Gà bị chướng diều khô chân là dấu hiệu của bệnh gì? Đây ắt hẳn là câu hỏi của người chăn nuôi khi gặp phải tình trạng gà khô chân, chướng diều. Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng khô chân ở gà; hoặc là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm. Cần tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa gà bị chướng diều khô chân nhanh chóng tránh lây lan cũng như làm giảm thiểu thiệt hại kinh tế.
Nguyên nhân – Triệu chứng khi gà bị chướng diều khô chân
Tổng hợp chi tiết nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị bệnh khô chân ở gà
Đối với gà bị khô chân thường biểu hiện khi còn nhỏ vào những ngày đầu. Chúng thường hoạt bát và năng động nhưng sau vài ngày sẽ co quắp nằm một chỗ; Là biểu hiện cho thấy gà đã bị bệnh. Gà chọi bị khô da, khô chân, chướng diều thường gặp ở giai đoạn gà con mới nở hoặc gà đạt trọng lượng 1kg.
: Gà bị chướng diều khô chân là dấu hiệu của bệnh gì? Update 12/2024
Nguyên nhân gây khô chân chính là bị mất nước; có thể là do bệnh lý nào đó mà gà bỏ ăn, dẫn đến cơ thể gầy gò, lông xơ xác… Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà có hướng điều trị, cụ thể:
Gà khô chân ở giai đoạn mới mở
Trong giai đoạn này, nếu xuất hiện dấu hiệu gà bị khô chân thì có thể do mật độ úm gà trong chuồng quá đông. Nhiệt độ nuôi úm quá cao có thể gây tình trạng mất nước ở gà; hoặc do người nuôi không cung cấp đủ nước uống, máng nước quá khó khăn đối với gà con khi uống nước. Môi trường chuồng trại không sạch sẽ; dẫn đến việc gà con bị tiêu chảy, gây mất nước thậm chí chết non.
Gà khô chân ở giai đoạn đạt trọng lượng 1kg
Cũng như giai đoạn mới nở, nguyên nhân chủ yếu do gà không được cung cấp đủ nước trong quá trình nuôi dưỡng. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: ăn quá nhiều chất cơ; bị nấm diều, bội thực thức ăn,…cũng có thể gây khô chân. Trong trường hợp gà bị chướng diều khô chân do mắc bệnh lý khác,
ví dụ: bệnh Newcatle; bệnh thương hàn, bệnh bạch lỵ,… thì nên quan sát thêm những triệu chứng đi kèm như: ủ rũ, bỏ ăn, đi ngoài phân xanh hoặc trắng, xù lông, đứng tụm thành đám,…Từ đó tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất, giảm thiểu tình trạng lây lan và chết hàng loạt.
Bệnh thương hàn gây khô chân ở gà
Khi gà có tình trạng chướng diều khô chân; thì nên chú ý thêm các biểu hiện khác đi kèm để có thể nhận biết căn bệnh thương hàn. Trường hợp chủ gà phát hiện sớm có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh Enrofloxacin, Flophenicol, Colistin;… các loại thuốc này có thể ức chế căn bệnh thương hàn.
: Tại sao gà chết đột ngột? Nguyên nhân và cách phòng trị đúng đắn Update 12/2024
Cần cho thêm thuốc bổ trợ tăng sức đề kháng, có thể làm cho gà mau chóng lấy lại sức sau khi khỏi bệnh. Căn bệnh này gây chết cao cho nên người chăn nuôi cần sát sao theo dõi gà để có biện pháp chữa trị tránh phát sinh ổ dịch.
Căn bệnh gà rù gây khô chân, chết hàng loạt
Bệnh Newcastle chưa có tỉ lệ chết cao nhưng thuốc đặc trị. Cần lưu ý lịch tiêm phòng cho gà để hạn chế tối đa sự bùng phát của căn bệnh lây lan nguy hiểm này.
Căn bệnh tụ huyết trùng gây mất nước, khô chân
Khi gà có dấu hiệu chướng diều khô chân đi kèm với biểu hiện đo ngoài phần xanh trắng; thân nhiệt cao, bỏ ăn, ủ rũ thì nên liên tưởng ngay đến căn bệnh này. Nhanh chóng phát hiện và điều trị bằng các loại thuốc kháng sinh; nếu có trường hợp bùng phát dịch nên báo ngay với cơ quan thú y gần đó để có biện pháp xử lý tốt nhất. Kiến thức xem thêm: Bệnh phổi ở gà nguyên nhân do đâu? Cách chữa trị hiệu quả
Phòng tránh hiện tượng gà bị chướng diều khô chân như thế nào?
