6+ Phương Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Gà Mổ Lông Đuôi Phao Câu Nhau Update 12/2024

Gà mổ lông mổ phao câu nhau có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không khắc phục sớm có thể gây thiệt hại không nhỏ trong đàn gà. Chúng sẽ tự mổ nhau cho tới chết vì vết thương nhiễm trùng và mất máu. Vì thế người nuôi cần đảm bảo phát hiện sớm tình trạng này và phòng tránh căn bệnh trong đàn gà nuôi nhà mình. Vậy khi gà mổ đuôi nhau thì chúng ta nên làm như thế nào?

Nguyên nhân gà mổ lông đuôi phao câu nhau

Gà là một loài thích sống theo bày đàn. Nhiều loài động vật sinh sống theo một hệ thống phân cấp, và gà không là ngoại lệ. Hệ thống phân cấp được tạo ra và giữ trật tự trong đàn gà.

: 6+ Phương Pháp Khắc Phục Hiện Tượng Gà Mổ Lông Đuôi Phao Câu Nhau Update 12/2024

Thứ tự của từng con trong đàn gà cũng là động lực để chúng tồn tại và xác thực vai trò của chúng trong đàn. Thứ tự có ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của gà như cho ăn, uống, đẻ trứng, ngủ, quấy rầy, giao phối và thậm chí là tắm bụi. Các thành viên trong đàn gà được xếp ở vị trí từ cao nhất đến thấp nhất theo thứ tự.
Những con gà đầu đàn sẽ có nhiệm vụ tìm ra theo dõi những kẻ săn mồi, tìm chúng xử lý, giao phối và đuổi theo những con gà trống khác xa những con gà mái. Con gà trống chọn vài con gà mái cho mình và sinh sống thành một tổ, những chú gà trống thấp hơn cũng chọn cho mình một tổ khác và không xâm phạm lẫn nhau, gà mái thì cũng chỉ sống trong tổ mà chúng thừa nhận với nhau và sẽ đánh đuổi những con gà mái khác tổ khác.

Những con gà ở thứ tự cao hơn trong đàn có thể ăn nhiều hơn trong khi các thành viên xếp hạng thấp hơn thường chờ đợi hoặc tránh né ra chỗ ăn khác. Điều đó ảnh hưởng đến với những mọi thứ, kể cả cách ăn, ngủ, vệ sinh của chúng.

Những con gà mái họp tổ với gà đầu đàn sẽ mổ lông đuôi những con gà mái thấp hơn cho đến khi chúng di chuyển đi chỗ khác. Những con gà mái yếu hơn sau đó phải đợi cho đến khi những con gà mái thống trị ăn uống xong, hoặc tránh né giữa những con gà trống trong khi ăn.

Sau những lần gà mổ phao câu nhau, rượt đuổi và tranh chấp nhỏ, trật tự trong đàn của chúng sẽ được được thiết lập và làm cho mỗi con gà biết nơi chúng xếp hạng. Trừ khi trong đàn có sự thay đổi về số lượng, có thêm thành viên mới hoặc chết một vài thành viên cũ, thứ tự của những con gà sẽ bị thay đổi và chúng sẽ tự xác lập trật tự mới gây ra hiện tượng gà hay mổ lông nhau, gà mổ phao câu nhau.

Những chú gà bị mổ đến chết thường không bị mặc bênh gì cả mà chỉ chết vì bản năng sinh tồn của những chú gà khác trong đàn mà thôi. Chúng ta cũng có thể vặt lông gà và làm thịt để ăn bình thường chứ không ảnh hưởng gì khác.

Trước khi tiến hành tìm thuốc trị gà mổ lông hoặc các cách khắc phục thì nên tìm ra nguyên nhân xử lý trước. Nhờ đó mà có thể khắc phục được triệt để tình trạng này sảy ra. Kết hợp với cách chữa trị và xử lý bằng thuốc nếu cần hiệu quả nhất. Dưới đây là những nguyên thường thấy nhất của tình trạng gà mổ lông đuôi nhau.

