Chó có thể bị đau mắt đỏ không?
Có, giống như con người, chó có thể bị đau mắt đỏ, còn được gọi là viêm kết mạc. Viêm kết mạc là tình trạng viêm ở kết mạc, lớp mô ẩm ướt che phủ bề mặt của nhãn cầu và mặt trong mí mắt. Các giống có xu hướng bị dị ứng hoặc các bệnh về da tự miễn thường có nhiều vấn đề về viêm kết mạc hơn. Chúng cũng có nhiều khả năng bị khô mắt, hậu quả của một căn bệnh trong đó động vật bị dị ứng với các chất trong môi trường như phấn hoa, mà thường không gây ra vấn đề về sức khỏe. Mặt khác, bệnh này có thể xuất hiện ở bất kỳ giới nào.
Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh này đối với mèo, vui lòng ghé thăm trang này .
: Viêm Kết Mạc (Đau Mắt Đỏ) Ở Chó, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Update 01/2025
Triệu chứng và phân loại
Triệu chứng viêm kết mạc ở chó bao gồm:
- Nheo mắt hoặc chớp mắt do co thắt (blephora)
- Các mô ẩm ướt của mắt bị đỏ
- Có ghèn mắt; nó có thể trong suốt hoặc có thể chứa chất nhầy và/hoặc mủ
- Sưng do lớp mô ẩm ướt tích tụ dịch bao phủ nhãn cầu
- Hình thành nang; nang chính là sự tích tụ các mô bạch huyết nằm trên bề mặt mô ẩm ướt của mí mắt, giống như đá cuội; mô bạch huyết có chứa các bạch huyết bào, một loại tế bào máu trắng có liên quan đến dị ứng và hoạt động phản ứng với các chất kích thích
Nguyên nhân
Do vi khuẩn:
- Tình trạng nguyên phát – không phải thứ phát do các tình trạng khác, chẳng hạn như khô mắt gây ra
- Viêm kết mạc sơ sinh: viêm ở các mô ẩm của mắt – tích tụ ghèn ở chó sơ sinh, thường liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus; xuất hiện trước khi mí mắt hình thành rõ ràng hoặc mở ra.
Do virus:
- Virus sài sốt ở chó
Qua trung gian miễn dịch:
- Dị ứng
- Viêm kết mạc nang
- Viêm kết mạc tương bào – tình trạng viêm ở các mô ẩm của mắt được đặc trưng bởi sự xuất hiện các tế bào huyết tương, đặc biệt là ở chó Becgie Đức
- Liên quan đến bệnh toàn thân (hệ thống) do trung gian miễn dịch, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công các mô của chính nó
Ung thư:
- Khối u (hiếm gặp)
- Các thương tổn giống như ung thư, nhưng không phải ung thư. Viêm ở biên giới giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt, nằm ở phía trước nhãn cầu) và cũng mạc (phần màu trắng của mắt); đặc trưng bởi sự xuất hiện của các nốt sần, tình trạng này thường được thấy ở chó collie và chó collie lai, và thường xuất hiện ở dạng một khối màu đỏ
Thứ phát do bệnh ở các mô xung quanh mắt:
- Thiếu màng nước mắt bình thường (khô mắt)
- Bệnh về mí mắt
- Bệnh về lông mi
Thứ phát do chấn thương hoặc các nguyên nhân môi trường:
- Vật lạ trong các mô ẩm ướt của mắt
- Kích ứng do bụi, hóa chất hoặc thuốc mắt
Thứ phát do các bệnh về mắt khác:
- Viêm loét giác mạc
- Viêm màng bồ đào trước
- Bệnh về mắt, trong đó áp lực trong mắt gia tăng; được gọi là tăng nhãn áp
Chẩn đoán
Đầu tiên bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sự xuất hiện của các bệnh về mắt khác. Ví dụ, bệnh có thể không ở kết mạc nhưng ở các phần khác của mắt. Bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát mắt. Các phương pháp khám bệnh khác có thể là nhuộm fluorescein, được phủ trên bề mặt của mắt để làm các vết trầy xước, loét và vật lạ hiện ra dưới ánh sáng. Điều này giúp loại trừ tình trạng viêm loét giác mạc. Các vật lạ cũng có thể bị kẹt trong mí mắt hoặc lông mi, vì vậy chúng cũng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng. Xét nghiệm đối với bệnh tăng nhãn áp sẽ được tiến hành bằng cách xác định áp lực trong mắt, và khoang mũi cũng cần phải được rửa sạch để loại trừ bệnh ở đó. Nếu mắt có ghèn, sẽ cần thực hiện nuôi cấy để xác định thành phần trong ghèn mắt, vì có thể phát hiện nhiễm trùng, và sinh thiết tế bào kết mạc có thể được thu thập để kiểm tra bằng kính hiển vi. Cũng có thể sẽ phải tiến hành xét nghiệm da nếu nghi ngờ nguyên nhân do dị ứng da.
