào năng lượng. Chúng ưa chạy nhảy và khám phá mọi thứ chúng nhìn thấy. Nếu bạn nuôi Husky trong một không gian chật hẹp mà không cho cún ra ngoài thường xuyên, cún có thể dần bị tự kỷ và trở nên phá phách. Vì thế, khi nuôi Husky bạn cần sắp xếp thời gian cho chúng tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Mỗi ngày hãy dắt chúng đi dạo để Husky có cơ hội giải phóng năng lượng.
: Chó Husky màu trắng tuyết siêu hiếm trong bảng màu lông Update 12/2024
Khi dắt cún đi dạo, bạn hãy cho cún thực hiện một số bài tập như chạy bộ, chơi các trò chơi đuổi bắt. Điều này không những giúp cún giải phóng nguồn năng lượng dư thừa mà còn giảm thiểu đi nguy cơ béo phì cho cún.
Trong quá trình dắt cún Husky đi dạo, bạn phải nhớ là luôn có xích để giữ cún không chạy nhảy lung tung. Bởi Husky là giống chó rất tinh nghịch, chỉ một chút sơ suất nhỏ thôi là Husky đã có thể đi lạc. Vậy nên đừng bao giờ để chú cún Husky nhà bạn chạy nhảy tự do mà không có xích nhé.
3.2. Chó Husky – rất trung thành và thông minh
Chó Husky có tính bầy đàn rất cao. Một khi bạn đã nuôi chúng từ khi mới tách mẹ, chúng sẽ coi bạn như chủ nhân duy nhất, tuyệt đối trung thành. Mặc dù có đôi lúc Husky hơi quậy phá một chút nhưng chỉ cần bạn nghiêm khắc chấn chỉnh là cún Husky có thể tự điều chỉnh hành vi của mình.
Nhìn Husky có vẻ mặt hơi “ngáo” vậy thôi nhưng bạn đừng bao giờ nghĩ Husky không thông minh. Được biết Husky đứng ở vị trí thứ 45 trong danh sách những giống chó thông minh nhất thế giới. Đây không phải là thứ hạng thấp trên tổng số hàng trăm giống chó trên thế giới đâu nhé.
Dù bản tính có phần hơi tăng động, thích quậy phá một chút nhưng chỉ cần dạy cún phương pháp, Husky sẽ trở thành một người bạn tuyệt vời. Husky thường tiếp thu rất nhanh các bài học. Nhưng cũng có đôi lúc chúng lại trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Vậy nên khi huấn luyện Husky, bạn cần phải kiên trì một chút. Tốt nhất là khi cún được tầm 2 tháng tuổi, bạn nên dạy cún một vài bài đơn giản để cún quen dần với nếp sống kỷ luật.
3.3. Chó Husky – sống rất tình cảm và cute vô đối
Husky là giống chó sống rất tình cảm. Chúng thích được chủ nhân vuốt ve, ôm ấp, khen thưởng và đôi lúc con còn tỏ ra nũng nịu như em bé vậy. Với các thành viên trong gia đình Husky luôn tỏ ra thân thiện, biết nghe lời. Husky cũng rất thích chơi với trẻ nhỏ, dù có vẻ ngoài hơi ngổ ngáo nhưng khi tiếp xúc với các “sen con” thì Husky lại trở nên hiền lành đến lạ thường. Chúng sẵn sàng ngồi yên hàng giờ liền để cho các bé tha hồ chơi đùa.
Trường hợp bị những loài vật khác chiếm lãnh thổ và tranh giành thức ăn, Husky cũng không ngại mà đáp trả lại. Nhưng để gây nguy hiểm cho con người thì rất là hiếm. Điểm mà nhiều người bị Husky mê hoặc chính biểu cảm “50 sắc thái” của chúng. Khi Husky vui, bạn sẽ thấy gương mặt của chúng như đang mỉm cười. Ngược lại khi buồn, Husky lại có gương mặt như “mất sổ gạo”. Đặc biệt khi Husky phạm lỗi nhưng không biết mình vừa làm cái gì thì gương mặt của chúng lại trở nên “ngáo” hơn bao giờ hết. Nói chung chỉ cần trong nhà bạn có một em Husky, chắc chắn cuộc sống của bạn sẽ luôn tràn ngập màu sắc vui nhộn.
