Gián Dubia là một loại gián đất thuộc bộ Blattodea có kích thước khá lớn khi trưởng thành, chứa tới 28% Protein nên thường được dùng làm thức ăn cho vật nuôi. Loài gián này được bán tại Nhật với giá thành tương đối cao. Vậy gián Dubia có gì khác so với gián Việt Nam? Cách nuôi gián đất Dubia như thế nào hiệu quả nhất?
Tìm hiểu về gián Dubia: đặc điểm, tập tính, sinh sản,…
Đặc điểm và tập tính sống của gián Dubia
Gián Dubia là loài côn trùng sống về đêm, thuộc bộ Blattodea (bao gồm gián và mối). Kích thước khi trưởng thành khá lớn, một con gián đất Dubia dài từ 35-40mm, thân hình mập, màu nâu đậm, có chỗ gần như màu đen. Gián đất Dubia khá kém trong khoản di chuyển, thường sống trong các bụi cây ở rừng nhiệt đới hoặc những nơi có độ ẩm thích hợp. Thức ăn chính của loài gián đất này chủ yếu là rễ cây, mùn đất, xác động vật phân hủy.
: Gián Dubia là gì? Cách nuôi gián đất Dubia đơn giản mà hiệu quả Update 01/2025
Khác với gián Việt Nam, gián Dubia cần môi trường thích hợp để sinh sống, đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng và độ ẩm. Vì là động vật biến nhiệt nên loài gián này dễ dàng bị tác động bởi nhiệt độ môi trường sống. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp cũng có thể khiến gián bị chết. Độ ẩm thì ảnh hưởng đến sự phát triển của gián.
Gián Dubia rất nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm xung quanh. Theo một số nghiên cứu, nhiệt độ thích hợp cho cho gián Dubia là 23-35 độ C và độ ẩm là 80%.
Gián Dubia đẻ trứng hay đẻ con?
Chắc hẳn bạn đều biết gián là loài động vật đẻ trứng, nhưng gián Dubia là một ngoại lệ vì chúng đẻ con. Bất kì con gián nào khi đủ trưởng thành đều có thể sinh sản vô cùng tốt. Đây là một ưu điểm khi bạn lựa chọn loài gián này để nuôi.
Khác với những loài gián khác, gián Dubia đẻ con thay vì đẻ trứng
Một con gián Dubia có thể đẻ được 20-30 con trong một lần sinh đẻ. Cách 1-2 tháng, gián đẻ con 1 lần. Gián mẹ không ăn con non và phân biệt được con non với thức ăn nên bạn không cần phải tách riêng chúng.
>> Có thể bạn quan tâm: List 30 các loại sâm đất Việt Nam hiện nay và tác dụng của cây sâm đất
Cách nuôi gián đất Dubia
Tuy cùng thuộc loài gián ở Việt Nam nhưng gián Dubia lại khó nuôi hơn. Để nuôi được gián Dubia bạn cần có sự cẩn thận và tỉ mỉ vì loài gián này nhạy cảm với nhiều thứ. Dưới đây là những tìm hiều của mình về cách nuôi loài gián này.
Chọn thùng nuôi
: 20 các loài chim cảnh nhỏ thường nuôi trong nhà ở Việt Nam Update 01/2025
Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại hộp xốp, nhựa, đất nung,… chỉ cần đảm bảo gián được bao quanh một cách an toàn. Nếu đầu tư hơn bạn có thể xây các chuồng xi măng nhỏ để tiện hơn trong việc chăm sóc. Nhìn chung cách nuôi gián Dubia không quá khó nên việc lựa chọn thùng nuôi tốt sẽ giúp cho việc chăm sóc dễ dàng hơn.
Bất kỳ thùng nhựa, xốp nào cũng có thể sử dụng để nuôi gián Dubia
Chọn loại đất
Bên cạnh việc chọn thùng nuôi thì chọn loại đất cũng là một công đoạn khi nuôi gián Dubia. Bạn có thể sử dụng nhiều loại đất, cát khác nhau miễn sao đảm bảo độ ẩm cho loài gián này sinh sống. Đối với những ai nuôi nhiều hoặc muốn đầu tư thì nên sử dụng đất vi sinh, đất sơ dừa. Hoặc đơn giản nhất là sử dụng loại đất trong chính khu vườn nhà bạn.
Cách nuôi gián đất Dubia không khó, bạn có thể sử dụng bất kì loại đất nào để nuôi, nhưng tốt nhất vẫn là đất vi sinh và đất sọ dừa.
Chọn con giống
Bắt gián đất ở đâu để nuôi? Việc này khá dễ dàng vì gián Dubia không cần gián đực vẫn có thể sinh sản bình thường. Vì vậy khi mua gián Dubia, bạn nên chọn con cái tức là những con không có cánh để dễ nuôi lại không bay lung tung.
Nên chọn con cái để nuôi vì chúng có thể sinh sản mà không cần con đực
Đôi với người mới nuôi lần đầu thì nên nuôi khoảng vài chục con trong một chiếc thùng xốp nhỏ. Bạn có thể mua hoặc đi xin của những người đã nuôi quen những con gián trưởng thành hoặc gần lớn thì tuổi thọ sẽ lâu hơn và dễ nuôi hơn. Chi phí mua gián Dubia không đắt, chỉ khoảng trên dưới 60 ngàn đồng cho một hộp khoảng 60 con.
