Gà Bị Nóng Sốt – Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Nhất Update 12/2024

Quá trình chăn nuôi không thể tránh khỏi rủi ro gà mắc bệnh, dấu hiệu thường thấy là gà bị nóng sốt. Vậy khi gà bị sốt là biểu hiện của những căn bệnh nào ? Để có thêm thông tin về triệu chứng gà bị sốt cao là dấu hiệu của bệnh gì và cách điều trị, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Gà bị sốt có triệu chứng gì?

  • Gà sẽ bị thiếu máu nặng, đặc biệt ở mặt và mào cho nên thấy đầu gà thường thâm.
  • Có hiện tượng sốt cao từng cơn (43 – 43,50 C) ở gà, thăm khám thấy lạnh, sau cơn sốt thân nhiệt lại bình thường.
  • Gà yếu, ủ rũ, hay nằm tụm lại với nhau, giảm hoặc bỏ ăn, rùng mình, liệt chân, nếu nhiễm bệnh nặng sẽ co giật và hay chết vào ban đêm (thường trong khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng).
  • Triệu chứng đặc trưng là: ỉa phân xanh, khi ghép cầu trùng, E. coli… thì gà bệnh tiêu chảy phân màu xanh, trắng, đỏ…

Cách hạ sốt cho gà

Mặc dù là bệnh ký sinh trùng đường máu nhưng dùng kháng sinh kết hợp các thuốc bổ trợ điều trị cho hiệu quả cao. Dưới đây là một số cách hạ sốt cho gà đơn giản đễ áp dụng

: Gà Bị Nóng Sốt – Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả Nhất Update 12/2024

Dùng thuốc hạ sốt cho gà

Khi phát hiện gà bị sốt (cảm cúm), cần lập tức cho chúng uống thuốc đặc trị bệnh, tránh để tình trạng gà bị sốt cao diễn ra lâu ngày.

CRD-pharm và Ery-pharm thì những loại thuốc hạ sốt cho gà bị trúng gió được sử dụng thường xuyên nhất. Cho cả đàn uống/ ăn 5 ngày 1 trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm (1g/1lít nước hoặc 2g/1kg thức ăn), D.T.C vit (2g/1 lít nước hoặc 4g/1kg thức ăn) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng.

Ngoài ra, bạn cũng nên thử cách hạ sốt cho gà bằng cách cho cả đàn uống 5 – 7 ngày thuốc Phar C vimix với liều lượng 1 -2g/lít nước để tăng sức đề kháng và giải độc.

Trong trường hợp gà đã sốt cao cho cả đàn uống thêm thuốc Phartigum B với liều dùng 2g/lít nước, liên tục 5 ngày.

Có thể dùng thuốc hạ sốt cho gà trị bệnh rù được không ?

Các triệu trứng sốt cao và rù thường bị nhầm lẫn với nhau. Những cách hạ sốt cho gà ở trên chỉ áp dụng cho gà bị sốt, còn gà rù thì vô phương cứu chữa. Dưới đây là triệu chứng khi gà bị rù, do diễn biến bệnh diễn ra từ 3 đến 5 ngày nên cần đặc biệt lưu ý :

  • Gà bỏ ăn, đứng khoác áo tơi, chân lạnh, hắt hơi, khò khè, chảy nước mũi nhớt trắng – đỏ
  • Khát nước uống nhiều nước, diều căng mềm

Một số bệnh phổ biến khiến gà bị sốt và cách trị – phòng tránh

Bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm do loại virus avian influenza họ Orthomyxociridae thuộc nhóm virus cúm A. Biến thể của loại virus này là H5N1 có khả năng lây lan trên người và gây ra đại dịch nếu không có biện pháp phòng chống và điều trị hiệu quả.

Triệu chứng của gà bị cúm gia cầm

  • Gà bị nóng sốt cao khi nhiễm vi rút, uống nước nhiều và liên tục.
  • Mồng của gà chuyển sang màu tím tái, bị thụt vào trong hoặc uống xoăn lại.
  • Gà bị khó thở, phải há mỏ để hô hấp, phần đầu và mặt bị sưng phù nghiêm trọng.
  • Đi ngoài phân màu xanh, màu vàng có thể có máu.
  • Phần chân của gà bị xuất huyết quan sát rất rõ.

