Gà bị sưng mắt có bọt ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của gà cũng như tính thẩm mỹ. Nếu đó là chú gà đá chắc chắn sẽ khiến gà bị bất lợi trong những trận chiến. Vì thế các sư kê cần hết sức cẩn thận trong việc nuôi và chăm sóc gà. Nếu không may gà bị sủi mắt và có bọt trong đó thì cũng đừng nên lo lắng. Đọc bài viết này để biết cách chữa trị và phục hồi nhé.
Triệu chứng gà bị sưng mắt có bọt
Trước hết chúng ta cần phải nhận ra triệu chứng của chúng. Nhằm phân biệt với các bệnh đau mắt khác của gà. Rồi sau đó mới tìm ra cách chữa trị phù hợp nhất.
: Phương Pháp Trị Sưng Mắt Có Bọt Cho Gà Cực Hiệu Quả Update 11/2024
Mới đầu khi bị bệnh thì chúng ta có thể nhận thấy gà bị sưng mắt. Mới đầu sưng 1 sau đó dần dần sẽ chuyển thành 2. Để lâu hơn nữa thì mắt gà nhắm tịt hoàn toàn và khiến gà chọi bị chảy nước mắt, sủi bọt màu trắng. Do là triệu chứng bên ngoài nên hoàn toàn có thể nhận biết được.
Ngoài ra, nếu gà bị giun, sán ký sinh trong mắt thì cũng khá nguy hiểm. Nên chú ý quan sát bên trong mắt của gà sẽ nhận ra nhanh chóng nhất.
Gà bị sủi bọt mắt là bệnh gì?
Có khá nhiều nguyên nhân khiến gà có thể bị sưng mắt có bọt mủ. Nhưng chúng ta tổng hợp lại 2 nguyên nhân chính mà rất hay gặp phải dưới đây.
Gà bị đau mắt do vi khuẩn, bụi, dị vật
Nguyên nhân đầu tiên đó chính là do vi khuẩn, bụi dị vật. Những trận đòn ác liệt có thể khiến vùng đầu, mặt của gà bị tổn thương. Dẫn tới chúng dễ bị ảnh hưởng sang mắt. Khiến chúng bị sưng và sủi bọt. Nguyên nhân ít gặp nữa đó là do bụi hoặc dị vật. Chúng vô tình rơi vào mắt của gà. Khiến mắt tự tiết ra nước để rửa trôi chúng mà chưa được.
Gà bị đau mắt sủi bọt mủ do giun sán
Nhưng con giun sán ký sinh trên mắt gà khiến chúng bị đau mắt. Về lâu về dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thị giác của gà. Chúng có thể xuất hiện khi rơi trúng giun sán vào hoặc di chuyển trong cơ thể gà để lên mắt.
Cách chữa gà bị sưng mắt có bọt mủ nhanh khỏi
Gà bị bệnh sưng mắt có bọt mủ thì căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà lựa chọn phương pháp điều trị hợp lý. Nếu là nguyên nhân do ngoại lực tác động thì sử dụng phương pháp khác. Còn nếu gà bị do giun sán thì chúng ta dùng phương pháp khác.
Do tác động bên ngoài
: Bệnh Toi Gà Là Gì? Cách Phòng Tránh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Update 11/2024
Khi đã nhận ra gà bị đau mắt do tác động bên ngoài thì các sư kê không nên quá lo lắng. Việc cần làm là tìm cách khắc phục vấn đề này. Chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý của người để rửa sạch mắt gà và cả bên trong họng, mũi của gà. Rồi sau đó sử dụng thuốc mỡ TETRAXILIN của người để bôi vào trong mắt gà trong 2-3 ngày. Làm tuần tự như vậy sẽ vệ sinh được toàn bộ mắt, mũi miệng của gà hiệu quả. Đánh giá tốc độ hồi phục mà có các phương pháp khác nhau nữa.
Do giun sán ký sinh
Nếu do giun sán thì các sư kê cần tìm cách loại bỏ giun sán ra khỏi cơ thể của gà. Không nên dùng tay hoặc vật nào đó để tìm cách bắt chúng ra. Chúng ta cần sử dụng loại thuốc chuyên dụng để xử lý vấn đề này.
Trước tiên các sư kê cần tiến hành xổ giun sán định kỳ cho gà. Sau đó chúng ta dùng thuốc LEVAMISOLE tiêm theo liều lượng in trên bao bì của thuốc. Theo dõi tình trạng bệnh kỹ càng để biết cách tăng giảm liều lượng thuốc cho phù hợp.