4. Chó Husky có còn bản tính hoang dã của loài sói không?
Tổ tiên của chó Husky vốn là giống sói bản địa ở vùng Siberia. Vì vậy mà khi quyết định nuôi giống chó này, nhiều người vẫn còn e ngại về bản tính sói hoang dã có thể còn tồn tại trong Husky. Tuy nhiên, vì đã trải qua quá trình lai tạo trong nhiều thế hệ nên Husky gần như đã được thuần dưỡng hoàn toàn. Đặc điểm duy nhất còn giống với tổ tiên sói của Husky chính là chúng thích thú hơn là sủa. Tiếng sủa của Husky hơi khàn chứ không được rõ như các giống chó khác.
Tiếng hú cũng là phương thức liên lạc chính giữa các cá thể Husky với nhau. Husky rất hay hú vào lúc nửa đêm, tiếng hú rất vang gần giống như tiếng hú của sói vậy. Tiếng hú chính là biểu hiện cho biết chúng đang cô đơn và muốn gây sự chú ý.
Husky khi đến độ tuổi dậy thì thường có xu hướng bỏ nhà đi tìm bạn tình. Chúng thích lang thang ở đâu đó chứ không thích gò bó trong một không gian chật hẹp. Với cơ thể thon gọn và rất nhanh nhẹn nên Husky còn có biệt danh là “thánh vượt rào”. Chúng có thể vượt qua những tường rào, gặm nát cả những đồ vật cao hơn chúng nhiều lần. Hay thậm chí là đào những cái hang cực sâu để trốn thoát. Do đó, khi nuôi Husky bạn cần quản lý chúng chặt một chút. Vì chỉ cần chút lơ là thôi là chú Husky nhà bạn đã có thể bỏ đi chơi mà quên luôn đường về đó.
5. Cách phân biệt chó Husky và chó Alaska
Husky và Alaska đều là 2 dòng chó kéo có nhiều đặc điểm tương đồng về ngoại hình. Chúng đều có nguồn gốc từ vùng Siberia, tổ tiên chung là giống sói Bắc Cực, màu lông cũng gần tương tự như nhau. Chính vì thế mà đã có rất nhiều bạn bị nhầm lẫn khi phân biệt giữa Husky và Alaska. Thế nhưng chỉ cần tinh ý một chút thôi là bạn sẽ dễ dàng biết đâu là chó Husky đâu là chó Alaska.
Thứ nhất là về đặc điểm ngoại hình của Husky và Alaska. Như đã biết Husky có kích thước cơ thể để thuộc vào dạng trung bình, cân nặng của chúng phổ biến chỉ từ 20 đến 27kg. Trong khi đó, Alaska lại là giống chó cỡ lớn, cân nặng trung bình của chó Alaska là từ 45 đến 50kg. Thậm chí với dòng Alaska Giant cân nặng còn có thể lên đến tới 80kg. Nếu đặt cạnh 2 giống chó này gần nhau bạn có thể dễ dàng nhận ra sự khác biệt về kích thước cơ thể của chúng.
Thứ hai là về đặc điểm của đôi mắt. Mắt của Alaska chỉ có màu đen hoặc màu nâu. Nhìn mắt của Alaska rất hiền chứ không sắc như mắt của Husky. Ngược lại Husky lại sở hữu đôi mắt xếch nhìn rất sắc sảo. Ngoài ra màu mắt của Husky cũng đa dạng hơn Alaska. Các màu sắc phổ biến phải kể như xanh nước biển, xanh da trời, xanh lá, màu nâu. Bên cạnh đó, dân mạng còn bày cách để phân biệt Husky và Alaska dựa vào biểu cảm trên gương mặt của chúng. Mặt của Alaska nhìn lúc nào cũng “cute hột me” . Còn mặt của Husky thì lại như thể “gọi đòn”. Thực ra chính đặc điểm về đôi mắt đã tạo sự khác biệt giữa biểu cảm của Husky và Alaska.
Thứ ba là về đặc điểm của bộ lông. Lông của Alaska thường dài và dày hơn lông của Husky. Còn lông của Husky tuy ngắn hơn lông của Alaska nhưng khi sờ vào, bạn sẽ thấy lông rất mềm và mịn.
