Chó Lạp xưởng còn có tên gọi là Dachshund, là giống chó cảnh được nuôi nhiều trên thế giới hiện nay. Với đặc thù ngoại hình có vẻ thông thái và dễ gần, giống chó này tạo cảm giác muốn sở hữu cho người khác ngay từ lần đầu nhìn thấy. Số lượng trại giống và người nuôi loại chó này ngày càng tăng cũng đủ cho thấy sức hút của chúng.
Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách đầy đủ về chó Dachshund. Và nếu bạn có ý định chăm sóc loài chó này thì đây là một số điểm bạn không thể bỏ qua.
: Chó Lạp xưởng: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 11/2024
Nguồn gốc của chó Lạp xưởng
Lạp xưởng xuất hiện đầu tiên ở Đức vào thế kỷ 15 nhưng đến thế kỷ 17 thì loài chó này mới thực sự được nuôi rộng rãi với mục đích làm chó săn cáo rừng. Cuối thế kỷ 19, chó Lạp xưởng đã bắt đầu được coi như thú nuôi trong các gia đình.
Khi Chiến tranh thế giới lần 1 và lần 2 nổ ra thì loài chó này cũng đứng trước nguy cơ biến mất như nhiều loài chó khác do số lượng nuôi giảm, số lượng chết tăng nhanh. Mãi đến những năm 1950 thì giống chó này mới bắt đầu tăng nhiều trở lại và ổn định đến hiện tại.
Đặc điểm ngoại hình
Ngoại hình của loài chó này có thể lý giải cho cái tên mà nó có: Lạp xưởng. Thân hình của chúng dài với đôi chân ngắn hơn hẳn tạo cảm giác ngộ nghĩnh hơn là cân đối so với các loài chó khác. Nếu nhìn ngang hoặc từ trên xuống, loài chó này rất giống một cây lạp xưởng.
Đầu của loài chó này khá dài và thon, mõm dài. Cơ bắp phát triển, đặc biệt phần ngực trên. Mắt chúng to và hơi lồi ra trước, tai dài và rủ hẳn về phía trước. Khuôn mặt này giúp chúng lấy lòng rất nhiều người vì sự khác biệt đặc trưng.
Phân loại chó Dachshund
Chó Lạp xưởng phân loại theo đặc điểm ngoại hình. Tuy nhiên, chúng ta có thể chia chúng theo 2 cách.
- Theo kích thước cơ thể: Loài chó này được chia thành 3 nhóm sau
– Standard Dachshund (Lạp xưởng tiêu chuẩn): đây là giống thuần chủng với kích thước cơ thể khi trưởng thành cao từ 30 – 35cm và nặng từ 9 – 15kg.
– Miniature Dachshund (Lạp xưởng Mini): Đây là dòng chó lai từ Lạp xưởng thuần chủng với dòng chó Đức Spaniel. Chiều cao của con trưởng thành từ 20 – 25cm, nặng từ 4- 5kg.
: Nếu bạn đang có ý định nuôi chó Corgi – đừng bỏ qua chia sẻ này! Update 11/2024
– Toy Dachshund (Lạp xưởng đồ chơi): Đây là dòng chó lai giữa Lạp xưởng thuần chủng với Terriers và Schnauzers. Chúng cao 15 – 20cm và nặng khoảng 3,5kg.
- Theo đặc điểm bộ lông: có thể chia Lạp Xưởng thành 3 nhóm là Lạp xưởng lông dài, lông ngắn và lông mượt.
Lông của chúng thường là đơn sắc, tức là chỉ có 1 màu lông bao phủ toàn thân, chủ yếu là đen và nâu đồng. Phần mõm chó, ngực, chân có màu sáng hơn như vàng hay hạt dẻ. Ngoài ra, số ít chó Lạp xưởng cũng có màu pha trộn như socola, đen sẫm pha nâu sáng.
Tính cách của chó Lạp xưởng
Do có tổ tiên là dòng chó săn mồi nên Lạp xưởng hiện nay vẫn có bản tính thích chạy nhảy và nô đùa trong không gian rộng như sân vườn. Chúng thích đào bới đất, cát và săn mồi. Bạn nên đưa chúng ra ngoài thường xuyên.
Lạp xưởng khi gặp người lạ có vẻ rụt rè, không cho động vào người chúng. Tuy nhiên nếu chúng nhận thấy chủ nhân gặp đe doạ thì chúng sẽ xông lên bảo vệ vô điều kiện. Lạp xưởng chỉ trung thành với một chủ duy nhất nên nếu bạn nhận nuôi chúng thì nên chọn khi chúng còn nhỏ, khoảng 2 – 3 tháng tuổi để dễ dạy bảo và khiến chúng nghe lời hơn.
Khi chúng chơi với trẻ nhỏ thì bạn lại có thể yên tâm vì đây là loài chó quý trẻ. Chúng thích chơi đùa với trẻ em và không gây hại cho các trẻ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên chú ý nếu trẻ trêu chọc khiến chúng giận thì có thể chúng sẽ phản ứng lại.
Chó Lạp xưởng giá bao nhiêu?
