Kỹ thuật chăm sóc gà con mới xuống ổ sao cho khỏe mạnh Update 11/2024

Khi chăn nuôi gà dù cho là gà thương phẩm hay gà chọi thì người chăn nuôi đều muốn có một bầy gà khỏe mạnh, ít bệnh. Yếu tố tạo thành đàn gà khỏe mạnh phải bắt đầu từ ngay khi gà con mới nở. Vậy cách chăm sóc gà con mới xuống ổ như thế nào là đúng kỹ thuật? Bởi vì giai đoạn nhạy cảm này chỉ cần sơ suất một chút thôi thì có thể làm nguyên bầy gà “bay màu”.

Cần chuẩn bị gì trước khi gà con mới xuống ổ ?

Bí quyết chăm sóc gà con mới xuống ổ tỷ lệ sống cao
Bí quyết chăm sóc gà con mới xuống ổ tỷ lệ sống cao

Công tác chuẩn bị trước khi cho gà con mới nở xuống chuồng cần chuẩn bị trước khoảng từ 10 đến 15 ngày. Cần đảm bảo môi trường sống của những chú gà con còn non yếu này phải được sạch sẽ, không có mầm bệnh gây hại trong giai đoạn này.

: Kỹ thuật chăm sóc gà con mới xuống ổ sao cho khỏe mạnh Update 11/2024

Công tác chuẩn bị trước khi úm gà con mới xuống ổ

Cần đảm bảo khu vực chăn nuôi được vệ sinh, khử trùng sạch sẽ.

Làm chuồng quây úm gà con

Úm gà con là công việc cần thiết khi sau khi gà con xuống ổ, lúc này gà con rất yếu ớt và cần nơi để sưởi ấm kín gió. Chăn nuôi số lượng càng nhiều càng phải cẩn thận chăm sóc, bởi vì mật độ nuôi càng nhiều nếu có mầm bệnh phát sinh sẽ càng dễ lây lan gây chết hàng loạt.

Vật liệu cần chuẩn bị để làm chuồng úm cần có:

  • Tấm cót tre có chiều dài khoảng 3 – 5m để quây chuồng.
  • Vôi bột để sát trùng khu vực chăn nuôi, úm gà con (làm trước 10 đến 15 ngày).
  • Cần mua máng ăn, máng uống phù hợp và bố trí vị trí hợp lý.
  • Đèn sưởi ấm, dựa theo số lượng gà con mà chọn số lượng bóng đèn cho phù hợp. Thông thường những bóng đèn có công suất 40 – 60W là chuẩn.
  • Trấu sạch (dùng làm chất độn chuồng).

Thức ăn và nước uống cho gà con

Cần mua những loại thức ăn theo đúng lứa tuổi của gà con; giai đoạn gà con mới xuống ổ này không cần quá trao chuốt cho việc chuẩn bị thức ăn.

Nên sử dụng những dạng thức ăn công nghiệp nhỏ hoặc cám dành cho gà con mới nở; được bán nhiều ngoài cửa hàng bán thức ăn gia súc gia cầm. Nên xem xét số lượng gà con để mua cho hợp lý. Nếu chỉ nuôi gà số lượng vừa phải thì chỉ cần mua vài kí thức ăn/ lần, tránh mua quá nhiều khi để lâu thức ăn không còn thơm ngon hoặc thậm chí bị hư hỏng.

Chuẩn bị thuốc phòng bệnh gà con mới xuống ổ

Thuốc phòng bệnh không thể thiếu trong suốt quá trình nuôi gà; đặc biệt trong giai đoạn đầu đời của gà con. Thuốc vắc xin cần chuẩn bị ở cả dạng tiêm và uống. Ngoài ra cần có thêm gói thuốc điện giải để bổ sung vào nước uống hằng ngày cho gà.

Hướng dẫn cách chăm sóc gà con mới xuống ổ

Khi bắt đầu cho gà con xuống ổ, bà con nên chú ý những gì ? Với những chú gà con mới nở thì hệ tiêu hóa còn rất non nớt, tránh cho chúng ăn loại thức ăn khó tiêu hóa. Những điều cần chú ý để đảm bảo đàn gà con của bạn luôn khỏe mạnh, ăn tốt, giảm tỉ lệ chết non.