Ngoài ra, người ta còn phân biệt Alaska và Husky dựa vào đặc điểm tính cách của chúng. Alaska được đánh giá là rất ngoan hiền, dễ bảo, rất quấn chủ. Trong khi đó Husky lại có phần ương ngạnh, khó bảo hơn. Chúng thích quậy phá, cắn phá đồ đạc để gây sự chú ý và giải tỏa nguồn năng lượng. Tuy nhiên, sự so sánh về tính cách trên chỉ mang tính tương đối. Vì vẫn có rất nhiều những chú cún Husky cũng ngoan, dễ bảo chứ không phải cứ là Husky là phải “ngáo” đâu nhé.
6. Cách nuôi chó Husky đúng phương pháp
Husky vốn là giống chó quen sống ở vùng lạnh. Vì vậy, nếu muốn các chú cún Husky có thể sống tốt ở đất nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Đồng thời, phải quan tâm đến chế độ luyện tập phù hợp cho cún. Vậy chó Husky ăn gì để phát triển toàn diện nhất? Dưới đây những loại thực phẩm cần cho cún Husky nhà bạn.
6.1. Chế độ dinh dưỡng của chó Husky
Được biết, tuổi thọ trung bình của mỗi chú chó Husky là khoảng 12 năm. Những để đặt được mức tuổi thọ này, các chủ nuôi cần phải xây dựng cho cún một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất. Trong đó, sẽ có 3 nhóm thực phẩm quan trọng nhất gồm các loại thịt, rau củ và thức ăn dạng hạt.
6.1.1. Các loại thịt
Trong các loại thịt thường chứa nhiều protein. Mà protein lại là nhóm chất quan trọng nhất giúp thúc đẩy quá trình phát triển cho cơ thể của chó Husky. Trong đó, thịt bò ít mỡ có hàm lượng protein cực cao rất tốt cho sự phát triển toàn diện của Husky. Ngoài ra thịt bò hay thịt lợn cũng chứa nhiều protein nên bạn hãy bổ sung thêm các loại thịt này vào trong khẩu phần ăn của cún. Lưu ý là chỉ nên ưu tiên thịt nạc thôi còn thịt mỡ thì nên cho cún ăn với một lượng hạn chế.
Protein cũng có nhiều trong các loại nội tạng động vật. Vì vậy, bạn có thể bổ sung nội tạng động vật vào trong khẩu phần ăn của cún. Nhưng chỉ với một lượng vừa phải, không nên thấy cún ăn được mà cho cún ăn quá nhiều đâu nhé.
6.1.2. Các loại rau củ quả
Rau củ quả chính là nguồn bổ sung vitamin và chất xơ dồi dào cho hệ tiêu hóa của cún. Những chất này rất tốt cho hệ tiêu hóa và còn giúp cún tăng cường được khả năng miễn dịch, làm giảm tình trạng rụng lông. Do đó bên cạnh các loại thịt, bạn cũng nên bổ sung rau củ quả vào các bữa ăn thường ngày của chú cún.
6.1.3. Thức ăn dạng hạt
Đây là loại thức ăn chế biến sẵn đã được cân đối hàm lượng các chất dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của cún. Nếu không có thời gian, bạn có thể sử dụng thức ăn dạng hạt thay thế cho thức ăn tươi trong khẩu phần ăn của cún. Nhưng tốt nhất là nên kết hợp thêm các loại rau và nhiều nguồn thực phẩm khác để cún không bị chán ăn. Đồng thời, cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng hơn cho cún
6.2. Chế độ luyện tập cho chó Husky
: Chó Havanese – Một trong những chú chó thân thiện nhất thế giới Update 12/2024
Nuôi chó Husky là bạn phải chấp nhận nhận bỏ ra một khoảng thời gian nhất định để chăm sóc và huấn luyện cún. Dù công việc có bận rộn đến đâu thì mỗi ngày bạn cũng nên dành ra tầm nửa tiếng để cho cún thực hiện các bài tập vận động. Việc làm này nhằm hạn chế nguy béo phì và giải phóng nguồn năng lượng cho cún, giúp cún bớt nghịch ngợm và phá phách hơn.
