Do bệnh nấm mèo xuất hiện ở loài mèo có khả năng lây nhiễm sang người nên bạn cần phải hết sức lưu ý giữ gìn và phòng bệnh đã tránh bị lây nhiễm. Và nếu chẳng may bị mắc bệnh thì bạn cần phải tuân thủ theo đúng quy trình chữa bệnh nấm mèo ở người.
Chúng ta đều biết nấm là một trong nhiều căn bệnh da liễu khá quen thuộc đối với con người. Có rất nhiều nguyên nhân bao gồm cả chủ quan và khách quan khiến cho con người bị nhiễm nấm. Nhưng điều mà ít người trong chúng ta biết đó là việc tiếp xúc với mèo – loài vật nuôi đáng yêu của nhiều gia đình cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn bị nhiễm bệnh nấm mèo. Căn bệnh này sẽ có những biểu hiện khá cụ thể trên làn da và để chữa bệnh nấm mèo ở người thì bạn cần phải tuân thủ theo đúng quy trình. Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chữa căn bệnh này.
: Người Có Bị Lây Nấm Từ Mèo Không? Cách Chữa Trị Nấm Mèo Update 11/2024
Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mèo
Do nấm Microsporum canis gây ra trên mèo. Ngoài ra còn một số loại khác: Trichophyton & Epidermophyton.
Do chăm sóc bộ lông cho mèo kém, khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm phù hợp cho nấm phát triển, mèo ít được tắm nắng, sau khi tắm cho mèo không sấy khô lông, mèo nghịch bẩn, không được vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh nấm mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da. Nấm được tìm thấy trong đất và trong phân của động vật bị nhiễm bệnh. Mèo mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.
Tuy nhiên, có một số loại nấm chỉ tấn công mèo bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số loại nấm không gây ra hậu nghiêm trọng và dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số loại nấm có khả năng làm hỏng da và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó.
Triệu chứng bệnh nấm ở mèo
Bệnh nấm có thể xảy ra với mèo ở mọi lứa tuổi. Nhưng thường gặp hơn với mèo Anh dưới 6 tháng tuổi và mèo Anh lông dài. Bệnh cực dễ lây lan. Đặc biệt có thể lây sang con người. Các đối tượng có nguy cơ bị lây nhiễm cao hơn gồm: trẻ em, người quá mẫn cảm, người mới chuyển đến.
Mèo Anh bị nấm sẽ bị ngứa, gãy lông rồi dẫn đến rụng lông. Về lâu dài sẽ rụng thành từng mảng. Khu vực bị rụng lông có hình tròn hoặc bầu dục, lộ ra phần da bị mẩn đỏ. Những chú mèo Anh bị nấm quá nặng sẽ rụng lông toàn thân, dạ dày tăng sinh, viêm da,… Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới nhiễm trùng máu rồi tử vong.
: Khám phá những điều thú vị về chó poodle chân dài Update 11/2024
Bệnh nấm dễ bị nhầm lẫn với bệnh ghẻ. Để xác định chính xác, bạn nên đưa em ấy đến bệnh viện thú y để xét nghiệm.
Phương pháp điều trị cho mèo bị nấm
Bệnh nấm ở mèo khá khó điều trị. Khi mắc căn bệnh này, bạn có thể sử dụng 1 số loại thuốc sau: Nizoral, Flucinazol, Ketoconazol. Dùng 1, 2 lần một ngày và nhớ dùng hàng ngày nhé. Các bác sĩ thú y có thể sẽ dùng thêm kháng sinh để đề phòng bội nhiễm các bạn nhé.
Trong suốt quá trình điều trị bạn phải vệ sinh sạch sẽ lông da cho mèo, bôi thuốc đúng liều, đúng giờ. Lưu ý là không để mèo liếm vào thuốc và không dùng xà phòng để tắm rửa khi mèo chưa khỏi hoàn toàn
Biện pháp phòng tránh bệnh nấm ở mèo
Phòng chống bệnh nấm cho mèo khá đơn giản. Chỉ cần làm tốt các công việc vệ sinh là đã đánh đuổi được lũ nấm đáng ghét.
- Tắm cho mèo thường xuyên.
- Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, chỗ ăn uống, khu vực vui chơi của mèo.
- Sấy khô lông sau khi tắm cho mèo. Những ngày nồm ẩm bạn cũng nên sấy lông cho mèo dù không tắm gội gì.