Gà mổ lông đuôi phao câu nhau xử lý như thế nào?

Gà mổ lông đuôi phao câu nhau xử lý như thế nào?

Do stress

: Bệnh CRD Ở Gà Có Nguy Hiểm? Cách Phòng Tránh Bệnh Hiệu Quả Update 12/2024

Gà bị mệt, ốm hoặc căng thẳng, stress cũng có thể khiến chúng cắn mổ lẫn nhau. Và vị trí được nhắm tới chính là phao câu, lông đuôi của con cùng đàn. Khi đó chúng coi đó như một cách để giải tỏa stress của mình. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới chúng bị stress như quá nắng nóng, mưa nhiều không vận động…

Do bản năng sinh tồn cạnh tranh

Gà thường sống theo đàn nhưng chúng vẫn có bản năng cạnh tranh sinh tồn với nhau. Và việc tranh giành thức ăn, tranh ngôi thứ trong đàn cũng thường xuyên sảy ra. Cho dù nuôi gà thả vườn hay gà công nghiệp thì bản năng này vẫn còn. Tuy nhiên với gà nuôi thả vườn thì ít hơn. Chúng mổ lông đuôi, mổ phao câu nhằm thể hiện sức mạnh, cạnh tranh về thức ăn, con mái với nhau là điều dễ hiểu.

Mật độ nuôi quá lớn

Khi nuôi gà số lượng lớn thì việc chú ý tới mật độ nuôi là quan trọng. Đặc biệt đó là nuôi gà công nghiệp hoặc gà thả vườn thường xuyên nuôi nhốt. Mật độ quá lớn sẽ sinh ra stress, cạnh tranh với nhau. Vì thế mà chúng sẽ tiến hành mổ phao câu, cắn nhau là điều dễ hiểu.

Mật độ gà cũng có thể khiến gà mổ lông đuôi nhau.

Mật độ gà cũng có thể khiến gà mổ lông đuôi nhau.

Không đủ dưỡng chất

Trong quá trình sinh trưởng của gà thì cần rất nhiều chất khác nhau. Nếu nuôi tự nhiên hoặc bán dân dã thì chúng có thẻ tự đi tìm kiếm các chất này và tự bổ xung. Tuy nhiên nếu nuôi công nghiệp thì khó hơn rất nhiều. Trong khi lượng thức ăn cho gà không đáp ứng đủ yêu cầu về chất thì việc mổ lông máu, lông đuôi của nhau ăn là điều dễ hiểu nhất.

Nhất là quá trình gà thay lông thì chúng cần nhiều dưỡng chất hơn để hoàn thiện phần lông. Khi đó lại bắt gặp gà cùng đàn cũng đang thay lông với những chiếc lông máu hấp dẫn thì chúng sẽ tiến hành mổ ngay. Có nhiều người nói gà mổ lông đuôi nhau ăn do thiếu chất rau xanh. Điều này cũng đúng vì rau xanh cung cấp 1 lượng lớn chất xơ cho gà. Chúng góp phần trong quá trình mọc lông gà khi gà thay lông.

Bản năng ăn uống

Nếu để ý kỹ thì gà rất thích những loại thức ăn có mùi tanh. Có thể kể tới như giun, dế, ốc, cóc nhái, cá… Vì thế những chiếc lông máu với mùi tanh đặc trưng của thịt tươi khiến chúng kích thích. Chúng không đủ để nhận thức đó không phải là thức ăn. Vì thế việc của chúng là nếu vẫn mổ vẫn chén được thì cứ ăn đã.

Bị nhiều rận mạt mò

Việc bị quá nhiều rận mạt mò có thể là nguyên nhân khiến chúng tiến hành mổ lông đuôi nhau. Nhiều khi rõ ràng là mình ngứa nhưng lại gãi sang người khác để thỏa mãn. Đó cũng có thể là tình trạng chung của những con gà mổ lông ăn này.