: ⚡Bệnh Newcastle – “Hung thần” đối với loài gà Update 12/2024

Điều trị – Phòng chống bệnh cúm gia cầm

Không có thuốc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Biện pháp duy nhất là tiêu hủy toàn đàn gà nếu có phát hiện bệnh cúm gia cầm.

Bệnh dịch tả gà

Còn được biết đến với cái tên Newcastle hay bệnh gà rù, đây là một trong những căn bệnh lây lan nhanh với tỉ lệ chết rất cao. Nguyên nhân gây ra căn bệnh dịch tả gà chính là virus RNA thuộc họ Paramyxoviridae.

Triệu chứng điển hình của bệnh dịch tả gà

  • Gà bị sốt cao, không ăn, đi ngoài phân lỏng có màu xanh trắng. Mào gà tím tái, xù lông, gà bị chảy nước ở phần mắt và mũi.
  • Diều chứa toàn nước nên bị phồng lên và sưng phù, chỏng đầu gà xuống đất thấy có nước chảy ra.
  • Gà có các biểu hiện về thần kinh như: ngoặt cổ ra sau, không thể mổ được thức ăn, kiệt sức và chết sau 2 – 3 ngày.

Điều trị bệnh dịch tả gà

  • Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu của bệnh dịch tả gà, cần chích lại vacxin Lasota cho toàn đàn cho dù gà vừa mới tiêm phòng xong.
  • Thực hiện công tác sát trùng, khử khuẩn khu vực chăn nuôi, kể cả các dụng cụ chăn nuôi.
  • Pha thêm các thuốc tăng cường đề kháng cho gà uống. Bổ sung các loại thuốc phòng ngừa căn bệnh thứ phát.
  • Sử dụng thuốc giải độc cho gà sau khi hết quy trình điều trị.

Bệnh đầu đen

Căn bệnh đầu đen gây thiệt hại nhiều về mặt kinh tế cho người chăn nuôi gà, đặc biệt là gà tây. Loại vius đơn bào Histomonas Meleagridis sẽ kí sinh lên vật chủ khi gà ăn nhầm trứng của giun kim chứa mầm bệnh. Bệnh này xảy ra phổ biến ở gà thả vườn và thả đồi.

Tỷ lệ lây lan rất nhanh làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Triệu chứng của bệnh đầu đen

: 5 Cách Trị Dứt Điểm Và Phòng Chóng Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Update 12/2024

Gà bị nóng sốt thân nhiệt cao, lừ đừ. Phân dạng sáp có màu đen, vàng, có thể có máu (tương tự bệnh cầu trùng).

Bệnh tích trên gà: gan có dấu hiệu hoại tử đốm trắng. Phần manh tràng sưng phù, bên trong có chất trắng rắn.

Hướng điều trị bệnh đầu đen

  • Bệnh đầu đen trên thị trường thuốc thú y đã có nhiều loại sản phẩm điều trị.
  • Thời gian điều trị tối thiểu phải 4 ngày cho dù sử dụng bất cứ bộ sản phẩm chữa bệnh nào. Ngoài ra nên cho gà uống thêm thuốc giải độc tố gan, thận, hạ sốt để đạt kết quả tốt.
  • Bổ sung thêm thuốc ivermectin cho gà uống sau liệu trình điều trị.

Cách nuôi để gà khoẻ mạnh

Xây dựng chuồng chăn nuôi

Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời.
Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng.
Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….

Phương pháp úm gà

Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất. Sử dụng các cót tre quây lại, rải thêm lớp trấu lên trên nền chuồng để tạo độ ấm cúng
Kích thước thích hợp 2m . 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà
Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 2 bóng 75W.

Chuẩn bị máng ăn, máng uống

Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.
Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.

Lựa chọn giống gà

Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậy.

Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…

Cách chăm sóc để gà khoẻ mạnh

Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống.

Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.

Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh.

Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.

Trên đây là một vài thông tin mang tính chất tham khảo cho bà con chăn nuôi. Khi thấy đàn gà có dấu hiệu bị nóng sốt, bà con cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân để có hướng khắc phục tốt nhất. Không nên tự ý mua thuốc khi thấy gà bị nóng sốt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

: Cách chữa gà chọi đi ngoài triệt để và hiệu quả tức thì Update 12/2024

Rate this post