Bí Quyết Xây Chuồng Gà Đẻ Trứng Năng Suất Cao Kinh Phí Thấp Update 11/2024

Làm chuồng gà đẻ trứng khác với các mẫu chuồng gà khác. Không quá chiếm nhiều diện tích nên có thể xây dựng nhiều ô chuồng khác nhau. Và quan trọng nhất là phải thuận tiện cho việc thu hoạch trứng và vệ sinh làm sạch. Do vậy các mẫu chuồng gà đẻ trứng thường khá đơn giản. Đặc biệt là nếu gà đẻ trứng quy mô công nghiệp thì còn dễ hơn nữa. Sau đây vaat.org.au xin hướng dẫn các bạn cách làm chuồng gà đẻ trứng nhé.

Yêu cầu của chuồng gà đẻ trứng

Có 1 số chi tiết của chuồng gà đẻ trứng khác với chuồng gà thông thường. Hãy chú ý điều này để thay đổi một cách tốt nhất.

: Bí Quyết Xây Chuồng Gà Đẻ Trứng Năng Suất Cao Kinh Phí Thấp Update 11/2024

Dễ thu hoạch trứng

Chuồng gà đẻ trứng nên thiết kế làm sao để dễ thu hoạch khi trứng được đẻ ra. Như vậy sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Ngoài ra, trứng cũng không bị gà mẹ hoặc các con gà mái khác mổ gây hỏng.

Dễ cho ăn và vệ sinh

Các chuồng gà đẻ trứng nói riêng và cho ăn nói chung thường yêu cầu dễ dàng trong việc cho ăn. Ngoài ra, nếu nuôi kiểu công nghiệp cũng thuận tiện việc làm sạch.

Dễ tháo lắp

Quy mô công nghiệp cần dễ bề tháo lắp. Nhàm thuận tiện khi muốn chuyển chuồng nuôi.

Thông thoáng mát mẻ

Những chuồng gà đẻ trứng cần đảm bảo sự thông thoáng về nhiệt độ không khí. Nhất là những hộ nuôi công nghiệp đặc biệt quan tâm điều này. Nêu làm chuồng nuôi tại các khu vực chuồng trại trong nhà nên thiết kế các loại quạt hút mùi nhé.

Cách làm chuồng gà đẻ trứng đúng kỹ thuật

Chúng tôi xin giới thiệu một số loại chuồng cho gà đẻ trứng nhé. Áp dụng cho các sư kê trong việc nuôi số lượng ít hoặc quy mô công nghiệp.

Chuồng gà đẻ trứng thô sơ

Kiểu chuồng gà phù hợp với những sư kê nuôi số lượng ít. Tận dụng các nguyên liệu có sẵn để làm chuồng nuôi gà. Với điều kiện có thể nuôi nhốt hoặc chỉ cho gà vào đẻ trứng hoặc ấp.

Yêu cầu của chuồng gà này là kín đáo, không thông thoáng quá mức. Có thể che mưa, che nắng thuận tiện cho gà trong việc đẻ trứng hoặc ấp trứng. Đây là cách làm chuồng gà nuôi đẻ trứng không quá phức tạp.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • Tre, nứa hoặc thanh gỗ
  • Dây thép
  • Kìm
  • Cuốc, thuổng
  • Tấm bolo xi măng, áo mưa cũ hoặc tải cũ.

Bước 1 Định hình chuồng nuôi và diện tích

Do các chuồng gà đẻ trứng không cần diện tích quá lớn nên chỉ cần kích thước khoảng 1m vuông hoặc 2m vuông là được nhé. Chúng ta lựa chọn vị trí khuất gió, khuất nắng để tiến hành.

Bước 2 Xây dựng phần khung

Tiến hành xây dựng phần khung chuồng gà vững chắc. Dùng cuốc, thuổng đào những lỗ sâu khoảng 10-15cm. Chôn các cọc gỗ, tre hoặc nứa xuống đất tạo thành hình vuông. Chúng ta đã xong phần khung dọc của chuồng gà. Tiếp đó buộc tiếp các phần khung ngang lại với nhau. Chúng ta nên để các ô cửa sổ của chuồng gà nhỏ 1 chút để tránh gà chui ra khỏi chuồng.