Điều trị
: Cách Trồng Cỏ 4 Lá Đơn Giản Tại Nhà Update 01/2025
Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra căn bệnh này, và quá trình điều trị sẽ được xác định dựa trên nguyên nhân. Ví dụ, nếu có nhiễm trùng do vi khuẩn, bác sĩ thú y có thể sẽ kê thuốc mỡ kháng sinh và có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống. Chế độ ăn loại trừ cũng có thể được khuyến nghị nếu nghi ngờ bị dị ứng do chế độ ăn uống – thức ăn sẽ được giảm xuống mức tối thiểu, hoặc thay đổi, và sau đó các thực phẩm khác sẽ được bổ sung từ từ vào chế độ ăn uống hàng ngày để kiểm tra xem nguồn gốc của phản ứng có phải là do thực phẩm hay không. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được yêu cầu để loại bỏ tắc nghẽn trong ống dẫn. Nếu được chẩn đoán ung thư, phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể được khuyến nghị, tiếp sau đó là xạ trị. Bác sĩ thú y có thể khuyến nghị dùng liệu pháp áp lạnh, một liệu pháp áp dụng nhiệt lạnh. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, cần phải tiến hành loại bỏ nhãn cầu và các mô xung quanh.
Nếu xuất hiện viêm, thuốc sẽ được kê dựa trên nguyên nhân. Bác sĩ thú y sẽ đưa ra các quyết định và khuyến nghị này. Trong trường hợp viêm kết mạc sơ sinh, bác sĩ sẽ mở mí mắt một cách cẩn thận, lấy ghèn mắt và điều trị mắt bằng thuốc kháng sinh tại chỗ.
Chăm sóc
Nếu nguyên nhân do dị ứng, bạn sẽ cần phải cố gắng ngăn chặn tiếp xúc với bất cứ vật gì mà con chó cưng của bạn có phản ứng. Để giảm nguy cơ lây lan bệnh nhiễm trùng, cố gắng không để thú cưng tiếp xúc với các động vật khác, đặc biệt là bệnh liên quan đến virus sài sốt ở chó.
Nếu bác sĩ chẩn đoán dị ứng thực phẩm, bạn sẽ cần thực hiện theo các khuyến nghị liên quan đến chế độ ăn uống. Bạn có thể cần phải thực hiện một kế hoạch nghiêm ngặt để xác định những loại thực phẩm nào, nếu có, đang gây ra kích ứng. Bạn sẽ cần phải đưa thú cưng đến tái khám sau 5 đến 7 ngày.
Nếu mắt đổ nhiều ghèn, hãy nhẹ nhàng làm sạch mắt trước khi bôi thuốc mỡ. Nếu được kê đơn cả dung dịch và thuốc mỡ, hãy sử dụng dung dịch trước. Nếu được kê đơn nhiều loại dung dịch, hãy đợi vài phút giữa các dung dịch. Nếu tình trạng xấu đi và thú cưng rõ ràng không đáp ứng với điều trị, hoặc thậm chí có phản ứng bất lợi với việc điều trị, bạn sẽ cần phải liên lạc với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức để được tư vấn. Vòng cổ Elizabeth để bảo vệ mắt khỏi bị trầy xước hoặc cọ xát có thể đặc biệt hữu ích cho quá trình chữa bệnh
PHÒNG TRÁNH CHÓ BỊ ĐAU MẮT
: Giá cá rồng size nhỏ Update 01/2025
Chó bị đau mắt thường để lại di chứng rất nghiêm trọng. Hơn nữa, bệnh lây lan rất nhanh chóng. Đa phần các bệnh mắt đều rất khó để chữa khỏi hoàn toàn.
Chó bị đau mắt thường để lại di chứng rất nghiêm trọng.
Vậy, những cách để phòng tránh bệnh về mắt là gì?
Đầu tiên, vệ sinh mắt cho chó thường xuyên. Luôn luôn giữ mắt chúng trong tình trạng sạch sẽ. Pha nước ấm, không được nóng tránh làm tổn thương võng mạc của của chó. Ngoài ra, cũng có thể dùng nước muối loãng hoặc nước chè đặc ấm. Chấm bông tăm vào nước và nhẹ nhàng vệ sinh xung quanh đôi mắt. Lau từ phía khóe mắt ra đến bên ngoài. Bạn phải cẩn thận tránh để bông tăm chạm vào mắt làm hỏng giác mạc. Đây là một công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn và tỉ mỉ. Nếu lo lắng mình có thể làm tổn hại cho mắt chó, bạn nên đưa chó đến những khu vệ sinh chuyên nghiệp.
Sau đó, bạn cần kiểm tra đôi mắt của cún thường xuyên. Khi chơi đùa cùng chúng, hãy chú ý xem mắt chó bị đục không? Hay là mắt chó bị đỏ không? Nếu có, đưa chúng tới bác sĩ thú y ngay lập tức. Bệnh được phát hiện càng sớm càng dễ chữa. Ngoài ra, cũng cần kiểm tra những sợi lông dài xem chúng đã quá dài chưa. Nếu có, lập tức cắt đi để tránh chúng làm tổn thương mắt chó. Dùng kéo có đầu nhọn tỉa chúng đi thật cẩn thận. Cẩn thận khi tỉa để tránh làm tổn thương chúng.
: Chó Husky Và Alaska Khác Nhau Ở Điểm Nào – 6 Yếu Tố Phân Biệt Bằng Mắt Thường Update 01/2025