Gà bị kén là gì? Cách chữa trị mọi loại kén thường gặp ở gà Update 12/2024

Gà bị kén hay ké gà là bệnh mà khá nhiều con gà chọi mắc phải. Tuy không phải là một bệnh nguy  hiểm nhưng nếu mắc kén thì con gà sẽ khó khăn trong sinh hoạt, đôi khi là không ăn uống được, giảm đá, tụt lực… Vì vậy, nắm được cách chữa kén cho gà chọi là điều cần thiết đối với mỗi người nuôi gà.

Có rất nhiều loại kén gà như: gà bị kén đầu, gà bị kén mép (kén hàm), gà bị kén kén diều hoặc gà chọi bị kén lá. Mỗi loại kén sẽ có những cách chữa và loại thuốc đặc trị kén gà chọi khác nhau. Hôm nay vaat.org sẽ chia sẻ cho anh em một số cách chữa kén cho gà chọi.

Bệnh ké gà ( kén gà) là gì?

Kén gà là tình trạng trên cơ thể gà xuất hiện một cục lớn nằm dưới lớp da hoặc lớp cơ. Đây không phải dạng sưng bầm thông thường, thực tế là con gà sẽ không bị xây xát gì cả, cục đó chỉ tự mọc và gây bất tiện trong sinh hoạt cho gà. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến gà bị mắc kén như thiếu vitamin, gà bị vết trầy xước, dính phải dằm đâm vào da…

ga bi ken la gi

Sau mỗi trận đi đá, hoặc đi vần nếu anh em không chịu khó vệ sinh kỹ cho gà thì gà thường hay bị kén đầu hoặc kén lườn, kén cổ, kén hầu…. nguyên nhân chủ yếu là do bị cựa đâm hoặc bị đánh bầm dập làm máu không lưu thông được.

Thông thường, kén gà thường xuất hiện ở các vị trí khá dễ thấy như lườn, đầu, cổ, mặt gà. Một số loại kén hay gặp hơn là kén bầu diều, ké chậu, gặp nhiều nhất ở gà chọi. Trong đó, gà bị kén ở cổ hoặc lườn sẽ khó trị và khó khỏi nhất.

Phương pháp trị ké gà cơ bản

Sử dụng thuốc trị ké gà

Bạn có thể tìm mua các loại thuốc chuyên dụng trên thị trường được bày bán tại quầy thuốc thú y, các loại thuốc giảm sưng, chống viêm. Bạn có thể tham khảo loại thuốc tiêu kén gà chọi bị kén đầu của Thái Lan, thuốc tiêu kén Violet, thuốc tiêu kén dạng tiêm, dạng bôi, dạng uống.

: Gà bị kén là gì? Cách chữa trị mọi loại kén thường gặp ở gà Update 12/2024

: 5 Cách Trị Dứt Điểm Và Phòng Chóng Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Update 12/2024

Đối với thuốc tiêu kén dạng tiêm, bạn chỉ cần tiêm trực tiếp vào vết kén, vết kén sẽ nhanh chóng thu lại và khô, có tác dụng khá nhanh. Đối với thuốc dạng uống, bạn lấy một liều lượng thuốc phù hợp hòa với một ít nước và cho gà uống hai lần mỗi ngày. Loại thuốc này hỗ trợ rất tốt cho việc giảm sưng, phù nề, viêm nhiễm. Đối với thuốc chữa kén dạng bôi, đầu tiên bạn nên dùng nước muỗi loãng để vệ sinh vết kén sau đó để khô ráo và bôi vào chỗ kén 2 lần/ ngày.

Dùng thuốc trị ké sẽ có những tác dụng:

  • Chống sưng, viêm, phù nề
  • Nhanh chóng đạt hiệu quả chỉ sau 2 ngày

Với con gà bị bệnh nhẹ, lấy 1 lượng bằng viên con nhộng, hòa tan trong 3-5 cc nước. Cho gà uống đều trong khoảng 3 ngày. Trị cho cả đàn thì lấy lượng lớn hơn khoảng 1 thìa cafe hòa trong nửa lít nước

Nếu gà bệnh nặng, thì cần dùng liên tục lượng thuốc đó trong vòng từ 3-7 ngày.

Tuy theo triệu chứng mà có thể chọn chỉ uống thuốc hoặc sử dụng cả thuốc cả mổ. Trong nhiều trường hợp, chỉ cần uống thuốc khoảng 2-3 ngày là phần kén gà tự tiêu mà không cần phải mổ.  Tuy nhiên, lời khuyên là bạn vẫn nên sử dụng phương pháp mổ kén thay vì uống thuốc vì nó đỡ ảnh hướng đến sức khoẻ của gà về sau.

Cách mổ kén cho gà chọi

Trường hợp anh em “vận tối” mà chiến kê của mình bị lên kén ở đầu, cổ, hoặc diều thì anh em đừng nên sốt ruột, chờ kén thu lại rồi trích, mổ lấy kén ra cho gà (Đây là việc hết sức bình thường đối với một sư kê) nên anh em đừng quá lo lắng.

