Chó Bị Viêm Phổi Phế Quản Nên Làm Gì? Cách Phòng Tránh Update 01/2025

Thời tiết thay đổi thường xuyên dễ khiến các chú thú cưng bị viêm phế quản. Tuy không phải là bệnh cấp cứu nguy hiểm nhưng bệnh viêm phế quản trên chó lại khiến cho vật nuôi khó chịu và suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Đôi nét về bệnh viêm phế quản trên chó

Bệnh viêm phế quản trên chó hay còn gọi là bệnh ho cũi ở chó. Đây là một trong những bệnh mà vật nuôi dễ mắc và dễ lây nhất trong số các bệnh mà khuyển cảnh thường mắc phải.

: Chó Bị Viêm Phổi Phế Quản Nên Làm Gì? Cách Phòng Tránh Update 01/2025

Viêm phế quản ở chó cũng là bệnh mà nhiều chủ nhân nuôi thú cưng lo lắng nhất vì khi mắc phải thường rất dai dẳng và khiến cho vật nuôi trở nên “trái tính trái nết” rất khó chiều.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản trên chó

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản ở chó thường khá nhiều và dễ nhận biết, nhưng đôi khi chúng không xuất hiện mà ủ ít ngày. Cho nên, trong nhiều trường hợp vật nuôi vẫn ăn uống hoạt động bình thường nhưng thực tế lại đã nhiễm bệnh.

Triệu chứng của bệnh viêm phế quản trên chó có thể chia thành hai mức độ cấp tính và mãn tính sau đây:

Giai đoạn cấp tính:

  • Vật nuôi bắt đầu ho khạc
  • Mắt đục, có ghèn,
  • Mũi khô ráp và chảy dịch xanh
  • Vật nuôi thường hay liếm mũi, hắt hơi liên tục.

Giai đoạn mãn tính:

  • Ho kéo dài, thành cơn rất dữ dội
  • Nôn mửa ra dịch nhầy màu vàng do bị rối loạn chức năng gan, thận
  • Tiêu chảy nhiều lần trong ngày
  • Gầy yếu và sút cân nhanh
  • Có dấu hiệu khó thở, nghẹt thở nguy hiểm đến tính mạng

– Trong trường hợp nhận biết bình thường, nếu bạn nhận thấy các biểu hiện viêm phế quản ở chó dưới đây:

  • Vật nuôi ho, nghẹt mũi, khó thở, thở khò khè, tiếng khan, chảy nước mắt nước mũi liên tục
  • Có thể kèm theo sốt 39,5 – 400C
  • Vật nuôi mệt mỏi, bỏ ăn.

Ngay khi nhận thấy vật nuôi có dấu hiệu ho và lặp đi lặp lại nhiều lần thì nên theo dõi để kịp thời phát hiện bệnh, đặc biệt chú ý đến bệnh viêm phế quản ở chó con.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản trên chó

Bệnh viêm phế quản ở chó mèo thường xảy đến do các nguyên nhân dưới đây là chủ yếu:

– Do kế phát của một số bệnh nhiễm trùng như: Viêm ruột, bệnh ký sinh trùng, care,…

– Do vi khuẩn và virus đường hô hấp như: Tụ cầu, liên cầu, bordetella bronchiseptica, klebsiella pneumoniae,…

– Do nhiệt độ thay đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại

: 10 Thông Tin Thú Vị Về Chó Poodle Bạn Nên Biết Update 01/2025

– Do vật nuôi ăn uống đồ lạnh không đảm bảo

– Do lây nhiễm qua môi trường không khí sử dụng các vật dụng, dụng cụ,…

Chẩn đoán bệnh viêm phế quản trên chó

Việc chẩn đoán để phục vụ cho việc chữa bệnh viêm phế quản cho chó thường sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Thăm khám lâm sàng

Ngay khi bạn đưa vật nuôi đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng với các bước sau đây:

  • Kiểm tra lại bệnh án sức khỏe của vật nuôi thông qua sổ khám bệnh trước của chúng hoặc qua các mô tả triệu chứng bệnh ở vật nuôi do chủ nhân cung cấp
  • Tiến hành gõ nhẹ vào vùng ngực, tại vị trí phổi để kiểm tra mức độ đau và phản xạ ho của vật nuôi. Việc chẩn đoán cụ thể bác sĩ sẽ dựa trên âm thanh nghe thấy được sau khi tiến hành các kích thích lên vùng phổi.

