Giống gà này đem lại nền kinh tế cao do đó nhiều bà con chọn nó để chắn nuôi. Gà đông tảo mang đặc tính dễ nuôi, mau lớn lại ít bệnh. vaat.org.au chia sẻ anh em kĩ thuật chăn nuôi hiệu quả.
Gà Đông Tảo nổi tiếng với đôi chân đồ xộ, đối với gà trưởng thành chỉ cần nhìn chân là phân biệt được gà thuần chủng hoặc không thuần chủng. Nhưng đối với gà con thì việc xem chân là không thể vì chân gà Đông Tảo con cũng giống như chân gà ta, gà chọi – Vaat
: Vì sao gà Đông Tảo lại có giá khủng và kỹ thuật nuôi đúng đắn Update 01/2025
Giá trị và đặc điểm Gà Đông Tảo thuần chủng
Đặc điểm gà Đông Tảo thuần chủng là rất “đẹp trai” bởi những con trống đẹp hơn con mái. Đôi chân to đặc trưng không thể nhầm lẫn toát lên vẻ oai hùng, mạnh mẽ, bề thế. Da màu đỏ tía nên chúng thường được sử dụng trong các lễ vật cúng tế, hội hè hoặc tiến vua thời xưa.
Gà Đông Tảo không không chỉ làm cảnh bởi đôi chân độc nhất vô nhị, các món ăn làm từ thịt gà Đông Tảo là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho sức khỏe. Thịt gà ngon, ngọt. Những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai. Thịt ức gà không khô mà ăn rất mềm ngọt. Da gà săn giòn, ít mỡ vô cùng hấp dẫn.
Giá của mỗi cân(kg) thịt gà Đông Tảo xuất tại vườn dao động khoảng 350.000 – 800.000 đồng tùy loại. Gà giống có giá 100.000 – 120.000 đồng/con. Riêng đối với những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con. Gà Đông Tảo hiện đang là một giống gia cầm cho giá trị kinh tế cao, được nhiều địa phương tiến hành chăn nuôi.
Cách nhận biết gà Đông tảo thuần chủng
Cách chọn gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành
Để nhận biết gà Đông Tảo thuần chủng,người mua gà phải chú ý đến các chi tiết của gà một cách tinh tế. Đối với gà trống Đông Tảo đã trưởng thành, việc nhận diện này là không quá khó khăn bởi đôi chân và màu da đặc trưng cua nó.
Đôi chân đặc trưng của gà Đông Tảo
Điểm thứ nhất để nhận biết gà Đông Tảo thuần chủng chính là đôi chân to sù sì màu đỏ tía của chúng. Cặp chân to và phần chân ở phía trước được bao quanh bởi một lớp vảy da sắp xếp tự nhiên, không theo hàng, phía sau là lớp da sùi tựa bề mặt quả dâu tằm. Bàn chân dày với bốn ngón chân được chia ngón rõ ràng và xòe ra vững chãi, cân đối nên gà bước đi vững chắc. Đây là chính là cách nhận biết gà Đông Tảo thuần chủng mà các giống gà lai không thể giả mạo.
Trọng lượng cơ thể
Gà Đông Tảo thuần chủng trưởng thành nặng khoảng 4-6,5 Kg trong khi gà lai trưởng thành chỉ nặng khoảng 2,5Kg–3,5 Kg. Chân gà Đông tảo thuần chủng trưởng thành có thể to bằng cổ tay người. Chân của gà lai to nhất cũng chỉ bằng ngón chân cái, da chân mỏng, ít thịt và nhẵn mịn.
Chuẩn bị trước khi nuôi gà Đông Tảo
Chọn giống gà
Giống nuôi là nền tảng để chăn nuôi hiệu quả. Vì thế bà con nên tìm địa chỉ mua uy tín và đáng tin cậy. Con giống phải khỏe mạnh và sở hữu dặc điểm với tiêu chuẩn giống. Nếu là con giống thuần chủng thì chân phải mập và có màu hồng hoặc hồng cam. Và khi con nào càng ít lông thì lớn lên da càng đỏ.
Làm chuồng nuôi
Kỹ thuật làm lồng úm cho gà mới nở
Đối với gà mưới nở điều cần thiết nhất là giữ ấm. Kín gió nhiệt độ chuồng phù hợp. Và tất nhiên đủ chắc chắn tránh được rắn, chuột.. săn gà ban đêm
Lồng úm cho gà cần có kích thước đủ cho 100 gà con: 2m x 1m x 0,5m. Bà con cần bao quanh kín lồng úm, đặt đèn chiếu sáng sao cho gà luôn luôn ấm. Tránh để gió lùa gà bị cảm lạnh và bị nhiễm bệnh.
: Nghệ thuật chăm nuôi gà serama, chiến binh nhỏ mà có võ Update 01/2025
Vì gà mới nở cơ thể con yếu nên bạn cần che chắn kín và để ở nơi ít gió để tránh nhiễm bệnh. Nếu không cẩn thận thì gà sẽ chết dần. Loại gà này nhanh chết hơn các loại gà khác rất nhiều. Nên bạn cần chú ý khâu trùm lồng.
Cần sát khuẩn kỹ trước ki cho gà vào nuôi, và thường xuyên vệ sinh máng ăn uống.
Kỹ thuật làm lồng cho gà trưởng thành
Chuồng cho gà trưởng thành phải cao ráo và thoáng mát. Chuồng cần tránh mưa gió tạt trực tiếp vào, đồng thời cũng tránh được chim chuột, rắn đến ăn gà vào ban đêm.
Khi xây chuồng nên xây chuồng cao hơn nên đất để tránh mưa ngập. Đồng thời cũng tránh được khí lạnh từ đât ẩm lên. Đáy chuồng bạn nên lót trấu để gà được ủ ấm.
Vách chuồng nên xây chắc chắn để gà không thể bay ra ngoài dược. Đồng thời nên che vải nilon ở trần chuồng để gà không bay nhảy giữa các ô chuồng dược.
Các máng thức ăn và nước uống cần được đặt xen kẽ nhau. Với máng nước thì bạn có thể đặt một đường ống dẫn ước từ 1 bình to chừng 3 đến 4l và nước nhỏ giọt xuống máng. Như vậy vừa tiết kiệm được nước và bạn cũng không cần tiếp quá nhiều nước cho gà. Chiều dài máng chừng 10cm là được.
Kỹ thuật nuôi gà đông tảo
Gà đông tảo mỗi giai đoạn phát triển lại có cách chăm sóc khác nhau. Do đó, bạn nên cập nhật kỹ thuật nuôi gà đông tạo trong từng thời kỳ.
Cách úm gà đông tảo thuần chủng
Trong giai đoạn mới nở, gà đông tảo cần được chăm sóc và sưởi ấm đặc biệt để gà con được khỏe mạnh.
- Tuần đầu tiên: Chỗ nuôi úm nên được quây kín trên nền có lót đệm sưởi ấm cho gà. Từ khoảng 1 – 3 ngày tuổi, gà con cần quây úm trong môi trường nhiệt độ 31 – 33 độ C với thời gian chiếu sáng duy trì suốt 20 – 22 giờ đồng hồ. Mật độ gà con trung bình là 35 con/ m2 với cường độ nhiệt điện là vào khoảng 3W/m2. Sau đó tiếp tục từ ngày thứ 4 trở đi có thể điều chỉnh nhiệt độ xuống khoảng 31 – 32 độ C, thời gian chiếu sáng duy trì khoảng 17h. Người nuôi cần lưu ý nếu nhiệt độ thấp, gà đông tảo sẽ ít hoạt động và cụm lại với nhau nằm thành đống. Chúng sẽ kêu nhiều và không chịu ăn uống.
- Tuần thứ 2: Gà con sẽ bắt đầu mọc lông cánh trong giai đoạn này và chóng lớn hơn. Chúng nhanh nhẹn đi tìm kiếm thức ăn, mắt mở sáng. Lúc này, người nuôi có thể thay khay đồ ăn thức uống bằng những cái máng uống dài mà có rào chắn giúp gà thò đầu vào ăn uống dễ dàng.
- Tuần thứ 3: Nhà nuôi nên được thay đổi không khí tuy nhiên vẫn cần đảm bảo nhiệt độ sưởi ấm. Khi ngoài trời ấm nắng thì bà con có thể mở cửa và rèm che, ánh nắng này sẽ chiếu sáng vào nhà úm để sưởi ấm tự nhiên. Lúc này, mật độ gà nên giảm xuống còn 20 con/ m2 và nhiệt độ úm nên duy trì ở mức 28 – 31 độ C với thời gian chiếu sáng còn khoảng 11 – 14h, cường độ là 2W/m2.
- Tuần thứ 4: Lúc này thức ăn của gà con có thể thay đổi bổ sung thêm rau non. Gà con sẽ lớn nhanh hơn nên nếu thiếu chất dinh dưỡng và canxi gà có thể bị sưng khớp, đi khoèo chân. Bà con nên tăng cường thêm máng ăn, máng uống để tránh việc gà con dẫm đạp lên nhau. Nhiệt độ nhà úm lúc này sẽ ở khoảng 20 độ C và chỉ cần che cho gà khi trời lạnh và gió về đêm mà không cần sưởi ấm nữa. Gà cũng cần không gian thoáng mát, rộng rãi hơn nên mở rộng chuồng nuôi. Kết thúc 4 tuần gà bắt đầu dễ nuôi và không còn giai đoạn úm nữa.
Cách nuôi gà đông tảo trong giai đoạn 1 tháng tuổi
Đặc điểm của gà đông tảo nhỏ
Khi mới một tháng tuổi thì gà con vẫn còn nhỏ và chưa thật sự cứng cáp, bắp thịt và mặt bắt đầu đỏ dần, lông tơ vẫn đang mọc ra đều đều. Do đó, gà không có khả năng chịu lạnh cao. Với trọng lượng khoảng 300 – 400g gà lúc này ăn rất khỏe hoạt bát và bắt đầu đá cắn nhau.
Thức ăn cho gà đông tảo giai đoạn này
Gà đông tảo thuần chủng khi mới 1 tháng tuổi đang rất cần được bổ sung khoáng chất và tinh bột cần thiết để phát triển. Gà sẽ ăn các loại cám mảnh được trộn với cơm hoặc ngô thóc mảnh để tập quen dần. Không nên cho gà ăn quá nhiều, ăn đủ bữa để tránh mắc các bệnh phân trắng.
Nước cũng cần được cung cấp đầy đủ để đảm bảo gà có nước uống khi ăn. Giai đoạn này gà dễ mắc bệnh đi ngoài nên bà con có thể cho hòa thêm thuốc kèm với nước để gà uống. Nước khi thay rửa cần được loại bỏ cặn. Các loại nước sử dụng nuôi gà nên là nước mưa, nước máy. Nếu sử dụng nước giếng phải đảm bảo nước an toàn và sạch sẽ.
Cách chăm sóc gà đông tảo nhỏ
: Bí Mật Giống Gà Chọi Vẩy Rồng Có Giá Hàng Chục Triệu Đồng Update 01/2025
Nuôi gà đông tảo trong giai đoạn này, bà con cần chú ý đến kỹ thuật ủ điện. Vì gà không có lông nên chịu lạnh kém, không được thả ra mà cần nuôi nhốt. Khẩu phần ăn cùng cần được cân nhắc để cung cấp đủ chất cho gà lớn khỏe mạnh. Mật độ nuôi trung bình ở giai đoạn này nên là 10 con/m2 với thời gian chiều sáng là 18 giờ.
- Ban ngày có thể sử dụng ánh sáng tự nhiên. Buổi trưa thì đưa gà ra bên ngoài sưởi nắng nếu có nắng chứ không nên để gà trong chuồng quá lâu.
- Buổi đêm thì cần thắp bóng đèn 4U trong khoảng 18 giờ đến 22 giờ. Nếu thời tiết thay đổi trở lanh, gà có biểu hiện dồn đống thì cần thắp bóng đèn 75W để sưởi ấm. Bóng sẽ treo cao khoảng hơn 1m so với nền, 1 bóng chiếu khoảng 25m2.
Người nuôi nên đặt các máng ăn uống gần nhau để kiểu máng tròn có đường kính 15cm, cứ 30 – 40 con thì dùng một máng. Gà con giai đoạn này sẽ ăn khoảng 4 lần trong ngày. Bà con nên chú ý cho ăn vào các khung giờ 7h sáng, 11h trưa, 2h chiều và 5h tối.
Ở những giai đoạn tiếp theo thì tùy vào độ tuổi và phân chia cho gà sống cùng nhau theo mật độ phù hợp. Vì gà trưởng thành rất hoạt bát nên cân nhắc nuôi nhốt cần tối thiểu 1m2 cho gà hoạt động. Những loại chuồng nhỏ chỉ nên nuôi khoảng 2 – 3 con để tránh tranh giành không gian giữa gà gay thương tật và giảm chất lượng nuôi.
Phòng trừ bệnh
Nuôi gà hay gà Đông Tảo thì đều có nguy cơ bị nhiều bệnh khác nhau. Điển hình như dịch tả, cấu trùng, lỵ, tiêu chảy,… Những mầm bệnh này lây lan nhanh dẫn đến gà tử vong nhiều làm ảnh hưởng đến kinh tế và công sức chăm sóc.
Do đó, để giảm thiểu tối đa thì bạn cần vệ sinh chuồng sạch sẽ hằng ngày. Thường xuyên tẩy uế chuồng trại. Các dụng cụ, thiết bị chan nuôi gà cũng cần được làm sạch sẽ và sát trùng định kỳ để sớm phát hiện và tiêu diệt mầm bệnh.
Cách chọn gà đông tảo thuần chủng & gà lai
Gà thuần chủng
- Mình: Thon, không bầu bĩnh
- Lông dày, bản lông to
- Hậu môn: Rất bầu bĩnh. Phần lông ở dưới hậu môn thưa
- Chân to sắc đỏ hoặc hồng
- Khung sườn to
- Chân tròn đều, to bằng cổ tay hàng vẩy cũng đều. Không có hiện tưởng vẩy bẹt, chỗ to chỗ nhỏ
- Trọng lượng từ 4kg trở lên
Gà lai
- Bàn đế: Ngón dài, nhỏ
- Chân nhỏ, vàng
- Khung sườn nhọn, dài
- Đầu nhỏ, trọng lượng nhiều nhất là 3kg
Những lưu ý trong quá trình nuôi gà Đông Tảo
Chuồng trại
Giống gà quý hiếm này muốn đạt được chất lượng cao thì bà con nên thả vườn hoặc nuôi nhốt theo quy mô công nghiệp. Nhưng tốt nhất vẫn là nên thả vườn vì loại này vừa khỏe mạch, thịt chắc, hoạt bát mà chân lại to. Và có thể đạt được trọng lượng tối đa. Không những vậy chất lượng thịt cũng cao hơn gà nuôi nhốt.
Chuồng nuôi gà cần đủ ấm cho gà và không được ứ nước chút nào. Vì thế bạn nên xây nền chuồng cao hơn mặt đất và lót rơm hoặc trấu cho gà có chỗ ngủ. Nếu nuôi nhốt thì cần đảm bảo thức ăn và nước uống đều nhau để cả đàn phát triển đồng đều.
Chuồng trại cần sạch sẽ để tránh dịch bệnh. Bà con nên dùng thuốc khử trùng tại các nhà thuốc thú y để xịt cho chuồng từ 2 tuần 1 lần hoặc thường xuyên hơn
Nuôi gà Đông Tảo không khó. Bạn chỉ cần nắm vững được những kỹ thuật nuôi cơ bản thôi là đã có được đàn gà kinh tế cao và khỏe mạnh rồi.
Lưu ý nhỏ
Nếu có điều kiện, bạn nên nuôi thả vườn. Nếu chỉ có diện tích nhỏ, bạn có thể xây chuồng cho chúng theo những yêu cầu sau:
- Chuồng nuôi gà đông tảo phải có lưới che chắn gió.
- Chuồng không quá chật để gà có thể chạy nhảy
- Chuồng có lưới che chắn gió. Nhiệt độ trong chuồng không có qua nhiều sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm phòng chim, chuột
- Nền chuồng cao hơn mặt đất
- Hàng tháng thay trấu và rải trấu mới, vệ sinh chuồng sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi
- Bố trí các máng ăn đều nhau, bình quân 40 – 50 con/máng
- Gà trống và mái có thể nuôi chung với tỉ lệ được bảo đảm là 4 mái: 1 trống
Anh em cũng có thể tham khảo thêm những bài viết về các giống gà đá.
Trên đây gachoiviet.com đã tập hợp chia sẻ anh em những kỹ thuật chăn nuôi. Và những lưu ý phòng trị bệnh cho chú gà đông tảo cụ thể chi tiết. Mong những điều này sẽ mang tới những kinh nghiệm bổ ích để anh em chăn nuôi gà tốt nhất và hiệu quả cao.
facebook ▏gachoiviet.com
: Kỹ thuật thuần hóa Gà rừng lông đỏ – Có thể bạn chưa biết Update 01/2025