Bạn hãy cho cún thực hiện các bài tập đơn giản như chạy bộ từ 5 đến 10km, cho cún kéo các vật nặng, dắt cún đi dạo vòng quanh nhà. Nếu nhà bạn có hồ bơi thì nên cho cún tập bơi để tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể.
Lưu ý là bạn không nên cho cún tập luyện dưới thời tiết trưa nắng nóng mà nên ưu tiên buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Sau mỗi lần tập, bạn cần cho cún bổ sung đầy đủ nước uống. Khi Husky được tầm 6 tháng tuổi chính lúc mà hệ xương và cơ bắp phát triển mạnh mẽ nhất. Lúc này, bạn hãy cho cún luyện tập thường xuyên hơn.
Các giống chó kéo như Samoyed, Alaska, Husky sẽ không thích những bài tập kiểu ném đồ vật rồi nhặt lại. Vì thế tốt nhất bạn không nên áp dụng những bài tập này, tránh gây nhàm chán cho cún.
7. Một vài lưu ý khi nuôi dạy chó Husky
Chó Husky nếu không được quan tâm, dạy dỗ đúng cách sẽ rất dễ trở lên hư đốn, khó bảo. Nuôi Husky không khó nhưng lại đòi hỏi ở người nuôi sự kiên nhẫn và lòng yêu thương động vật thật sự.
7.1. Nên nuôi chó Husky từ lúc chúng còn nhỏ
Để huấn luyện và dạy bảo tốt nhất cho cún, bạn nên nuôi chó Husky con thay vì Husky trưởng thành. Bởi Husky vốn có tính bầy đàn rất cao, chúng chỉ xem người nào là chủ nhân khi người đó nuôi dạy chúng từ nhỏ. Nhưng khi Husky trưởng thành, chúng đã quen chủ cũ mà đột nhiên lại phải đi theo chủ mới thì người chủ mới đó sẽ khó lòng mà dạy dỗ cún như ý muốn được.
7.2. Giữ nhiệt đổ mát mẻ cho môi trường sống của Husky
Husky vốn là giống chó quen sống ở xứ lạnh. Do đó, khi nuôi Husky bạn cần chú ý giữ nhiệt độ mát mẻ cho môi trường sống của cún. Ở những không gian mà cún ăn ở, nhiệt độ không nên vượt quá 30 độ C. Vào những ngày thời mùa hè, không nên cho cún ra ngoài. Và nên bố trí quạt hoặc điều hòa ở nơi cún nghỉ ngơi.
7.3. Không cho Husky ăn các thức ăn lạ
Nếu muốn chú cún Husky nhà bạn phát triển khỏe mạnh, không bị mắc bệnh thì bạn tuyệt đối không nên cho cún ăn các loại thức ăn lạ. Hiện nay có rất nhiều bạn hay có thói quen hễ mình ăn cái gì là cũng cho cún ăn cái đó. Điều này rất không tốt cho hệ tiêu hóa của những chú chó Husky. Việc làm này cũng gián tiếp làm giảm đi tuổi thọ của cún, khiến cún dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa.
8. Một số bệnh thường gặp ở chó Husky
Các căn bệnh thường gặp ở chó Husky phải kể đến như bệnh về đường ruột, bệnh cúm và bệnh dại. Những căn bệnh này đều rất nguy hiểm, diễn biến khó lường.
8.1. Các bệnh về đường ruột
Nguyên nhân dẫn đến các bệnh và đường ruột ở chó Husky thường là do chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Bạn cho cún ăn quá lo, cho ăn các thức ăn ôi thiu sẽ dễ làm cún mắc bệnh.
Những biểu hiện khi cún bị bệnh về đường ruột sẽ là bỏ ăn, phân và nước tiểu có mùi tanh. Thời gian ủ bệnh là 2 đến 5 ngày. Trường hợp không phát hiện và chữa trị kịp thời, cún có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh về đường ruột cho chó Husky là cho cún ăn đầy đủ, đúng giờ. Các thức ăn cần nấu chín, không cho cún ăn đồ ôi thiu hay đã hết hạn sử dụng. Sau mỗi lần ăn cần rửa sạch các dụng cụ.