Gà bị ké không nên vội mổ mà phải đợi cho kén gom lại thành cục cứng đã nếu không thì gà sẽ bị tái phát sau khi mổ. . Thời điểm mổ kén gà hợp lý nhất là khi bạn nắn cục ké thấy nó chạy đi chạy lại là được.

: Bệnh Toi Gà Là Gì? Cách Phòng Tránh Bệnh Tụ Huyết Trùng Ở Gà Update 12/2024

Quá trình mổ kén gà khá mất thời gian và máu me, vì vậy cần thực hiện ở một địa điểm có đầy đủ ánh sáng và chuẩn bị bộ sơ cứu gồm một số loại thuốc như thuốc mỡ kháng sinhVetericyn VFBetadineNutri-DrenchDuramycinmuối epsom, nhíp, kéo, dao mổ, gạch, bông y tế…

Với phương pháp mổ, bạn cần rạch phần thịt nơi gà bị kén để lấy phần kén ra. Công việc này thì không quá khó khăn, tuy nhiên, việc hậu phẫu và chăm sóc gà sau mổ mới là quan trọng.

Nếu lần đầu mổ kén ờ gà thì bạn cần tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc người đã từng mổ thành công. Không được tự tiện mổ bởi có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ gà, làm gà suy nhược hoặc chết. (Tránh tình trạng “chữa lợn lành thành lợn què”)

: Cách ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng máu ở gà đảm bảo hiệu quả 100% Update 12/2024

Kén gà bao lâu thì mổ được?

Gà bị ké không nên vội mổ mà phải đợi cho kén gom lại thành cục cứng tay đã nếu không thì gà sẽ bị tái phát sau mổ. Thời điểm mổ kén gà hợp lý nhất là khi bạn nắn cục ké thấy nó chạy đi chạy lại là được.

Quá trình mổ kén gà khá mất thời gian và máu me, vì vậy cần thực hiện ở một địa điểm có đầy đủ ánh sáng và chuẩn bị bộ sơ cứu gồm một số loại thuốc như thuốc mỡ kháng sinh, Vetericyn VF, Betadine, Nutri-Drench,  Duramycin, muối epsom,  nhíp, kéo, dao mổ, gạch, bông y tế…

cach mo ga bi ken

Với phương pháp mổ, bạn cần rạch phần thịt nơi gà bị kén để lấy phần kén ra. Công việc này thì không quá khó khăn, tuy nhiên, việc hậu phẫu và chăm sóc gà sau mổ mới là quan trọng.

Nếu lần đầu mổ kén ờ gà thì bạn cần tham khảo kinh nghiệm từ các chuyên gia hoặc người đã từng mổ thành công. Không được tự tiện mổ bởi có thể ảnh hưởng đến khoẻ gà, là gà suy nhược hoặc chết.

Các loại ké gà và cách điều trị

Có khá nhiều loại kén ở gà chọi mà người nuôi cần phải chú ý.

Cách trị gà bị ké bầu diều

Với trường hợp gà bị ké bầu diều, bạn có thể áp dụng phương pháp dân gian để trị:

  • Không cho gà bị ké uống nước hay ăn gì quá nhiều để tránh khiến vùng bị ké tăng rộng. Chỉ trộn ít lúa với nước cho gà ăn
  • Sử dụng thuốc là cho ké gom – có thể mua được tại các hiệu thuốc thú y ở địa phương bạn
  • Khi ké gà đã gom cứng lại, dùng biện pháp mổ để mổ sạch, nặm ké ra, xúc rửa sạch rồi may lại,  rồi sử dụng thuốc sát trùng bôi vào. Khi khâu, nhớ để lại một khoảng 1cm để cho nước vàng trong bầu diều chảy ra giúp gà khỏi hẳn.

Lưu ý khi mổ ké ở bầu diều gà là nên mổ vào buổi chiều rồi để gà nghỉ đến sáng. Không được cho chúng ăn hay uống gì 3 giờ sau khi mổ. Đến chiều ngày hôm sau thì chích thuốc bổ cùng với bon cháo cho gà.

Cách trị gà bị ké chậu

Ké chậu hay còn gọi là chứng viêm bàn chân ở gà là bệnh khiến chân gà sưng tấy, đi khập khiễng. Gà bị kế chậu nếu không được điều trị kịp thời thì có thể nguy hiểm.

Muốn điều trị vết thương sau khi mổ ké chậu thì sử dụng dung dịch Betadine để rửa sạch cho gà. Sau đó, theo dõi chúng trong vòng 2-3 ngày. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh đối với gà bị nặng.