Giá chó Lạp Xưởng hiện nay khá đa dạng, tuỳ vào điều kiện tài chính và mục đích nuôi mà bạn có thể chọn cho mình một chú chó có mức giá phù hợp:
- Từ 3 – 4 triệu: Đây là dòng chó được lai tạo tại Việt Nam, không có nguồn gốc rõ ràng và khỏe mạnh. Nếu bạn thấy chó Lạp Xưởng được rao bán thấp hơn thì hãy cẩn thận.
- Từ 6 – 9 triệu: Đây là dòng chó được lai tạo tại Thái Lan, có giấy tờ rõ ràng và khỏe mạnh.
- Từ 10 triệu trở lên là giá dành cho dòng chó Lạp Xưởng nhập từ các nước châu Âu. Đây là dòng chó có độ thuần chủng cao nhất, đầy đủ giấy tờ và khỏe mạnh.
Cách chăm sóc chó Lạp xưởng
Chế độ dinh dưỡng
Lạp xưởng là dòng chó ưa vận động nên chúng không kén ăn, bạn có thể cho chúng ăn bất kỳ thực phẩm nào chỉ cần đảm bảo yếu tố dinh dưỡng và vệ sinh.
Lạp xưởng cần được bổ sung đầy đủ protein để đảm bảo sự phát triển cơ bắp và năng lượng vận động hàng ngày. Protein có nhiều trong thịt động vật (lợn, gà, bò, cá) hay trứng vịt lộn. Tinh bột, chất xơ, vitamin có thể bổ sung cho chúng thông qua cơm, cháo, rau củ quả… Loài chó này không nên cho ăn đồ ngọt hay bánh kẹo. Thức ăn hạt hay đồ hộp cũng nên tìm hiểu trước khi cho chúng ăn, tránh các chất độc hại hay quá hạn sử dụng.
Bạn có thể cho chúng ăn 3 bữa/ngày và không cho ăn nhiều trong cùng bữa. Khẩu phần ăn có thể điều chỉnh linh hoạt theo cân nặng của chúng.
Vệ sinh cho chó
Đối với nhóm có bộ lông ngắn và lông mượt thì bạn không cần chải lông quá thường xuyên, chỉ 2 lần/tuần còn với chó lông dài thì là hàng ngày. Số lần tắm cũng vậy, vơi chó lông dài bạn cần chăm chút lông kỹ hơn.
: 6 thông tin kinh điển về chó Corgi Cardigan không thể bỏ qua Update 11/2024
Vệ sinh thường xuyên và cẩn thận các góc cơ thể như tai, lỗ mũi, răng miệng cho chúng. Đối với những chú chó hay ăn thịt thì bạn nên chải răng sạch sẽ cho chúng hàng ngày để phòng các bệnh về răng miệng.
Bạn nên huấn luyện chúng khi chúng còn nhỏ với các thói quen tốt như đi vệ sinh đúng chỗ, không đụng vào đồ đạc trong nhà. Nếu chúng làm tốt thì bạn nên thể hiện sự động viên như xoa đầu hay vuốt ve chúng. Bạn cũng nên thường xuyên cho chúng vận động ngoài trời để chúng khỏe mạnh và luôn trong trạng thái tích cực.
Bệnh thường gặp ở chó Dachshund
Một số bệnh thường gặp ở loài chó này bao gồm:
Bệnh béo phì: do cho chó ăn nhiều chất béo hoặc do lười vận động. Bệnh này thường gặp ở những con chó già do chúng vận động ít.
Bệnh đau cột sống: do đặc điểm ngoại hình chân ngắn và thân mình dài lại thích chạy nhảy nên tỷ lệ mắc bệnh này là khá cao. Biểu hiện của bệnh này là chúng không đứng dậy bằng 2 chân sau và về lâu dài thì có thể mất kiểm soát trong việc tiểu tiện.
Bệnh đường ruột, tiêu hoá: Biểu hiện là nôn mửa, bỏ ăn hoặc ăn ít. Bệnh này thường gặp ở chó nhỏ 2 – 3 tháng tuổi vì hệ tiêu hóa còn yếu.
Bệnh động kinh: do di truyền hoặc do đầu bị va đập nhiều
Bệnh tiểu đường: do ăn nhiều đồ ngọt và các thực phẩm chứa nhiều glucose như nho, chuối
Dị tật ở chân: chân có biểu hiện teo nhỏ lại khiến việc đi lại khó khăn. Bạn nên để chó Lạp Xưởng sống trong môi trường lành mạnh và sạch sẽ, thường xuyên thăm khám tại các cơ sở thú y để phát hiện và điều trị sớm nếu có dấu hiệu mắc bệnh.
Chó Lạp Xưởng ngày càng xuất hiện nhiều tại các gia đình nhỏ lẻ và trở thành thú nuôi được nhiều người săn đón. Nếu bạn có ý định nuôi một chú chó để tâm tình hay bầu bạn với trẻ nhỏ, hoặc đơn giản là để dẫn đi dạo hàng ngày thì đây là một lựa chọn không tồi. Hãy tìm hiểu về Lạp Xưởng trước khi dẫn chúng về để đảm bảo rằng chúng sẽ được chăm sóc tốt nhé.
: Chó ngao Anh – gã khổng lồ nặng kí nhất thế giới Update 11/2024