Bí quyết chăm sóc gà con mới xuống ổ tỷ lệ sống cao
Chăm sóc gà con mới xuống ổ sống tỉ lệ cao

Chuồng gà con mới

: Gà Peru Đá Cựa Sắt – Thông Tin Về Tuyệt Đỉnh Chiến Kê Update 11/2024

Để đảm bảo và phát triển tốt và không bị bệnh tật bạn cần vệ sinh chuồng gà sạch sẽ. Chuồng gà cần thiết kế rộng thoát mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nên bố trí chuồng gà ở đầu hướng gió và ọn vệ sinh, sát trùng và để trống chuồng ít nhất 2 tuần trước khi nuôi đợt mới.

Về kích thước chuồng gà thì thường mỗi số lượng gà nuôi thì chuồng gà cần rộng tương ứng với số gà đó, thường kích thước: 2m x 1m x 0,5m đủ để nuôi 100 con.

  • Dùng những tấm cót tre quây thành chuồng, thả gà con vào với mật độ phù hợp với diện tích của chuồng. Cơi nới dần dần diện tích chuồng theo kích thước khi gà lớn.
  • Đảm bảo chuồng trại được khử trùng sạch sẽ. Lót một lớp chất độn chuồng vừa đủ để gà không bị lạnh chân và thường xuyên thay lớp độn chuồng này.
  • Tùy thuộc vào thời tiết nóng hay lạnh mà bố trí bóng đèn úm cho phù hợp. Điều chỉnh độ cao của bóng cho phù hợp. Chú ý quan sát tình hình của chuồng: thấy gà đứng tản xa các bóng đèn thì nhiệt độ quá cao nên giảm nhiệt độ chuồng úm; gà đứng sát vào nhau và đứng gần các bóng đèn thì có nghĩa là thiếu nhiệt, nên tăng nhiệt độ lên. Còn nếu gà đứng tản đều xung quanh thì nhiệt độ là bình thường.
  • Chú ý để bóng cách mặt đất khoảng 15-20cm. Tránh trường hợp để quá cao thì không đủ sưởi ấm. Để quá thấp thì quá nóng. Nếu không cẩn thận có thể làm cháy cả khu vực úm.

Thức ăn và nước uống cho gà con mới

Nước uống là nhu cầu thiết yếu cho bất kỳ sinh vật nào và đối với gà cũng vậy, nước uống là nhu cầu đầu tiên của mỗi chú gà. Nguồn nước cho gà uống cần phải đảm bảo sạch đẻ gà tránh các bệnh về tiêu hóa và đường ruột. Để tăng sức đề kháng trong những ngày đầu của gà con bạn cần pha vào nước 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống.

Khi mới ra khỏi vỏ, nên cho gà con uống nước pha với chất điện giải. Việc này nhằm để tăng thêm sức đề kháng cho gà con.

Sau 2 tiếng thì mới bắt đầu cho gà ăn thức ăn. Trong giai đoạn này thức ăn chủ yếu của gà là cám công nghiệp chuyên dụng. Không nên cho quá nhiều thức ăn vào máng trong giai đoạn này; do gà con mới xuống ổ chưa ăn nhiều và đang tập làm quen dần với thức ăn công nghiệp.

Khi gà đã bắt đầu lớn hơn, đối với gà chọi nên chuẩn bị khu vực vườn rộng để chúng tự do đi kiếm ăn và không quá phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Với gà nuôi chuồng nên cho qua khu vực rộng hơn để chúng dễ dàng sinh trưởng tiếp.

Sau khi gà con mới nở phải cho uống nước, sau 2 giờ mới được bắt đầu tập ăn. Cho gà ăn tự do để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày, tuần đầu: 5 – 6 lần/ngày, sau đó giảm còn 3 – 4 lần/ngày.