Phòng chống gà bị sủi bọt mủ ở mắt như thế nào?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh nên chúng ta cần biết cách phòng tránh cho gà. Nhằm giữ được thể trạng của gà một cách tốt nhất. Một số cách cần chú ý sau đây.
Giữ vệ sinh khu nuôi nhốt chăn thả
Vệ sinh kém khiến gà mắc nhiều bệnh khác nhau. Do vậy cần đảm bảo cho khu vực nuôi nhốt chăn thả luôn luôn sạch sẽ, thông thoáng. Vệ sinh hàng ngày hoặc hàng vài ngày 1 lần sẽ đảm bảo cho gà luôn khoẻ mạnh. Khu nuôi nhốt thông thoáng nhưng phải đảm bảo nhiệt độ ổn định. Tránh tình trạng nhiệt độ lúc quá nóng, quá lạnh ảnh hưởng tới gà.
Chế độ thức ăn hợp lý
Bổ xung các loại thức ăn giàu vitamin, khoáng chất cho gà song song với thức ăn thông thường. Những loại thức ăn tanh, rau củ quả sẽ là lựa chọn tốt nhất. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại thuốc, chất khoáng bổ xung bằng cách ăn hoặc uống, trộn lẫn vào thức ăn.
Tiêm phòng đầy đủ
Nhằm tránh gà bị sủi bọt mủ trắng ở mắt thì chúng ta cần nhớ lịch tiêm phòng đầy đủ bắt đầu tư khi là gà con. Như thế cơ thể gà khoẻ mạnh sản xuất ra những loại chất trong cơ thể gà. Tránh được những bệnh thông thường. Các loại vắc xin thuốc cần thiết như đậu, rubela… Cũng đừng quên tẩy giun sán định kỳ cho gà để đạt được hiệu quả nhé.
Chú ý theo dõi gà thường xuyên
: Cảnh giác với gà chọi bị cúm và phương thuốc chữa trị hiệu quả bạn cần biết Update 11/2024
Đối với người nuôi gà số lượng lớn hoặc nuôi gà chiến kê quý nên để ý thường xuyên. Từ các hành vi đi đứng hoặc các loại phân của chúng. Nhằm có thể nhận ra được những vấn đề trong quá trình nuôi nhốt.
Bệnh gà bị bệnh sưng mắt có bọt mủ là bệnh tương đối dễ chữa và dễ nhận biết. Tuy nhiên nếu để bệnh nặng thì càng khó khăn hơn. Lâu dài có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thị lực của gà. Nếu nguy hiểm có thể gây mù mắt vĩnh viễn. Do vậy, cần phát hiện sớm và chữa một cách hiệu quả.
Cách phòng bệnh cho gà thời điểm giao mùa
Thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi để phát sinh dịch bệnh. Người nuôi cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh.
Xây dựng chuồng trại
Xây dựng chuồng trại ở nơi cao ráo, bằng phẳng, hướng thích hợp để tránh được gió lùa và ánh nắng mặt trời trực tiếp.
Chuồng trại phải được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ ôxy và tạo độ thông thoáng. Tăng cường vệ sinh, giữ cho chuồng nuôi luôn khô ráo, phun thuốc sát trùng chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi. Chất thải được xử lý bằng các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường. Sát khuẩn định kỳ xung quanh khu vực chuồng nuôi để hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh.
Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà. Thường xuyên theo dõi sức khỏe đàn vật nuôi, phát hiện sớm vật nuôi bị ốm để cách ly, điều trị, xử lý kịp thời, tránh lây lan.
Tiêm phòng
Áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccine chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà. Bên cạnh đó cần tiêm vaccine cho gà đúng lịch, đủ liều.
Đặc biệt với các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa, cần chủ động cho gà uống thuốc ở liều phòng bệnh khi thời tiết thay đổi. Khi có vật nuôi bị ốm, chết cần báo ngay cho thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Thức ăn
Cho gà ăn thức ăn sạch cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp theo lứa tuổi. Cho vật nuôi uống nước sạch, đủ nước, hạn chế nước vương vãi ra nền chuồng. Vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại, máng ăn
Trên đây là những kinh nghiệm của vaat.org.au về bệnh gà bị sưng mắt có bọt. Nếu bạn còn cần thêm sự trợ giúp nào khác hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.