Sử dụng dây buộc bằng thép để tăng sự chắc chắn. Chú ý dùng kìm thay vì dùng tay để làm được điều này. Có thể dùng các thanh sắt thép nhỏ xuyên qua mối buộc. Quay tròn 1 vòng để tăng độ siết chặt.

Chú ý thiết kế thêm phần cửa chuồng để thuận tiện cho việc gà ra vào. Đối với gà đẻ thì nên thiết kế cửa chuồng gà to 1 chút. Sẽ thuận tiện cho việc vào lấy trứng hoặc thăm nom khi gà đang ấp.

Trong những cách làm chuồng gà nuôi đẻ trứng thì phần khung luôn là phần quan trọng nhất.

Bước 3 Lắp mái và bọc xung quanh

Nếu thích sự chắc chắn thì có thể dùng các tấm lợp bô lô xi măng để làm mái. Còn nếu không tận dụng những chiếc áo mưa, bao tải cũ phủ lên bề mặt. Đừng quên để những viên gạch, gói để giúp chúng không bị gió thổi bay.

Xung quanh cũng làm tương tự khi bọc thật kín nhằm đảm bảo gà mái không quá lạnh khi đẻ và ấp trứng. Chúng cũng giúp bảo vệ chuồng gà khỏi chuột hay rắn rết.

Chuồng gà đẻ trứng dạng tầng

Mẫu chuồng gà phù hợp với việc nuôi công nghiệp số lượng lớn nhờ thiết kế dạng tầng. Với kiểu này thì diện tích chuồng gà không quá lớn. Chúng ta có thể nuôi nhốt gà trong chuồng trong suốt vòng đời sinh trưởng của mình.

: Chăm Sóc Gà Chọi Chiến Khoẻ Sung Sức Với Các Bí Quyết Này Update 11/2024

Yêu cầu của mẫu chuồng gà này là có hệ thống khay hứng trứng. Trứng tự động được đẩy ra ngoài mỗi khi gà đẻ xong. Ngoài ra cũng có hệ thống khay hứng phân gà bằng nhôm. Thuận tiện hơn khi vệ sinh và làm sạch.

Cách làm chuồng gà đẻ trứng dạng này cực chắc chắn. Và chi phí không quá nhiều. Có thể đầu tư đơn giản hơn để tiết kiệm chi phí.

Nguyên vật liệu cần chuẩn bị

  • Khung kệ sắt chữ V
  • Các thanh nan bằng sắt hoặc lưới B40
  • Khay hứng trứng bằng ống PVC hoặc ống tre.
  • Khay nhôm
  • Dây thép
  • Kìm

Bước 1 Tiến hành lắp khung sắt chữ V

Chúng ta bắt đầu lắp khung sắt chữ V chắc chắn. Tạo thành hình bộ khung của chuồng gà. Nên để tối đa là 3 tầng tức là khoảng 1,5 cho tới 1,7m. Như vậy sẽ thuận tiện cho việc chăm nuôi và lấy trứng.

Bước 2 Lắp phần vách chuồng gà

Chúng ta có thể tìm mua các vách sắt chuồng gà tại các cửa hàng cung cấp vật dụng cần thiết cho chăn nuôi. Nếu không có chúng ta có thể dùng lưới B40. Tuy nhiên nếu sử dụng lưới B40 cần phải cắt theo đúng kích thước của chuồng gà. Khi đó có thể dùng kéo chuyên dụng để cắt.

Cố định phần lưới b40 hoặc nan sắt vào chuồng gà bằng dây thép. Nếu sử dụng nan sắt có sẵn thì chúng đều có các hèm hoặc ngạch sắt lắp rất tiện.

Bước 3 Lắp phần nền của chuồng gà

Phần nền của của các khay chuồng gà nên để độ nghiêng để trứng dễ dàng lăn ra khi đẻ xong. Độ nghiêng vừa phải từ 15-20 độ. Như vậy tốc độ lăn sẽ không qua lớn giúp trứng không bị vỡ. Riêng phần nền phải để nan thưa 1 chút để trứng có thể chui qua.

