: Cách chống nóng cho trâu bò mùa nóng Update 01/2025
Vịt biển có đặc điểm sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương. Do đó, nuôi vịt biển đúng kỹ thuật sẽ cho năng suất, chất lượng thịt và trứng tốt.
Gia đình bà Cúc được Dự án AMD hỗ trợ 300 con vịt biển nuôi lấy thịt. Sau gần 50 ngày chăm sóc, đàn vịt phát triển tốt. Nhận thấy vịt biển có đặc điểm sinh trưởng nhanh, phù hợp với điều kiện của địa phương, bà Cúc mạnh dạn tuyển chọn 80 vịt mái để đẻ trứng, số còn lại cho xuất chuồng. Với giá bán dao động từ 37 – 44 ngàn đồng/kg, trừ đi chi phí, lợi nhuận mỗi con vịt trên 20 ngàn đồng.
>>> Xem thêm:Tổng kết mô hình nuôi vịt biển tại Ninh Thuận
Hiện nay, ngoài 80 con vịt mái cho trứng, gia đình bà nhân thêm 40 con vịt tơ được 40 ngày tuổi. Giá trứng vịt trung bình 40 ngàn đồng/chục (10 trứng). Gia đình bà Cúc thu lãi từ 2 – 2,5 triệu đồng/tháng. Hiện nguồn thu chính của gia đình bà là trứng vịt.
Bà Lê Thị Kim Cúc cho biết, so với loài vịt giống địa phương trong cùng thời gian nuôi, vịt biển tăng trọng nhanh, tỷ lệ hao hụt thấp. Trung bình 2 – 2,5 tháng, trọng lượng mỗi con vịt biển đạt từ 2,5kg trở lên. Lúc vịt nhỏ, bà cho ăn thức ăn, cơm dư và hèm (phế phẩm khi kháp rượu) cho ăn kèm; vịt nuôi được 1 tháng 20 ngày thì mới cho ăn tiêu chuẩn lại, phân cữ 3 lần/ngày, kèm thêm chuối cây, bèo, cá vụn. Đến khi 4,5 tháng bắt đầu cho “ăn thúc” để vịt cho trứng sai.
Theo bà Cúc, sau 5 – 6 tháng nuôi, vịt biển có thể cho trứng với sản lượng từ 240 – 245 trứng/con/năm. Trong quá trình nuôi không phát sinh các trường hợp dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Những ngày mưa, bà thường cho uống nước rượu ngâm củ tỏi để tăng sức đề kháng cho vịt. Bà Cúc ngâm theo công thức 2 lít rượu/kg tỏi, ngâm càng lâu năm càng tốt, đến khi nước rượu trở màu vàng như mật ong thì cho vịt uống. Đặc biệt, loại vịt này thích hợp với môi trường nước mặn và nước lợ. Vịt biển có lượng thịt nhiều, ít mỡ, thịt thơm ngon hơn so với vịt tại địa phương, người dân ưa chuộng hơn.
Hiện gia đình bà Lê Thị Kim Cúc đầu tư 2,5 triệu đồng làm lò ấp trứng tại nhà. Bà đang thử nghiệm đợt đầu tiên với 300 trứng. Với phương pháp ấp trứng luân phiên, theo từng đợt, khoảng 2 tuần nữa lò ấp cho ra 100 con vịt con. Với giá bán 150 ngàn đồng/chục, bà Cúc sẽ thu về 1,5 triệu đồng.
Theo Phó chủ tịch UBND xã An Hiệp Nguyễn Ngọc Duy, nuôi vịt biển là mô hình mới của địa phương được triển khai từ cuối năm 2017, với vốn đầu tư mô hình hơn 373 triệu đồng. Trong đó, Dự án AMD hỗ trợ 165 triệu đồng, phần còn lại do người dân đối ứng. Các hộ dân được dự án hỗ trợ 100% chi phí mua con giống, 30% chi phí mua thức ăn, 30% chi phí vắc-xin tiêm phòng và thuốc thú y. Sau thời gian chăn nuôi, nhiều hộ đã cho xuất chuồng và thu lãi. “Bà Lê Thị Kim Cúc là hộ duy nhất mạnh dạn chuyển từ vịt biển thương phẩm sang vịt lấy trứng mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Trong thời gian tới, xã sẽ tập trung nhân rộng mô hình này nhằm tạo cơ hội cho hộ dân lựa chọn vật nuôi phù hợp, tạo điều kiện sinh kế cho các hộ nghèo trong việc tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương để nuôi vịt biển” – ông Nguyễn Ngọc Duy cho biết thêm.