Trong bất kì giai đoạn nào thì phòng bệnh bao giờ cũng là biện pháp tối ưu nhất. Tham khảo một số cách phòng bệnh khô chân dưới đây để áp dụng cho trại gà của mình.
- Chuồng trại đảm bảo về độ thông thoáng, vệ sinh sạch sẽ
- Máng ăn, máng uống của gà con phải đảm bảo đầy đủ, tránh tình trạng thiếu hụt thức ăn, nước uống.
- Tiêm phòng vacxin cho gà đúng thời điểm; phun thuốc khử trùng định kì cho trại gà.
- Sử dụng kháng sinh đúng liều lượng khi gà bị bệnh.
- Nguồn thức ăn phải vệ sinh, nếu có điều kiện có thể trang bị thêm máy trộn, máy nghiền thức ăn;… đảm bảo quy trình sản xuất thức ăn đảm bảo vệ sinh.
- Nên có mật độ chăn nuôi gà/ m2 để tránh tình trạng nuôi nhốt quá nhiều; gà dễ bị ngạt và tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh lây lan nhanh.
Tại sao có hiện tượng gà bị chướng diều khô chân?
Ở gà, diều được xem như kho dự trữ thức ăn tạm thời; nếu gặp phải tình trạng diều bị chướng thì việc tiêu hóa thức ăn của gà sẽ bị đình trệ, có thể bỏ ăn. Cần nhanh chóng xác định nguyên nhân gà bị chướng diều, nhằm tránh tình trạng bỏ ăn ở gà. Thường thì có các nguyên nhân khiến gà bị đầy hơi chướng diều: do ăn nhiều chất xơ; gà bị bội thực thức ăn, ruột bị tắc nghẽn, các bệnh về đường ruột hoặc bị nấm diều.
Làm sao để gà hết bị chướng diều khô chân nhanh chóng nhất?
Sử dụng các loại thuốc để giảm tình trạng chướng diều khô chân
Đối với gà bị bệnh nấm ở diều hoặc bệnh về đường ruột thì nên sử dụng những thuốc kháng sinh có sẵn trên thi trường như: Mekozym, Mekosal; đem pha với nước và cho gà uống trực tiếp.
Phương pháp này chủ yếu nên sử dụng ở gà con. Tỏi cũng là một vị thuốc dân gian chữa bệnh chướng diều ở gà rất hiệu quả. Đầu tiên nên giã nhỏ tỏi trộn với thức ăn của gà; ngoài việc giúp cho hệ tiêu hóa của gà hoạt động tốt còn có thể giúp gà tránh các bệnh vặt như cảm lạnh.
Giảm triệu chứng chướng diều nhờ phương pháp thủ công
: Cách Chữa Gà Bị Ho Khò Khè Nhanh Chóng Hiệu Quả Nhất Update 12/2024
Những sư kê khi chăm nuôi gà chọi gặp hiện tượng chướng diều thường dùng biện pháp thủ công; đối với những biện pháp này thì việc giải quyết tình trạng gà bị chướng diều rất hiệu quả.
Châm nước: bạn sử dụng ống tiêm đã bơm nước đưa trực tiếp vào miệng của gà đi dọc từ gốc lưỡi vào họng gà; tránh để nước chảy vào lỗ thở. Bạn nên nhờ người đã có kinh nghiệm tránh việc để gà bị nặng hơn.
Mát-xa diều cho gà: việc tiếp theo sau khi bơm nước vào diều là tiến hành mát-xa diều cho gà; việc này nhằm kích thích hệ tiêu hóa cho gà. Bạn nên cho gà nằm ngửa ra để thực hiện; tránh để thức ăn không đi ngược vào trong. Nếu gà có thở gấp thì lật lại để gà ổn định chút trước khi tiếp tục xoa bóp.
Kiến thức xem thêm: Bệnh gà rù và cách chữa
Tình trạng gà bị khô chân xe cánh, chướng diều sẽ được điều trị khỏi mà không gây hậu quả nghiêm trọng nếu anh em biết cách chữa gà bị chướng diều khô chân.
Với một vài thông tin hữu ích của Gà Chọi Việt cung cấp thì anh em chắc đã trang bị được cho mình một số kinh nghiệm hữu ích để chăm gà bị phòng diều. Chúc anh em thành công trong việc chữa bệnh gà đá.
facebook ▏gachoiviet.com
: Chữa Gà Ăn Không Tiêu Cực Nhanh Chóng Hiệu Quả Update 12/2024