Thức ăn cho gà con ở giai đoạn này cần đầy đủ chất dinh dưỡng như: gạo, vừng, bột cá, khô dầu đậu tương, bột vỏ trứng, vỏ sò v.v… Thức ăn và nước uống của gà mẹ nên để trong nơm để gà mẹ có thể ăn bất cứ lúc nào. Sau 3 tuần, có thể để gà mẹ dẫn gà con đi ra ngoài và tìm kiếm thức ăn cho mình.

Sau khi đã được khoảng 3 tuần cho tới 1 tháng khi đã cứng cáp thì có thể cho ra khu vực đã chuẩn bị sẵn để chúng kiếm ăn. Nếu là nuôi công nghiệp thì chúng ta chuyển sang khu vực chuồng nuôi rộng hơn. Còn nếu là gà chọi thì nên thả ra để chúng tự do đi lại và ăn uống để không phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Đây cũng là điều chú ý tạo nên cách chăm sóc gà con mới xuống ổ hiệu quả!

Cách nuôi gà con mới xuống ổ với vắc xin phòng bệnh

Vắc xin và thuốc phòng bệnh không thể thiếu trong cách chăm sóc gà tre con mới nở và các giống gà khác. Những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất hay tấn công đàn gà con trong giai đoạn này gây chết hàng loạt trên đàn gà mới nở.

: Cách nuôi gà chọi thiếu thịt gầy gò ốm yếu không có lực Update 11/2024

Các loại thuốc điện giải, vitamin C cần pha chuẩn theo công thức có hướng dẫn trên bao bì.

Cách phòng bệnh cho gà con

Sức đề kháng của gà con lúc này còn khá yếu nên dễ bị nhiễm các bệnh như viêm rốn, E.coli. Vì vậy, sau khi gà mới xuống ổ. Thì nên sử dụng các loại kháng sinh phòng bệnh E.coli, thương hàn, viêm rốn. Kết hợp với một số vitamin như A, D, E và điện giải Bcomplex để tăng sức đề kháng.

Gà con cơ thể còn nhạy cảm nên cần chú ý các loại thuốc úm tăng sức đề kháng. Cũng đừng quên lịch uống vắc xin định kỳ nhé. Bệnh hay gặp nhất ở gà con đó là bệnh đậu, viêm rốn hoặc Ecoli.

Nếu gà xuất hiện tình trạng hở rốn thì nên sử dụng cồn 0.5% hoặc xanh metylen 1% để hạn chế các vi khuẩn hại xâm nhập vết hở làm chết gà.

Các loại nước điện giải, glucozo và vitamin C có công thức nhất định. Chúng sẽ phù hợp với từng thể tích nước khác nhau. Hãy đọc trên bao bì để biết được điều này. Nên nhớ là nên cho uống loại này thường xuyên để tăng sức đề kháng.

Nếu bạn nào chưa biết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ rất có thể sẽ bị đậu. Triệu chứng của bệnh này chính là mắt hoặc mỏ bị sưng u lên. Đừng quá lo lắng hãy dùng thuốc xanh metylen tại các hiệu thuốc để bôi. Sẽ nhanh chóng đẩy lùi được bệnh này.

Cần chú ý những gì khi chăm sóc gà con mới xuống ổ ?

Khi úm gà con mới xuống ổ cần phải chú ý xây dựng chuồng trại kín kẽ, tránh để chó, mèo, chuột, rắn,… xâm nhập và ăn thịt gà con.

Chú ý nhiệt độ, từng vùng miền sẽ có nhiệt độ khác nhau. Cần theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Nếu có điều kiện nên sử dụng bóng đèn hồng ngoại với bước sóng dài sẽ tốt hơn khi úm. Chú ý ánh sáng tỏa ra từ bóng đèn, tránh làm lóa mắt gà con.

Trên đây gachoiviet.com đã tập hợp chia sẻ anh em những kỹ thuật chăn nuôi gà con mới nở và những lưu ý phòng trị bệnh cho chú gà cụ thể chi tiết. Mong những điều gachoiviet.com chia sẻ sẽ mang tới những kinh nghiệm bổ ích để anh em chăn nuôi gà con mơi nở tốt nhất và hiệu quả cao.

: Mô hình nuôi gà chọi lấy thịt đạt năng suất cao Update 11/2024

Rate this post