Bước 4 Lắp hệ thống khay hứng trứng

Cách làm chuồng gà nuôi đẻ trứng không thể bỏ qua phần này. Chúng ta tiến hành những ống nhựa dẫn nước hoặc các ống tre. Tiến hành cắt dọc chúng để tao thành khay hứng trứng. Nên lựa chọn kích thước khay ống hứng trứng to gấp 1,5 lần quả trứng.

Bước 5 Lắp khay để thức ăn

Khay để thức ăn được thiết kế ra bên ngoài nhằm tiện hơn cho quá trình tiếp thức ăn cho gà. Cũng dễ hơn trong việc loại bỏ những thức ăn thừa gà không ăn hết.

Phần khay thức ăn cũng có thể làm như hệ thống khay hứng trứng.

Bước 6 Lắp hệ thống khay hứng phân

Cuối cùng là hệ thống khay hưng phân gà. Chúng ta có thể thiết kế dạng hình vuông có thành đứng khoảng 5cm. Chúng sẽ giúp cố định phân gà trong khay. Phần khay hứng này nên làm bằng tôn để tiện tháo rời khi vệ sinh làm sạch.

Chuồng gà đẻ trứng thả vườn

Mẫu chuồng gà đẻ trứng dạng thả vườn lại tương đối đơn giản. Không cần nhiều diện tích để cho gà sinh sống. Chỉ cần một ô nhỏ để gà có thể nhảy vào đẻ trứng khi cần mà thôi.

Nếu nuôi số lượng ít chúng ta có thể làm như chuồng gà thô sơ và thiết kế các ổ bên trong đó cho gà đẻ trứng. Ổ này có thể quây gạch vuông lại và phủ rơm vào để cho gà đẻ.

Còn nếu nuôi số lượng nhiều có thể thiết kế dạng tầng với các ô nhỏ. Cũng có thể dùng các khung sắt chữ V để thiết kế khung cho chuồng gà. Tuy nhiên chúng ta nên phân chia chúng thành các ô nhỏ hơn với kích thước khoảng 30-40cm dài rộng cho mỗi ô. Và che kín để ngăn cách các ô với nhau. Với cách làm chuồng gà đẻ trứng dạng này không cần quá cầu kỳ. Chỉ cần một ổ để gà đẻ trứng vào là xong.

Vệ sinh chuồng trại nuôi gà như thế nào?

Phân gà có mùi hôi hám khó chịu, gây ô nhiễm môi trường, do đó chúng ta cần phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà có kế hoạch. Thông thường, lời khuyên là không nên lập trại gà gần khu vực dân cư sinh sống. Đã thế, còn nên chọn nơi đất đai cao ráo, chung quanh không có ao tù nước đọng, không có rác rến tồn đọng lâu ngày …

Những việc vệ sinh chuồng trại nuôi gà cần làm hàng ngày

Những công việc cần làm vệ sinh ngay trong ngày tại chuồng gà tuy không nặng nhọc nhưng rất nhiều. Chăn nuôi nhỏ theo hộ gia đình thì không nói làm gì, nhưng nếu là trại gà lớn, nuôi hàng ngàn gà trở lên thì mỗi khâu vệ sinh cần phải có nhiều người phụ trách, chứ không thể một hai người mà có thể quán xuyến hết được.

Đón nắng ban mai

Mỗi sáng, các cánh cửa sổ lớn nhỏ chung quanh chuồng gà cần được mở toang để đón ánh nắng ban mai rọi chan hoà khắp chuồng giúp không khí trong chuồng được ấm áp, và nhờ đó tiêu diệt được các loại vi trùng, ký sinh trùng ẩn náu trong các góc kẹt của chuồng gà, dưới lớp lông vũ của gà (trừ trường hợp sáng đó trời mưa hoặc chuyển mưa).

: Kỹ Thuật Nuôi Gà Chọi Con Khoẻ Mạnh, Lớn Nhanh Cực Chuẩn Update 11/2024

Tối lại, các của này đều được đóng kín để tránh gió lạnh từ bên ngoài tràn vào khiến gà bị lạnh ngủ không yên, lại bị sưng phổi.