Gà mổ phao câu nhau cũng có thể do nhiều rận, mạt gà.

Gà mổ phao câu nhau cũng có thể do nhiều rận, mạt gà.

Gà mổ lông phao câu nhau do tò mò

: Cách chữa gà bị phù – Mẹo hay ai cũng nên biết Update 12/2024

Nói về tính tò mò thì gà cũng nằm trong những loài vật tọc mạch nhất. Chúng rất tò mò với những thứ chuyển động nhẹ nhàng hoặc có màu đỏ bắt mắt. Nếu chưa xác định được có phải là thức ăn hay không nhưng chúng vẫn cứ mổ và mổ. Cho tới khi phao câu gà đối phương đã hết lông và đã ứa máu vẫn không dừng lại.

Gà mổ nhau là thiếu chất gì?

Nói thêm về nguyên nhân không đủ dưỡng chất cho gà bên trên. Khi gà mổ nhau thường là độ tuổi của gà đang tuổi thay lông từ tháng 4-5 dương lịch tới tháng 8-9 dương. Đây chủ yếu là những con gà tơ đang tiến hành thay lông. Vì thế mà lượng dưỡng chất chúng cần là rất nhiều. Vì thế nguyên nhân thiếu chất là có thể sảy ra khi gà đang thay lông.

Chú ý thức ăn cho gà để gà không bị thiếu chất.

Chú ý thức ăn cho gà để gà không bị thiếu chất.

Chúng cần lượng lớn vitamin, chất xơ, đạm khoáng để hoàn thiện quá trình thay lông, ra lông. Chủ nhân cần tích cực bổ xung thêm các nguồn dưỡng chất này nếu thấy chúng có biểu hiện gà mổ lông đuôi nhau. Bổ xung thêm rau xanh hoặc các loại thức ăn tổng hợp hàm lượng dinh dưỡng cao là cách hợp lý nhất. Rất khó để xác định gà mổ nhau là thiếu chất gì cụ thể. Nhưng chúng ta cần bổ xung lượng thức ăn vừa đủ để đảm bảo nhất.

Cách khắc phục gà hay mổ lông đuôi nhau, gà mổ phao câu nhau:

Hãy tìm ra nguyên nhân kể từ bản năng sinh tồn của chúng từ những lý do nêu trên:

1. Môi trường sống của gà:

  • Do đàn gà quá đông đúc, khiến chúng có thể khó xác lập trật tự với nhau, chúng mổ lông đuôi nhau mọi lúc mọi nơi, từ lúc ăn, tắm cho tới lúc ngủ.
  • Điều làm cần thiết là chúng ta tìm ra nguyên nhân cụ thể sau đó tìm kiếm giải pháp: xây thêm chuồng trại, chia nhỏ thành các đàn gà khác nhau, đảm bảo điều kiện sống của gà.
  • ​Khi cho ăn thì cũng phải cho ăn theo thứ tự từ những con đầu đàn đến những con thấp nhất, tôi nghĩ bạn nên dành thơi gian để theo dõi trật tự của đàn gà.
  • Tắm bụi trên mặt đất là sở thích của gà, hãy xây những hố cát rộng khoảng 1-2 m2, số lượng hố tùy thuộc vào số lượng gà của bạn để đảm bảo chỗ tắm bụi cho chúng.
  • Xây chỗ ngủ hình thang cho gà làm sao để tốn ít diện tích nhất và để gà không thể tranh nhau để giành chỗ ngủ cho mình.
  • Chúng thích đẻ trứng ở những khu vực tối và nơi tách biệt, thế nên khi chọn tổ cho mình thì gà mái cũng mổ nhau để tranh giành cho mình những nơi có điều kiện tốt nhất để đẻ trứng.