- Tắm nắng hàng ngày và kiểm tra tình trạng lông da hàng tuần.
- Không cho mèo tiếp xúc với những người bạn đang bị nấm.
Bệnh nấm mèo có lấy sang người không?
Nấm da có thể lây truyền sang người khá dễ dàng, đặc biệt là trẻ em, và điều quan trọng là bạn phải hạn chế tiếp xúc với nấm trong khi mèo đang được điều trị.
Nấm da có thể gây ra các dấu hiệu lâm sàng ở những người bị suy giảm miễn dịch.
Nếu bất kỳ người nào trong nhà bạn bị tổn thương da, đặc biệt là trên người họ xuất hiện các mảng da nhỏ, dày, tấy đỏ và có vảy nổi lên thì bạn cần đưa họ tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
Nấm da ở người thường đáp ứng rất tốt với việc điều trị. Tuy nhiên, nấm có thể lây nhiễm đến 18 tháng trong môi trường và bệnh nấm vẫn có thể tái phát.
: Những điều có thể bạn chưa biết về việc chó bị lác rụng lông Update 11/2024
Điều quan trọng là phải đeo găng tay khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh và rửa tay kỹ sau khi xong việc.
Biểu hiện bệnh nấm mèo ở người
Khi bị mắc bệnh nấm mèo thì những chú mèo sẽ có dấu hiệu bị nổi những nốt tròn đỏ giống như là hình đồng tiền hoặc hình bầu dục, phần trong nhẵn và có vành đỏ ở phía bên ngoài. Dấu hiệu này sẽ đi kèm với việc rụng lông, ngứa ngáy khiến cho mèo cảm thấy vô cùng khó chịu.
Đối với con người khi bị nhiễm bệnh nấm mèo cũng như vậy. Trên cơ thể con người cũng sẽ xuất hiện những nốt tròn đỏ nổi lên ở những vùng da khác nhau như tay, chân, cổ, lưng…khiến cho người bị mắc bệnh trở nên tự ti về ngoại hình, thẩm mỹ của mình. Đó còn chưa kể đến những khó chịu khác về sức khỏe mà loại bệnh này mang đến cho người mắc bệnh.
Con đường lây lan chính của bệnh nấm mèo sang người đó là thông qua việc tiếp xúc trực tiếp với những chú mèo bị nhiễm bệnh như qua việc âu yếm, hôn hít, vuốt ve hay qua việc người nằm ngủ chung với mèo. Ngoài ra thì việc tiếp xúc, sử dụng chung đồ đạc như ga giường, khăn tắm, gối ngủ, lược…với mèo bị nhiễm bệnh cũng có thể khiến cho bệnh lây lan. Do đó việc chữa bệnh nấm mèo ở người là rất quan trọng và cấp thiết.
Quy trình chữa bệnh nấm mèo ở người
Nếu bạn phát hiện ra trên cơ thể của mình có những biểu hiện bất thường kể trên thì điều bạn cần làm là nên đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám một cách cụ thể và có phác đồ điều trị chữa bệnh nấm mèo ở người thích hợp. Tuyệt đối bạn không nên tự ý mua thuốc về bôi bởi nếu thuốc bị kích ứng thì sẽ càng làm cho bệnh trở nên nặng hơn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và thời gian chữa bệnh nấm mèo ở người càng lâu.
Thời gian khám bệnh nên càng sớm càng tốt, tránh việc để bệnh phát ra quá lâu mà không được điều trị sẽ càng khiến cho bệnh nặng hơn và làm cho bạn bị sốt, nốt đỏ nổi mẩn nhiều hơn. Nhất là đối với những người đang có hệ miễn dịch kém thì bệnh lại càng nguy hiểm.
Quy trình chữa bệnh nấm mèo ở người đối với căn bệnh này tùy thuộc vào tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Nếu bị dạng nhẹ thì bác sĩ có thể cho bạn sử dụng thuốc bôi mỡ, thuốc nước hoặc thuốc dạng bột để chống nấm như Clotrimazole, Terbinafine hoặc Miconazole. Kết hợp với đó là một số loại thuốc kê đơn khác.
Còn nếu trong trường hợp bị nhiễm nấm da nặng thì bạn sẽ được kê đơn sử dụng cả thuốc bôi lẫn thuốc uống. Nhưng trường hợp này còn phải căn cứ vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Trên đây là những điều bạn cần biết về chữa bệnh nấm mèo ở người. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn.