Tìm hiểu nguyên nhân gà không chịu đá và cách khắc phục Update 12/2024

Gà không chịu đá nhát đòn, lỏn lẻn có tên gọi chung là “Gà rót”, đây là một trong những biểu hiện không hiếm gặp đối với những sư kê nuôi gà chọi lâu năm, thường xảy ra khi gà bị thua hoặc đá quá nhiều dẫn đến sợ đòn đau, nhát đòn, gặp gà đối thủ là chạy.

Đa phần những chú gà này trước đây đều đá rất sung, thi đấu hăng hái nhưng vì một biến cố nào đó như bị thua, thi đấu cường độ cao, xổ gà quá nhiều, thay lông, đổi chổ ở…mà gà chọi trở nên lỏn lẻn, không chịu đá, dựng tóc gáy, bỏ chạy.

Nuôi một con gà chọi mà gà lại không chịu đá thì quả thật là thất bại. Gà rót nếu trong nghề nuôi lâu năm ắt hẳn sẽ hiểu nó là gì; nhưng với bạn mới tập tành chơi gà thì đây là từ còn xa lạ. Từ gà rót dùng để chỉ những con gà đá nhưng lại nhát đòn; chưa đá đã bỏ chạy. Vậy cách trị gà không chịu đá sao cho hiệu quả? Tìm hiểu một số nguyên nhân và cách chữa gà không chịu đá sau đây nhé.

ga khong chiu da

Nguyên nhân gà không chịu đá

Thông thường có vài nguyên nhân chính dẫn đến việc gà không chịu đá:

: Tìm hiểu nguyên nhân gà không chịu đá và cách khắc phục Update 12/2024

  • Gà còn non tơ bị nhốt chung với những con gà cội khác; việc này dễ dẫn đến việc gà mới bị ăn hiếp, sợ đòn.
  • Gà đá đang có bệnh trong người; hoặc đang bị thương chưa hồi phục mà lại cho đi thi đấu tiếp. Điều này khiến gà đá bị quá sức do không được chăm sóc cẩn thận sau khi thi đấu. Cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh hoặc om sức cho gà thật tốt trước khi cáp độ.
  • Sau khi trải qua trận đấu không cân sức, gà dễ bị tâm lý ảnh hưởng, trở nên nhát đòn hơn.
  • Gà thay lông không chịu đá cũng là một trong những nguyên nhân.

Ngoài ra, có rất nhiều lý do để làm cho gà chọi không chịu đá, gà nhát đòn, bỏ chạy. Vậy hãy cùng đi sâu vào từng nguyên nhân cụ thể.
Gà chọi đang bị bệnh: Do đó mà chúng không chịu đá, nhát đòn bởi sức khỏe lúc này đang rất yếu, không còn đủ sức để thi đấu. Các triệu chứng để nhận biết gà đang bị bệnh như ủ rủ, xù lông, chảy nước mũi, khò khè, mắt kém, da cổ trở nên mềm, nóng…Lúc này phải thực hiện việc chăm sóc, cho gà nghỉ ngơi và điều trị cho gà. Sau khi đã điều trị dứt điểm mới tiến hành cho gà đá lại.

Chế độ nuôi chưa hợp lý: Nhốt gà chọi chung với những con khác. Bởi khi nhốt chung sẽ dễ dẫn đến việc những con già hơn bắt nạt các con mới, con tơ. Từ đó tạo ra cảm giác sợ sệt, nhút nhát. Khi thi đấu sẽ dễ nhát đòn, bỏ chạy.

Chế độ luyện tập, xổ gà không hợp lý: Việc thi đấu cường độ cao liên tục dễ dẫn đến gà chọi không chịu đá, nhát đòn, sợ sệt. Phần lớn nằm ở chổ gà cần phải có thời gian nghỉ ngơi, hồi phục lại sức khỏe. Nếu chưa kịp hồi phục mà đã mang ra đá tiếp, xổ tiếp thì rất dễ bị nhát đòn, bỏ chạy. Cái này cũng rất thường gặp ở những người mới nuôi nuôi gà chọi.

Thiếu kinh nghiệm khi cáp cặp thi đấu: Nhiều sư kê thấy thể trạng to, chắc khỏe mà nhầm với việc chúng đã trưởng thành, đủ già dặn để có thể vào các sới gà, trường gà thi đấu. Tuy nhiên, bởi vì gà còn non, còn tơ mà lại đấu với những đối thủ sừng sỏ nên chúng dễ quay đầu bỏ chạy là điều dễ hiểu.

Nguyên nhân khác: Gà chọi đang thay lông lại cho đi đá hoặc di chuyển sang chuồng mới không hợp lý…đều làm gà chọi trở nên sợ sệt, không chịu đá.

ga choi khong chiu da

Cách trị gà không chịu đá

Đối với những người lâu năm, có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi gà chọi thì khi gà bị rón, không chịu đá sẽ có nhiều phương án để làm chúng sung lên, hưng phấn lại, các cách gồm :

Chế độ chăm sóc phù hợp

Đối với những gà chọi không chịu đá, gà rón, gà nhát đòn thì phải nuôi cách ly chúng ra, nuôi riêng một không gian khác để sự bản lĩnh, tự tin của chúng được trỗi dậy. Thời gian cách ly chúng phải từ nửa tháng trở lên trong các khu vực ít ánh sáng, kết hợp với việc thả vườn để chúng tăng sự tự tin, bản lĩnh. Trong trường hợp gà không mắc bệnh thì việc làm này sẽ có hiệu quả rõ rệt trong 2 đến 3 tuần triển khai.