Gà chọi bị kén đầu

Nếu phát hiện gà bị kén ở đầu thì phương pháp tốt nhất vẫn là mổ kén. Để cho phần ké cứng và khô ( thường khoảng 1 tháng là được). Tiếp đó, mổ kén và vệ sinh sạch sẽ.

gà chọi bị kén đầu

Chú ý, không nên cho gà đá khi bị kén ở đầu bởi chúng có thể vỡ hoặc loang nếu bị đánh trúng.

Trong trường hợp gà bị kén ở đầu dạng nhẹ thì có thể cho chúng uống 2-3 viên ampi 500 mg trong 2-3 ngày cho kén gom lại thành cục. Nếu kén có miệng thì có thể dùng nhíp kéo ra, còn không thì rạch nhẹ để nặn kén.

Gà bị ké trong mắt

Tham khảo cách trị ké gà trong mắt thông qua video hướng dẫn phía dưới:

Gà bị kén ở mỏ

Gà bị kén ở mỏ không quá khó chữa. bạn có thể ra tiệm thuốc, mua viên thuốc kháng sinh dạng con nhộng sử dụng sau khi nặn kén chỗ mỏ để gà mau lành. Làm cách này sau bữa chiều khoảng 2-3 ngày đến khi kén khô, dùng nhíp gặp ra rồi rắc bột thuốc RIFAMLIFE màu đỏ là được.  Nhanh thì 1 tuần chậm thì 2 tuần là gà sẽ khỏi.

Hoặc bạn có thể sử dụng thuốc chữa kén cho gà kiểu thái, tiêu rất nhanh.

Sau khi trị kén ở mỏ nên cho gà uống thuốc kháng sinh và B1 để tăng sức đề kháng cho chúng. Gà sẽ bị đau sau khi trị kén ở mỏ nên bạn cần cho chúng ăn thức ăn mềm, tránh việc chúng không ăn.

Gà bị kén mép

Gà bị kén mép thì chăm khá vất vả bởi khi bị ké ở vùng này, gà chọi thường không ăn uống được. Để trị kén mép thì cũng không quá khó nhưng bạn cần chịu khó vài hôm.

gà bị kén mép

Thứ nhất là bón cơm cho gà, cố gắng để chúng ăn uống đầy đủ cho không bị sít cân, Thức ăn lúc này không nên có tóc.

Thứ hai, mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn cần rửa sạch vết kén bằng thuốc đỏ, chấm tetaxiclin khoảng 1-2 ngày. Thường thì gà bị kén mép sẽ tự đùn lên và khỏi, không cần mổ.

Cách Chữa Gà Kén Lườn

Gà bị kén lườn khá khó chữa. Theo lời của  một sư kê đã chơi gà 20 năm nay thì nếu gà bị úng lườn ( kén nước ở lườn) thì anh em nên sử dụng 1 cái xilanh, dựng con gà lên và chích và điểm cuối chỗ cái kén để rút nước ra. Sau đó, chích lấy hai lỗ nhỏ ở đầu và cuối kén, bơm giăng ta vào cho thông qua hai lỗ. Kèm với đó, cho chúng uống thuốc kháng sinh hàng ngày thì gà sẽ khỏi nhanh.

ga bị ké lườn

Trường hợp lườn gà bị vỡ hay dập xương ức tì cần cho uống thuốc kháng sinh để gom kén cho chín và phải đợi kén gom chín hẳn thì mới trích ra. Nhớ vệ sinh kỹ thì mới tiếp tục vần đá được nhé.

Có khả năng gà bị cứng ở lườn như lại không phải là kén ( sờ phần kén thì thấy rất cứng) thì có thể gà đã bị kén xương. Ở trường hợp này bạn không được rạch phần kén ra. Cách chữa là sử dụng thuốc ampi tiên trực tiếp và đầu lườn duy nhất 1 liều. Sau đó để gà nghỉ. Nhớ bổ sung thêm các loại vitatmin, khoảng chất đầy đủ cho gà thì một thời gian sẽ khỏi.

Gà bị kén ở cổ

Kén ở cổ gà cũng là một loại ké khó trị. Tuyệt đối không cho gà ăn đồ tanh, đồ sống như thịt bò, lươn vì có nhiều chất đạm khiến ké lâu khỏi.

Bạn có thể dùng thuốc hoặc mổ như các loại ké kể trên, sau khi mổ ké ở cổ thì phần lớn gà sẽ bị mất sức và có thể bị rót. Anh em nên tách riêng chúng ra để không chạm mặt con gà khác cũng như không để chúng nghe thấy tiếng gáy. Trọn thức ăn gồm lúa và một số loại thịt, lươn, rau để trong bội thì sẽ nhanh phục hồi.

Bên cạnh các loại kén gà thường gặp trên, gà chọi còn có thể bị ké hầu, ké lá, ké nước, kén xương… Tuỳ tình trạng có thể liên hệ với chuyên gia của Thanke.net nhé. Anh em sẽ được trợ giúp để điều trị kén cho gà tốt nhất.

Rate this post