Vệ sinh máng ăn, máng uống

Máng đựng thức ăn và máng đựng nước uống của gà mỗi sáng cần được đem ra cọ rửa sạch và phơi nắng sát trùng vì đã quá dơ bẩn, không thể để vậy dùng tiếp được. Phải thay vào đó máng mới sạch sẽ và đã được sát trùng cho gà ăn uống. Các máng bẩn phải đem ra cọ rửa và phơi nắng để dành dùng vào hôm sau.

Thay máng phân

Chuồng nuôi gà con, gà giò và cả gà đẻ trứng đều có máng chứa phân. Sau một ngày máng nào cũng đầy phân dơ bẩn nên cần được lấy ra cọ rửa cho sạch sẽ rồi mới đặt vào chỗ cũ dùng tiếp. Để hợp vệ sinh hơn, mỗi chuồng nên sắm hai máng phân: máng dùng hôm qua đã được cọ rửa sạch sẽ và phơi nắng sát trùng sẽ dùng cho hôm nay. Còn cái máng bẩn hôm nay sẽ được làm vệ sinh sạch dành dùng cho ngày mai.

Quét dọn thức ăn vương vãi

Nết ăn của gà rất xấu. Khi ăn đều dùng mỏ quẹt qua quẹt lại vào thành máng, mục đích là cố tìm thức ăn khoái khẩu để ăn trước nên thức ăn mới bị văng tung toé ra ngoài. Ít con gà nào chịu khó nhặt nhạnh từng hột rơi hột rụng đó, nên ta cần phải năng quét dọn cho sạch sẽ. Nếu cứ để vương vãi như vậy, lũ kiến gián sẽ nhanh chóng đánh hơi kéo đến … càng gây hại cho sức khoẻ của gà.

Quét dọn chuồng trại 

Những lối đi trong chuồng gà và hành lang chung quanh khu vực chuồng gà cần phải được quét dọn sạch sẽ luôn. Có như vậy mới ngăn ngừa được những mầm mống bệnh tật từ bên ngoài xâm nhập vào khu vực chăn nuôi …

Những việc cần làm hàng tuần, hàng tháng

Có nhiều việc không đòi hỏi bạn phải vệ sinh chuồng trại nuôi gà hàng ngày mà hàng tuần hay hàng tháng mới làm một lần như:

Tẩy uế các dụng cụ trong chuồng trại 

Những dụng cụ trong chuồng trại nuôi gà như cuốc xẻng, xe rùa, thau sồ, thúng rổ, chổi … cần được tẩy uế sau mỗi lần sử dụng mới hợp vệ sinh. Thế nhưng, thường thì ta chỉ rưa qua loa cho sạch đất cát mà thôi, sau đó khi cần lại lấy ra dùng tiếp. Đúng ra, lâu lâu phải tẩy uế những dụng cụ này một lần bằng các loại thuốc sát trùng như Cresyl hoặc bằng dung dịch Formol hay chỉ đơn giản là chế nước sôi lên sau khi đã cọ rửa sạch sẽ, rồi đưa ra phơi nắng.

Tẩy mùi hôi thối

Chuồng gà nếu làm đúng kỹ thuật, lúc nào cũng được thông thoáng mát mẻ và giữ gìn vệ sinh tốt thì mùi hôi thối cũng không đến nỗi quá nồng nặc, khó ngửi.

Mùi hôi thối không những gây khó chịu cho người mà còn có hại đến sức khoẻ của loài gà, vì gà rất mẫn cảm với mùi xú khí này, dễ bị bệnh đường hô hấp. Tẩy trừ mùi hôi hám nên dùng dung dịch Formol, pha 2 phân khối (2cc) với một lít nước là được.

Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập bằng vôi bột

Một cách giữ gìn vệ sinh chuồng trại nuôi gà tránh được mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà là ngay cửa vào chuồng nên đặt một khay chứa vôi bột để tất cả những ai có phận sự vào chuồng gà đều phải giẫm chân (cả giày dép đang mang) lên đó để tiệt trùng trước.