2. Bổ sung dinh dưỡng cho gà theo từng giai đoạn:

  • Gà rụng lông và thay lông theo giai đoạn, vào thời kỳ chúng thay lông thì chúng cần rất nhiều chất dinh dưỡng cho việc đó, hãy đảm bảo đủ số lượng thức ăn cho gà để chúng không thể mổ lông đuôi nhau để tranh dành thức ăn cho việc lớn lên của mình.

3. Sự thay đổi về cảm xúc của gà:

  • Khi thời tiết xấu, đàn gà bị nhốt trong chuồng thường xuyên và không thể được thả ra để có những hoạt động bên ngoài, chúng sẽ chán nản và có thể sẽ tìm cách mổ nhau để giải tỏa cảm xúc của mình.

4. Vệ sinh sạch sẽ:

  • Hãy đàm bảo chuồng gà và môi trường sinh sống của đàn luôn sạch sẽ, không có những ký sinh trùng, gà có thể tự mổ mình nếu cảm thấy ngứa.
  • Gà thích nhất là thức ăn sống, mùi tanh từ các vết trầy xước, và tắm bụi. Điều đó lý giải vì sao nếu 1 con trong đàn bị thương chảy máu thì có lẽ cả đàn sẽ quây nhau vào và mổ tới khi không còn gì nữa thì thôi.
  • Đối với những chú gà như thế thì hãy dùng máy vặt lông gia cầm để làm thịt ngay tránh việc gây mất vệ sinh chuồng trại và các loại bệnh tất khác.

5. Đeo kính cho gà là biệt pháp làm giảm thị lực tốt nhất, khiến gà chỉ dùng được thính giác để tìm cái ăn và không thể mổ nhau.

Cách chữa gà nhổ lông đuôi nhau

6. Loại bỏ ngay những chú gà bị thương ra khỏi đàn gà hoặc tách chúng ta nhốt riêng.

  • Những chú gà như thế sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong đàn nếu bị những vết thương ngoài da như vây.
  • Bạn cũng có thể vặt lông để làm thịt gà hoặc mở dịch vụ bán thịt gà ngay tại nơi chăn nuôi sản xuất để phục vụ những du khách thích ăn thịt gà ở những nơi có nguồn gốc xuất xưởng.

Thuốc trị gà mổ lông dùng loại nào?

Nếu những cách trên chưa thể giải quyết ngay tình trạng gà cắn mổ lông nhau thì chúng ta tìm tới thuốc trị gà mổ lông. Ưu điểm của chúng là phát huy nhanh tác dụng một cách hiệu quả. Giải quyết tình trạng gà mổ lông nhau mà chưa có cách giải quyết lâu dài. Dưới đây là một số gợi ý:

  • Sử dụng thuốc 6g Super-Vitamin hoặc 6g Doxyvit. Trộn lẫn với thức ăn cho gà ăn tối đa 3 tuần. Còn nếu thấy tình trạng được giải quyết thì nên loại bỏ và áp dụng những cách an toàn bên trên.
  • AMINOGOLD trộn lẫn với thức ăn hoặc nước. Liều dùng 2g/lít nước hoặc 4g/kg thức ăn.
  • ANTIMOCA 100g chống stress cho gà, cân bằng dinh dưỡng. Trộn vào nước uống hoặc thức ăn trong liệu trình 3-5 ngày. Dùng 2g/lít nước uống.
  • Povimix cung cấp thêm các dưỡng chất cần thiết cho gà. Pha 1g với 1-2 lít nước.

Trên đây là những chia sẻ của vaat.org.au về gà mổ lông hoặc gà mổ phao câu đuôi nhau. Các bạn có thể áp dụng cho đàn gà của mình một cách hiệu quả nhất. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với chúng tôi hoặc comment xuống bên dưới nhé.

: Bệnh Gà Rù (Bệnh Newcastle) – Những Điều Bạn Nên Biết! Update 12/2024

Rate this post