8.2. Bệnh cúm
Những chú Husky còn nhỏ, sức đề kháng còn yếu nên hay có nguy cơ mắc bệnh cúm. Ngay cả với những chú chó trở thành, nếu bạn không chăm sóc đúng cách thì cún cũng rất dễ bị cúm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh cúm là do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ môi trường. Hay khi tắm gội cho cún, bạn không căn chỉnh nhiệt độ nước phù hợp.
Những biểu hiện nhận biết khi cún bị cảm là nhiệt độ cơ thể tăng cao, cún bỏ ăn nằm yên một chỗ và bắt đầu rên hừ hừ. Lúc mới phát bệnh, nước mũi của cún sẽ có chất nhầy màu vàng, mắt đỏ, nhiệt độ cơ thể không ổn định. Khi bệnh trở nặng, 4 chân của cún bắt lạnh ngắt nhưng cổ thì lại nóng ran. Thậm chí còn xuất hiện cả những cơn co giật.
Để hạn chế cún mắc phải bệnh cúm, bạn nên giữ nhiệt độ môi trường nơi cún ở luôn ổn định. Khi tắm cho cún thì cần căn chỉnh nhiệt độ nước tắm sao cho không quá lạnh cũng không quá nóng. Sau khi tắm xong, bạn hãy sấy khô lông cho cún.
8.3. Bệnh dại
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đối với chó Husky. Nguyên nhân dẫn đến bệnh dại chính là do virus rabies gây ra. Khi phát bệnh khả năng chữa trị gần như chỉ bằng 0. Bệnh dại sẽ bùng phát mạnh nhất vào những ngày hè oi nóng.
Những biểu hiện thường gặp khi chó bị bệnh dại do virus dại gây ra sẽ là:
- Chó xuất hiện những hành vi bất thường như hay gầm gừ, cắn cả người lạ lẫn người quen.
- Chó thích nằm ở nơi tối tăm.
- Tấn công cả người người lạ lẫn người quen, kể cả các loài động vật khác.
- Chảy dãi liên tục.
- Đi đứng khó khăn, khi bệnh trở nặng có thể liệt luôn cả 4 chân.
Để phòng tránh bệnh dại, cách duy nhất là bạn phải tiêm phòng cho cún. Cứ mỗi một năm, bạn nên đưa cún đi tiêm phòng dại theo đúng định kỳ.
9. Chó Husky giá bao nhiêu?
Giá chó Husky phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn như độ thuần chủng, màu lông, giới tính, nguồn gốc của chó đến từ đâu. Trong đó độ thuần chủng và nguồn gốc là 2 yếu tố lớn nhất quyết đến giá của mỗi em Husky. Tại Việt Nam hiện nay, chó Husky sẽ đến từ 3 nguồn chính. Gồm chó Husky trong nước, chó Husky nhập từ Thái Lan và Châu Âu. Tương ứng với đó là 3 mức giá theo bảng cập nhật dưới đây.
Nguồn gốc của chó Husky | Giá/bé |
Husky sinh tại Việt Nam | 9-12 triệu đồng |
Husky nhập từ Thái Lan | 12-20 triệu đồng |
Husky nhập từ Châu Âu | Trên 50 triệu đồng |
Bảng giá chó Husky thuần chủng theo nguồn gốc
Chó Husky với ngoại hình và tính cách dễ thương đang chứng minh là giống chó cảnh có khả năng làm siêu lòng bất cứ con “sen” nào. Chúng sẽ khiến cho cuộc sống của bạn bớt đơn điệu và nhàm chán. Với phần tổng hợp tất cả những thông tin có liên quan đến Husky vừa rồi, Yeuthucung hy vọng đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu chưa sở hữu một em “ngáo” Husky thì hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho việc chọn mua cún của bạn. Chúc cho cuộc sống của bạn sẽ luôn tràn ngập màu sắc với sự xuất hiện của những chú cún Husky đáng yêu, tinh nghịch!
Xem thêm:
: Tìm hiểu về sự phát triển của cún con trong 6 tháng đến 1 năm đầu Update 12/2024
- Chó Bắc Hà: Tổng hợp những thông tin cần biết từ A đến Z
- Chó Golden Retriever – Chú cún mặt “Đần” yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên
- Chó Phú Quốc – Thần khuyển nước Nam dũng mãnh, oai vệ