Chó lạp xưởng (Dachshunds) – chú chó ngộ nghĩnh, đáng yêu Update 12/2024

Trong số các giống chó cảnh được nuôi tại Việt Nam, chó lạp xưởng được xem là giống chó có ngoại hình ngộ nghĩnh nhất. Gương mặt của chú khuyển cũng vô cùng đáng yêu, nên rất được người nuôi ưa chuộng. Nhưng nếu muốn thú nuôi được chăm sóc tốt nhất, bạn phải nắm được kỹ thuật nuôi chó lạp xưởng. Dưới đây là những hướng dẫn chăm sóc chó chi tiết dành cho các sen chưa có nhiều kinh nghiệm.

Nguồn gốc của chó lạp xưởng

Nguồn gốc của chó lạp xưởng

Chó lạp xưởng được gọi với cái tên khác là chó xúc xích. Giống chó săn có nguồn gốc xuất xứ từ Cộng hòa Liên bang Đức được phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 15.  Đến thế kỷ thứ 17, chó lạp xưởng bắt đầu được biết đến rộng rãi và được đưa đến Mỹ để nhân giống vào thế kỷ 19. Kể từ đó, giống chó săn của Đức bắt đầu được nuôi phổ biến tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Hiện tại bạn có thể dễ dàng tìm mua được những chú chó lạp xưởng tại các cửa hàng bán thú cảnh ở Việt Nam. 

: Chó lạp xưởng (Dachshunds) – chú chó ngộ nghĩnh, đáng yêu Update 12/2024

Đặc điểm của chó lạp xưởng

Đặc điểm của chó lạp xưởng

Đúng với tên gọi của mình, những chú chó lạp xưởng sở hữu ngoại hình tựa như khúc lạp xưởng hoặc khúc xúc xích. Chúng có thân mình khá dài với chiếc ngực nở to trông khá phương phi. Nhưng vòng bụng của chó lạp xưởng lại hóp vào trong và bốn chân của chúng cũng rất ngắn. 

Thêm một đặc điểm giúp mọi người dễ nhận dạng giống chó lạp xưởng là loài chó này sở hữu phần đầu thon dài. Chiếc mõm của chúng cũng có chiều dài vượt trội. Ở bên trên hốc mắt, đôi mắt chó lạp xưởng có phần hơi lồi ra. Mắt chó hình oval mang màu nâu hoặc màu đỏ sẫm đặc trưng

Ngoài ra, chó lạp xưởng cũng sở hữu cho mình đôi hàm răng sắc bén và cực kỳ chắc khỏe. Đôi tayichó luôn nuông thõng và thả dài hai bên má của mình. Toàn bộ phần thân trên của chú chuyển được bao phủ bởi bộ lông mượt mà, bóng bẩy và rất đều màu. 

Cùng với ngoại hình khác biệt, mọi người hoài nghi rằng chó lạp xưởng có khôn không? Trong vấn đề này bạn có thể hoàn toàn yên tâm, bởi vì chó lạp xưởng là một trong những giống chó săn thông minh nhất thế giới. Chúng cũng rất nhanh nhẹn, hiếu động và vô cùng trung thành với chủ nhân của mình.

Phân loại chó lạp xưởng

Phân loại chó lạp xưởng

: Những điều bạn cần lưu ý khi chăm sóc chó poodle 1 tháng tuổi Update 12/2024

Chó lạp xưởng hay chó xúc xích được phân ra làm 3 loại khác nhau. Một là chó lạp xưởng tiêu chuẩn – Standard Dachshund. Hai là chó lạp xưởng mini – Miniature Dachshund. Và ba là chó lạp xưởng đồ chời – Toy Dachshund. Trong đó:

  • Chó lạp xưởng tiêu chuẩn là những chú chó thuần chủng mang nhiều đặc điểm giống với tổ tiên nhất. Những chú chó này thường phát triển đến chiều cao khoảng 30 đến 35 cm. Ở giai đoạn trưởng thành, cân nặng của chú chó lạp xưởng tiêu chuẩn dao động từ 9 đến 15kg. Bộ lông của chó thuần chủng thường rất mượt mà khiến mọi người rất thích vuốt ve.
  • Chó lạp xưởng loại nhỏ được lai tạo giữa chó thuần chủng và giống chó Spaniel của Đức. Chúng sở hữu thân hình nhỏ bé hơn so với loại chó tiêu chuẩn. Chiều cao của giống chó loại này thường chỉ có 20 đến 25cm. Cân nặng tương ứng của chúng ước đạt khoảng 4 đến 5kg. Nhưng chó lai lại có bộ lông khá dài do bị đột biến gen.
  • Chó xúc xích đồ chơi là giống chó được lai tạo giữa chó lạp xưởng thuần chủng và giống chó Terriers hoặc Schnauzers. Kích thước thể của chó xúc xích đồ chơi thậm chí còn nhỏ hơn giống chó lạp xưởng nhỏ. Trong đó chiều cao của vật nuôi đạt từ 15 đến 20 cm và cân nặng thường chỉ khoảng 3,5kg. Người ta gọi chó lạp xưởng đồ chơi là loài chó lông ngắn do bộ lông của chúng có kích thước chiều dài chỉ bằng 1/2 chó lạp xưởng loại nhỏ. 