Nói là cái khay chứ thật ra đây là một cái hộc hình chữ nhật lớn hơn cái máng heo ăn, có thành thấp độ 10cm trong đó đổ đầy vôi bột. Do vôi nhiều lần vương theo giày dép nên có khi sáng đổ đầu chiều đã vơi cạn, nên mỗi ngày cần châm thêm cho đầy. Và sau một tuần nên bỏ hết vôi cũ (thường đã vón cục), thay vôi mới vào.

Để ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào chuồng gà, chỉ những người thật sự có phận sự như quét dọn, cho gà ăn uống … mới được phép ra vào, còn người không có phận sự thì hạn chế tối đa. Những vị kháng tham quan trước khi đi vào khu vực nuôi gà cũng phải bước vào khay vôi, nhúng lún giày dép để khử trùng như cách làm của các nhân viên của trại.

Cách chọn gà đẻ trứng

Để chon gà đẻ trứng, các bạn cần phải chọn từ gà hậu bị để sàng lọc ban đầu. Những con gà tốt nhất sẽ được nuôi tiếp để đẻ trứng. Khi gà thành thục bắt đầu đẻ trứng, các bạn lại cần tiếp tục chọn lọc một lần nữa để loại những con gà đẻ kém giúp tăng năng suất trứng tối đa, giảm chi phí chăn nuôi. Do đó, công việc chọn giống luôn là công việc cần theo dõi thường xuyên và lọc định kỳ để giúp đảm bảo hiệu suất chăn nuôi luôn ở mức cao nhất.

Khi chọn gà hậu bị, các bạn có thể chọn gà theo các tiêu chí như đầu có kích thước vừa phải, đầu phải rộng, sâu. Mắt to lồi sáng, nhanh nhẹn. Mỏ ngắn, chắc khép kín. Mào đỏ tươi, to. Thân hình dài rộng, chân bóng, ngón chân ngắn. Lông mềm mượt, phát triển tốt. Đặc biệt cần chọn gà có hành động nhanh nhẹn, hoạt bát mới là những con gà tốt.

Khi gà hậu bị đủ tuổi thành thục, cách chọn gà đẻ trứng không khó, các bạn chỉ cần chọn theo các tiêu chí sau:

  • Khoảng cách giữa mỏm xương lưới hái và xương háng rộng, đặt lọt 2 ngón tay. Lỗ huyệt ướt, màu nhạt, luôn cử động. Đây là tiêu chuẩn tốt nhất để chọn gà đẻ.
  • Chọn những con có mào và tích tai to, mềm, có màu đỏ tươi.
  • Mỏ, chân: Màu sắc đậm sau đó nhạt dần về phía đầu mỏ (móng chân).
  • Bộ lông: bộ lông phát triển đầy đủ, có màu đặc trưng của giống, bóng, mượt.

Sau khi đã chọn được những con gà có đầy đủ tiêu chí phù hợp để đẻ trứng, các bạn cần phải theo dõi sản lượng trứng của gà để biết những con nào đẻ kém, con nào cho năng suất thấp. Định kỳ loại bỏ nhưng con gà đẻ kém và bổ sung nhưng con mới vào đàn gà để đảm bảo sản lượng trứng và hiệu quả kinh tế tốt nhất. Đây là cách chọn gà đẻ trứng có thể áp dụng với hầu hết các giống gà hiện nay.

 

Trên đây là cách làm chuồng gà đẻ trứng đúng kỹ thuật mà chúng tôi giới thiệu. Trong khuôn khổ bài viết ngắn gọn chúng tôi chỉ giới thiệu được cách làm chuồng nuôi nhốt mà thôi. Còn với các loại khu vực bao quanh như nhà xưởng thì các bạn tìm hiểu thêm nhé. Nếu cần sự trợ giúp gì thêm của vaat.org.au hãy liên hệ ngay nhé!

: Cho Gà Chọi Ăn Tỏi – Bài Thuốc Đơn Giản Giúp Gà Khoẻ Mạnh Update 11/2024

Rate this post