Quy trình nuôi
Đầu tiên, bạn cần cho đất (hoặc cát) vào thùng, lưu ý đất chỉ cao 3-5cm là được. Nếu bạn bỏ quá nhiều đất sẽ khiến gián dễ bò đi hoặc trốn dưới đất, khó bắt. Phần nắp thùng bạn đục những lỗ tròn nhỏ, dùng lưới mắt dày dán vào những chỗ đó để đảm bảo không khí nhưng không cho quá nhiều ánh sáng lọt vào.
Tiếp theo bạn chỉ cần bỏ gián vào trong hộp, cho thức ăn và đậy nắp vào. Bạn có thể để một vài cành cây nhỏ bên trên mặt đất cho gián sinh sống. Khi nuôi nên để ý lượng thức ăn cho gián, tránh để hết thức ăn sẽ khiến gián Dubia gầy và tuổi thọ thấp. Hơn nữa giá thức ăn cho 1kg loài gián này (80-100 con) chỉ tốn từ 12-15 ngàn đồng. Trong khi bạn phải mua với giá trên dưới 1 ngàn đồng/con.
Thức ăn cho gián Dubia rất rẻ trong khi bên Nhật bán loại gián này với giá 500 Yên (tương đương 100k) cho một hộp nhỏ
Nên cho gián Dubia ăn vào chiều tối thay vì lúc sáng để hạn chế nhất ánh sáng tiếp xúc với chúng, giúp gián dễ dàng phát triển. Khi gián đã lớn, bạn có thể bắt những con to, khỏe tách riêng để chúng không ăn tranh của con con và dễ sinh sản cho lần sau hơn.
Không nên thăm, xem gián quá nhiều lần trong ngày để gián phát triển một cách tự nhiên nhất có thể.
Những lưu ý quan trọng khi nuôi gián đất Dubia
Để ý ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm
: Hệ sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái rừng trong môi trường thiên nhiên Update 01/2025
Chắc hẳn bạn đều biết gián sợ gì đúng không? Gián rất sợ ánh sáng, giống như những con gián nhà Việt Nam, gián Dubia cũng không thích ứng được với ánh sáng. Khi có ánh sáng chiều vào chúng thường chạy đi chỗ tối hoặc chui xuống đất. Vì vậy khi nuôi gián Dubia bạn cần lấy những tấm lưới có nhiều mắt nhỏ để cho ánh sáng cũng như đảm bảo oxi cho chúng.
Ngoài ra khi nuôi gián Dubia cũng cần đặc biệt lưu ý đến độ ẩm và nhiệt độ. Điều này giúp cho gián lột xác và phát triển tốt hơn. Nếu thấy thời tiết có tình trạng hanh khô, đất nuôi gián nứt nẻ thì hãy xịt phun sương một lượng nước nhỏ vào đất. Hay nếu như bạn thấy nhiệt độ quá nóng lên đến hơn 35 độ C thì nên đưa thùng nuôi gián vào chỗ râm mát nếu không gián sẽ đánh nhau và chết.
>> Xem thêm: List 30 các loại sâm đất Việt Nam hiện nay và tác dụng của cây sâm đất
Phòng tránh nấm, sán cho gián
Tuy rằng gián Dubia cần một môi trường ẩm để sinh sống nhưng nếu quá ẩm (lớn hơn 80%) thì rất dễ gây nấm, mốc thức ăn trên đất hoặc môi trường xung quanh. Khi gián ăn phải thức ăn nấm mốc sẽ bị bệnh và chết. Hoặc nếu như vật nuôi của bạn ăn phải con gián bị bệnh thì khả năng bị lây nhiễm có thể xảy ra.
Bên cạnh đó bạn cũng cần phòng tránh sán khi nuôi gián Dubia hay nuôi gián đất khác. Sán thường xuất hiện khoảng tháng 5 đến tháng 9 vì đây là mùa sinh sản, hơn nữa thời tiết nóng bức dễ gây bệnh.
Sán thường đi vào trong gián qua đường ăn uống, cụ thể là thức ăn. Vì vậy bạn cần cho gián ăn loại thức ăn an toàn, không chứa sán, tuy không cần quá đắt và sạch sẽ vì loài gián này rất dễ ăn nhưng phải đảm bảo không có sán trong đó.
Nếu được chăm sóc tốt thì một con gián đất Dubia có thể sống được từ 150-203 ngày tùy con. Thời gian càng sống lâu chứng tỏ gián càng khỏe mạnh, dễ sinh sản và là nguồn protein lớn cho vật nuôi như cá, bò sát, chim,…
Hiện nay việc nuôi gián Dubia còn khá mới do nhiều người còn lo ngại về độ an toàn và vệ sinh. Tuy nhiên thực tế cho thấy loài gián này rất hiền và khác hẳn gián nhà Việt Nam. Hơn nữa, với lượng Protein cao lên đến 28% thì đây là nguồn thức ăn hoàn hỏa thay cho sâu, dế.
>> Xem thêm: List 30 các giống vẹt ở Việt Nam dễ nuôi và được nhiều người ưa chuộng