Cách nuôi chó lạp xưởng

Cách nuôi chó lạp xưởng

Nếu muốn chó xúc xích có sức khỏe tốt và không mắc phải nhiều căn bệnh truyền nhiễm, người nuôi cần bỏ nhiều công sức chăm sóc theo đúng hướng dẫn dưới đây:

1. Chó lạp xưởng ăn gì?

Chó xúc xích là giống chó không kén ăn, nên chúng có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng để đảm bảo sức khỏe cao cho chó lạp xưởng, bạn chỉ nên cho chó ăn những loại thực phẩm dưới đây:

  • Thức ăn có nhiều protein như thịt bò, thịt lợn, thịt gà và các loại cá. Ngoài ra trứng vịt lộn cũng là lựa chọn lý tưởng trong trường hợp này.
  • Thức ăn chứa nhiều canxi như xương, cua và tôm.
  • Thức ăn có chứa chất béo gồm các loại mỡ heo và mỡ bò. 
  • Thức ăn chứa nhiều tinh bột gòm cơm, cháo và nhiều loại bún khác nhau. Hoặc bạn cũng có thể cho thú cưng ăn thêm khoai lang và khoai tây cỡ nhỏ.
  • Thức ăn chứa chất xơ, Vitamin và các loại khoáng chất như rau cải, rau mầm, rau xà lách và táo, nho. 

2. Cách nuôi chó lạp xưởng

Khi chăm sóc chó lạp xưởng, bạn cần lưu ý đến nhiều vấn đề. Điều quan trọng nhất vẫn là chế độ dinh dưỡng dành cho thú cưng, cách chăm sóc và cách huấn luyện vật nuôi tại nhà. Cụ thể là:

2.1. Chế độ dinh dưỡng dành cho chó xúc xích

  • Đối với những chú chó lạp xưởng từ 1 đến 2 tháng tuổi: Bạn hãy cho vật nuôi ăn cháo lỏng năm bữa một ngày. Khối lượng thức ăn dùng cho mỗi lần dao động từ 200g đến 300g. 
  • Đối với những chú chó lạp xưởng từ 4 đến 6 tháng tuổi: Các sen nên cho thú cưng tập ăn thịt, cá tôm và giảm số lượng bữa ăn xuống còn 4 bữa mỗi ngày.  Vào các bữa ăn sáng, trưa, chiều, tối, bạn cần chuẩn bị khối lượng thức ăn khoảng từ 300 đến 400g.
  • Đối với những chú chó lạp xưởng trên 6 tháng tuổi: Mọi người có thể cho chú chó trưởng thành ăn tất cả các loại thức ăn dành cho chó. Nhưng số lượng bữa ăn lúc này cần được giảm xuống còn ba bữa một ngày. Khối lượng thức ăn trong mỗi một lần ăn là 500 g.

2.2. Môi trường sống của chó xúc xích

Vì chó lạp xưởng có tính cách hiếu động và rất hay chạy nhảy, nên chúng cần được nuôi bên trong khu vực có khoảng không gian rộng rãi. Lý tưởng nhất là những vùng ngoại ô, nơi có sân vườn thoáng mát và có đủ không gian để vật nuôi chơi đùa. 

Giống chó săn thuần chủng không thích hợp để nuôi nhốt trong nhà. Nhưng bạn vẫn có thể để nuôi thú cưng bên trong những căn nhà có diện tích nhỏ hoặc một căn chung cư cao tầng. Trong trường hợp này, bạn cần thường xuyên dắt chó đi dạo để tâm lý của thú cưng được thoải mái hơn.

Nhưng mọi người cần phải đảm bảo được sự kiểm soát tốt nhất trong suốt quá trình dẫn chó đi chơi. Bởi chó lạp xưởng khi được ra chơi bên ngoài chúng sẽ trở nên phấn khích theo hướng khó kiềm hãm. Điều này đôi khi gây ra sự nguy hiểm cho những người xung quanh.