Bước 2: Tiến hành các xét nghiệm

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu
  • Chụp X-Quang ngực

Chữa khỏi bệnh viêm phế quản trên chó bằng cách nào?

Bệnh viêm phế quản trên chó thường dễ bị chủ nuôi nhầm tưởng là cảm lạnh thông thường nên hay tự chữa tại nhà. Việc này sẽ rất nguy hiểm cho vật nuôi nếu bệnh tiến triển nhanh và không xử lý kịp thời sau đó. Bởi vì, về cơ bản, hướng điều trị và thuốc chữa viêm phế quản cho chó khác hoàn với các loại thuốc chữa cảm lạnh thông thường.

Cho nên, trong điều trị bệnh viêm phế quản ở chó, chúng ta cần chú ý các vấn đề sau:

Nguyên tắc chung:

– Sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt các nguyên nhân gây viêm phế quản ở chó

– Dùng thuốc chuyên trị các triệu chứng của bệnh viêm phế quản để khắc phục triệu chứng

– Dùng các loại thuốc bổ trợ để chữa trị dứt bệnh.

Các loại kháng sinh thường dùng:

– Penicilin: Đây là thuốc trị viêm phế quản cho chó dạng tiêm bắp với liều 300-500 nghìn UI/ngày, chia 2 – 3 lần

– Stretomycin: Thuốc dùng để tiêm bắp liều lượng 20 – 25 mg/kg thể trọng vật nuôi, chia 2 lần

– Gentamycin: Đây cũng là thuốc trị viêm phế quản ở chó dùng để tiêm bắp liều 8 – 10 mg/kg thể trọng vật nuôi, chia 2 lần

Các loại thuốc dùng để điều trị triệu chứng:

: Bệnh viện thú cưng Update 01/2025

– Dimedron: Tác dụng giảm ho, an thần. Dùng với liều 1 – 2 ống x 1ml/ngày theo hình thức tiêm bắp

– Ephedrin: Tác dụng giảm ho, chống khó thở. Dùng với liều 1 – 2 ống x 1ml/ngày

Các loại thuốc điều trị:

– Cefa.Doc: Dùng để tiêm bắp, liều 1ml/5kg thể trọng

– Cefadox.T: Thuốc bột hoàn nước uống với liều 1g/5kg thể trọng

– Kanacolin: Thuốc tiêm bắp liều 1mg/5kg thể trọng.

Các loại thuốc trợ sức:

– Vitamin C 5% để tiêm bắp liều 3 – 5ml/con

– Vitamin B1 25% để tiêm bắp 3 – 5ml/con

– Cafein 5% để tiêm bắp liều 3 – 6ml/con

– Glucoza 30% để tiêm bắp liều 5ml/con

– Huyết thanh mặn đẳng trường dạng truyền nên chó quá yếu.

Phòng bệnh viêm phổi phế quản ở chó

– Nơi ở của chó, mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm mùa đông thoáng mùa hè.

– Tiêm vacxin sau: dại, care, viêm gan truyền nhiễm, ho của chó… để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó chó có khả năng đề kháng bệnh về hô hấp.

Dùng thuốc loại nào, liều lượng ra sao và phác đồ như thế nào để điều trị viêm phế quản ở chó hoàn toàn phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ thú ý có kinh nghiệm và chuyên môn. Chúng ta không nên tùy tiện cho vật nuôi dùng thuốc tại nhà hoặc trì hoãn việc đưa chó đến cơ sở thú ý để được thăm khám và điều trị.

: Tại sao chó có thai bị rụng lông? Update 01/2025

Rate this post