Trong quá trình nuôi nhốt riêng này, phải kết hợp với quá trình luyện tập phù hợp và chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp gà chọi mau lấy lại được sự hung hăng, hiếu chiến của mình.

Tập trước các bài tập vần hơi, vần đòn

Theo đó, đối với những con gà chọi không chịu đá, gà rón thì trước khi cho bước vào thi đấu nên cho tập trước các bài tập như vần hơi, vần đòn, quần bội, chạy bộ quanh vườn…Các bài tập nên được bố trí từ nhẹ đến nặng dần, tần suất cũng tăng từ từ. Bắt đầu tập có thể là 2 hồ vần hơi, 3 hồ vần đòn cũng như kết hợp thêm chạy bộ, đá ma…

Các bài tập với cường độ từ nhẹ đến nặng dần sẽ giúp gà chọi trở nên sung mãn hơn, có thể kết hợp thêm việc quần sương, dầm cán hoặc om bóp vào nghệ để chúng trở nên hăng hái, kích thích sự hưng phấn hơn. Tuy nhiên, trong trường hợp gà bị bệnh hoặc còn ốm yếu, kém ăn thì không nên thực hiện việc om bóp, vào nghệ mà tập trung nhiều vào chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hồi phục sức khỏe cho gà trước.

Chế độ dinh dướng đầy đủ

Một điều hết sức quan trọng khác đó chính là phải kết hợp chế độ dinh dưỡng cho gà không chịu đá, gà rón một cách đầy đủ. Đặc biệt là đạm, protein có trong các chất tanh như sâu bọ, thịt bò, lươn trạch, sò huyết, cá chép…nhằm giúp chúng lấy lại được sự sung mãn, hung hăng của mình.

Ngoài ra, cung cấp thêm các loại vitamin, chất khoáng như Vitamin B1, Vitamin A, Vitamin B12…có trong các loại thuốc bổ, thuốc tăng lực.

Cải thiện cách tập luyện cho gà chọi Cách nuôi gà đá sung

: Kĩ thuật nuôi gà đá có lực để trở thành chiến kê siêu hạng Update 12/2024

Đối với gà rót thì vẫn nên có các bài tập luyện giống như gà chọi bình thường. Nên tập theo mức độ chịu đựng của gà, không nên thúc ép gà quá nhiều; một số bài tập cư bản như: chạy quanh lồng, vần đòn; chạy sương, dầm cán.

Theo kinh nghiệm của các sư kê thì cách chữa gà bỏ đòn thì có thể cho gà mái nhốt chung với gà đòn không chịu đá, giúp cúng lấy lại phong độ sau khi đã đạp mái 1 đến 2 lần.

: Bí Quyết Xây Chuồng Gà Đẻ Trứng Năng Suất Cao Kinh Phí Thấp Update 12/2024

Om gà sau những trận đấu hoặc vần bằng nghệ ngâm rượu; điều này chỉ nên thực hiện với gà đang khỏe mạnh. Bạn cũng có thể sử dụng thêm các loại thuốc trị gà rót có trên thị trường như thuốc LAMPAM.

Tuy nhiên không nên quá lạm dụng nhiều vào thuốc trị gà gót. Với cách làm trên kết hợp thêm cách trị gà không chịu ăn và cách nuôi gà đá bằng thuốc chắc hẳn bạn sẽ sở hữu một chú chiến kê như trong mơ sớm mà thôi.

: Hướng dẫn làm chuồng nuôi gà tre từ A – Z Update 12/2024

Nuôi chung với gà mái

Ngoài ra, còn một mẹo nhỏ nhằm trị tình trạng gà chọi không chịu đá, gà rón đó chính là nuôi chúng chung với những con gà mái để nó được đạp mái từ 1 đến 2 lần. Việc này sẽ giúp chúng mau lấy lại được sự hưng phấn, sung mãn, từ đó đỡ nhát hơn.

cach tri ga choi khong chiu da

Sử dụng thuốc chữa gà không chịu đá

Ngoài ra, các sư kê cũng có thể kết hợp thêm việc điều trị bằng thuốc, một vài cái tên có thể tham khảo qua như Lampam, Super Energy,…giúp gà chọi lấy lại được sự sung mãn, hưng phấn, máu chiến hơn khi sử dụng.

Đối với các loại thuốc trị gà rót, gà chọi không chịu đá phần lớn đều có các công dụng như sau :

  • Bổ sung amino axit, vitamin thiết yếu
  • Kích thích gà sung mãn, khỏe hơn.
  • Tăng khả năng trao đổi chất và hấp thụ cho gà.
  • Giúp gà chọi bớt căng thẳng khi thi đấu hoặc thay đổi môi trường sống.
  • Ngăn việc rớt bo khi đi xa.

Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng, sử dụng liều lượng cao vì dễ làm hỏng gà. Tốt nhất là nên theo liều lượng chỉ định cũng như kết hợp với các bài luyện tập, chế độ dinh dưỡng, chế độ nuôi nhốt…nhằm đạt được hiệu quả cao nhất mà an toàn cho gà chọi.

Trên đây là tất tần tật những nguyên nhân và cách chữa trị gà không chịu đá hiệu quả nhất được đúc kết từ kinh nghiệm nuôi gà nhiều năm của Thanke.net. Hy vọng chúng giúp ích cho anh em. Chúc chiến kê của anh em mau khỏi và có mộ phong độ tốt nhất trong lần đấu tới.

Rate this post