2.3. Cách chăm sóc chó lạp xưởng

  • Đối với bộ lông chó: Lông chó lạp xưởng thường khá dài và dày, nên cần được tắm gội và chải chuốt mỗi ngày. Đều đặn mỗi tuần một lần, bạn hãy cắt tỉa bộ lông cho chú khuyển để trông chúng lúc nào cũng xinh đẹp nhất.
  • Đối với sức khỏe của thú nuôi: Khi những chú chó con vừa chào đời, mọi người hãy tiến hành tiêm phòng đầy đủ. Trong quá trình nuôi chó lạp xưởng, bạn hãy đặt lồng chó tại những khu vực có khí hậu ôn hòa, nơi không quá nóng và không quá lạnh. Không cho chó sử dụng thức ăn đã ôi thiu, vì rất dễ khiến chúng bị nhiễm các căn bệnh tiêu hóa. Nếu như nhận thấy vật nuôi không khỏe, bạn hãy đưa chúng đến ngay cơ sở thú y gần nhất. 
  • Về vấn đề vệ sinh: Các sen nên làm sạch khu vực ăn ngủ của thú cưng mỗi ngày. Khay ăn và khay nước của chó xúc xích cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. Song song đó, người nuôi nên làm sạch toàn bộ vòng tai và các kẽ ngón chân của vật nuôi tại nhà. Bởi vì những vị trí này thường là nơi sinh sống lý tưởng của nấm mốc, vi khuẩn, ve chó và lũ bọ rận. 

3. Cách huấn luyện chó lạp xưởng

Cách huấn luyện chó lạp xưởng

: Giải đáp thắc mắc chó poodle mang thai bao lâu? Update 12/2024

Có một điều khiến người nuôi rất đau đầu khi huấn luyện những chú chó lạp xưởng là chúng thường rất bướng bỉnh, cứng đầu và khó bảo. Điều này đòi hỏi người nuôi cần phải mất nhiều thời gian, công sức để huấn luyện thành công chú chó cưng của mình. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn là bạn phải biết cách huấn luyện vật nuôi theo đúng kỹ thuật dưới đây:

3.1. Huấn luyện chó lạp xưởng vệ sinh đúng chỗ 

Đối với những chú chó con chưa kiểm soát được vấn đề tiểu tiện, bạn hãy tạo cho chúng thói quen đi vệ sinh theo giờ tại nơi quy định. Thường xuyên lặp lại bài tập này trong vòng một tháng, chú cún con ở nhà sẽ hình thành được thói quen tốt và biết được nơi mình cần phải đến khi muốn đi vệ sinh.

3.2. Huấn luyện chó biết nghe theo mệnh lệnh

Có rất nhiều người nghĩ rằng việc dạy những chú chó lạp xưởng biết nằm, biết đứng theo mệnh lệnh là điều khó khăn không tưởng. Nhưng thực ra mọi việc không khó như bạn vẫn nghĩ. Bạn chỉ cần sử dụng miếng mồi nhử đặt phía trước mặt vật nuôi. Sau đó ra mệnh lệnh đứng lên, ngồi xuống bằng cách di chuyển miếng mồi. Chỉ trong vòng 30 ngày, chó lạp xưởng sẽ nhận biết được mệnh lệnh của chủ nhân và làm theo.

3.3. Huấn luyện chó lạp xưởng được và không được đụng vào thức ăn 

Để tránh tình trạng chó lạp xưởng ăn hỗn, việc huấn luyện chó nhận biết những món ăn được đụng vào và không đụng vào là rất cần thiết. Lúc này bạn hãy đặt hai bát thức ăn trước mặt chó và cầm một chiếc đũa nhỏ. Trong đó sẽ có một bát thức ăn mà chúng được phép ăn và một bát không được ăn.

Khi vật nuôi chõ mõm vào khay thức ăn không được phép, bạn hãy dùng chiếc đũa nhỏ gõ lên đầu thú cưng. Hành động này sẽ giúp chúng nhận biết được mình được phép ăn món ăn nào và không. Nhưng bạn cần lưu ý là không được gõ quá mạnh khiến cho vật nuôi cáu gắt và kích thích bản tính hung hăng của chúng.

Như vậy tôi đã hướng dẫn chi tiết cách nhận biết và cách chăm sóc những chú chó lạp xưởng tại nhà. Đi kèm với đó là những bài huấn luyện thú cưng giúp cho vật nuôi đi vào nề nếp sinh hoạt. Chỉ cần làm theo đúng hướng dẫn, bạn sẽ vô cùng bất ngờ về kết quả có được.

Xem thêm:

: Chó Bị Sảy Thai, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Xử Lý Update 12/2024

  • Chó Beagle – Chú cún săn thỏ với chiếc mũi siêu thính
  • Chó Labrador Retriever – Chú cún tha môi thông minh, thân thiện và siêu dễ thương
  • Chó phốc sóc – chú chó siêu quậy, đáng yêu
Rate this post