Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đúng kỹ thuật sẽ là tiền đề tạo ra những chiến kê khỏe mạnh. Hay ăn chóng lớn, phát triển tốt và chống chịu tốt với các loại bệnh thường gặp ở gà. Vì thế chúng ta cần cực kỳ quan tâm chăm sóc gà con mới xuống ổ ở giai đoạn này. Chỉ cần không để ý chúng ta có thể để cả đàn con mới nở ra đi. Hãy lắng nghe những kinh nghiệm từ vaat.org.au về cách chăm sóc gà con mới xuống ổ nhé.
Cách chọn gà con
Thời điểm chọn: Lúc 1 ngày tuổi; dựa vào ngoại hình của gà, các đặc điểm biểu hiện gà tốt. Khối lượng lớn. Lông bông, tơi xốp. Bụng thon, nhẹ, rốn kín, cánh áp sát vào thân. Mắt to, sáng. Chân bông, cứng cáp, không dị tật, đi lại bình thường
: Bí Quyết Chăm Sóc Gà Con Mau Lớn Đúng Kỹ Thuật Update 01/2025
Thế nào là gà con loại một, loại hai?
Gà con loại một là gà thoả các điều kiện sau:
Chân đứng vững, thẳng, nhanh nhẹn, các ngón chân thẳng, không cong vẹo.
Gà con có mắt tròn, sáng.
Lông đều, bông, khô, sạch. Màu lông đúng màu chuẩn của giống, dòng (điều này chỉ là tương đối vì đôi khi trong thực tế màu lông gà con khác hoàn toàn với khi chúng trửng thành).
Mỏ lành lặn, đều, không bị lệch, vẹo, dị hình.
Rốn gà con khô và khép kín, không bị viêm.
Bụng thon, mềm.
Khối lượng gà phải đạt:
* ≥ 32g đối với gà con thương phẩm.
* ≥ 34g đối với gà thay thế đàn bố mẹ.
: Mô hình nuôi gà nòi tại nhà – Làm giàu từ mô hình nuôi gà nòi Update 01/2025
* ≥ 36g đối với gà con thay thế đàn ông bà và đàn thuần chủng.
Toàn bộ những gà không đạt một trong các tiêu chuẩn trên là gà con loại hai.
Chuẩn bị cho gà con mới xuống ổ
Trước khi gà nở khoảng 10-14 ngày chúng ta cũng phải chuẩn bị kỹ càng cho gà mới nở. Nhằm đảm bảo thời gian để có thể tạo được môi trường sạch sẽ, đảm bảo không mầm mống bệnh tật cho gà. Giúp gà có thể mau ăn chóng lớn và khỏe mạnh.
Chuẩn bị quây chuồng úm gà
Úm gà là công việc cần làm trước khi nuôi 1 lứa gà mới. Số lượng gà úm càng lớn càng cần cẩn thận. Bởi vì sống số lượng lớn gần nhau nên rất kỵ các bệnh tật dễ lây thông thường. Chuẩn bị quây chuồng úm của gà cần chuẩn bị như sau.
- Một tấm cót dài khoảng 3-5m để quây chuồng úm
- Sát trùng khu vực úm bằng vôi bột cẩn thận trước 10-15 ngày.
- Lựa chọn khu vực úm kín gió và thông thoáng.
- Chuẩn bị máng ăn, khay uống nước.
- Chuẩn bị đèn sưởi. Tùy theo số lượng gà mà chọn số lượng bóng và công suất phù hợp. Khoảng 40-60w.
- 1 tải trấu sạch
Thức ăn cho gà úm
Do là gà con mới xuống ổ nên chúng ta cần chuẩn bị loại thức ăn phù hợp. Sử dụng các loại cám công nghiệp dạng nhỏ hoặc cám dành riêng cho gà úm. Cứ ra cửa hàng bán thức ăn gia súc, gia cầm là người ta bán cho nhé.
Gà mới nở nên không quá cầu kỳ về thức ăn. Nếu số lượng gà vừa phải thì chúng ta nên mua vài kg 1 lần. Không nên mua quá nhiều mà chưa dùng đến có thể bị hỏng.
Thuốc cho gà úm
Những loại thuốc cần thiết cho gà úm nhằm đảm bảo tránh được các bệnh tật. Thuốc ở đây bao gồm cả vắc xin dạng tiêm hoặc uống. Đừng quên những gói điện giải và thuốc kháng sinh bổ xung vào nước cho gà hàng ngày nhé.
Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ hay ăn chóng lớn khỏe mạnh
Gà con mới nở bụng dạ còn rất yếu. Do vậy không nên nhồi nhét quá nhiều thức ăn hoặc cho ăn những loại thức ăn khó tiêu. 3 yếu tố cần để ý nhiều nhất đối với gà mới nở đó là thức ăn nước uống, phòng bệnh và môi trường nuôi.
Chuồng úm gà
- Tiến hành quây tấm cót tròn lại để tạo thành chuồng úm diện tích vừa phải. Sau mỗi khoảng thời gian chúng ta mở rộng chuồng úm này theo độ lớn của gà.
- Quét sạch chuồng úm khỏi các bột vôi đã rắc khử trùng từ trước.
- Giải nhẹ một lớp trấu mỏng để cho gà con mới nở phát huy bản năng của mình.
- Nếu là mùa hè thì không cần bóng đèn sưởi công suất lớn. 1 bóng nhỏ khoảng 40w là đủ. Còn nếu trời lạnh thì cần bóng công suất cao hơn.
- Chú ý để bóng cách mặt đất khoảng 15-20cm. Tránh trường hợp để quá cao thì không đủ sưởi ấm. Để quá thấp thì quá nóng. Nếu không cẩn thận có thể làm cháy cả khu vực úm.
Nước uống cho gà con mới nở
Trong giai đoạn đầu thì nước uống quan trọng hơn thức ăn đối với gà con mới nở. Cách chăm sóc gà con mới xuống ổ đúng cách chính là cho gà uống nước trước tiên. Bên trong nước uống pha các loại thuốc úm. Bao gồm các chất điện giải cũng như vitamin C đê tăng sức đề kháng cho gà con.
Thức ăn cho gà mới xuống ổ
Đối với thức ăn cho gà con giai đoạn này tương đối đơn giản. Chúng ta sử dụng các loại cám chuyên dụng dành cho úm gà. Gà mới nở cũng không ăn quá nhiều. Chúng còn đang bận bới thức ăn trong đám trấu nền. CHúng ta cho thức ăn với một lượng nhỏ để cho gà con làm quen với loại thức ăn công nghiệp mới.
Nếu không có điều kiện mua cám công nghiệp chuyên dụng cho úm gà con thì có thay thế bằng cám hoặc gạo. Nói chung không cần quá cầu kỳ về thức ăn khi sử dụng cám hoặc gạo là cũng thích hợp với chúng.
: Trộn Thức Ăn Cho Gà Chọi Với 3 Công Thức Cực Hiệu Quả Update 01/2025
Không nên phung phí lúc nào cũng cho thật nhiều đồ ăn vào khu vực của chúng. Nên chia theo những khoảng thời gian nhất định. Nhằm kích thích tính háu ăn của chúng nhé.
Sau khi đã được khoảng 3 tuần cho tới 1 tháng khi đã cứng cáp thì có thể cho ra khu vực đã chuẩn bị sẵn để chúng kiếm ăn. Nếu là nuôi công nghiệp thì chúng ta chuyển sang khu vực chuồng nuôi rộng hơn. Còn nếu là gà chọi thì nên thả ra để chúng tự do đi lại và ăn uống để không phụ thuộc vào thức ăn công nghiệp. Đây cũng là điều chú ý tạo nên cách chăm sóc gà con mới xuống ổ hiệu quả!
Vắc xin và thuốc cho gà
Gà con cơ thể còn nhạy cảm nên cần chú ý các loại thuốc úm tăng sức đề kháng. Cũng đừng quên lịch uống vắc xin định kỳ nhé. Bệnh hay gặp nhất ở gà con đó là bệnh đậu, viêm rốn hoặc Ecoli.
Các loại nước điện giải, glucozo và vitamin C có công thức nhất định. Chúng sẽ phù hợp với từng thể tích nước khác nhau. Hãy đọc trên bao bì để biết được điều này. Nên nhớ là nên cho uống loại này thường xuyên để tăng sức đề kháng.
Nếu bạn nào chưa biết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ rất có thể sẽ bị đậu. Triệu chứng của bệnh này chính là mắt hoặc mỏ bị sưng u lên. Đừng quá lo lắng hãy dùng thuốc xanh metylen tại các hiệu thuốc để bôi. Sẽ nhanh chóng đẩy lùi được bệnh này.
Một số lưu ý khi chăm sóc gà con mới xuống ổ
Ngoài những điều trên thì các sư kê cũng cần chú ý khi một số điều như sau.
Cẩn thận chuột, rắn rết, chó mèo
Hãy che chắn cẩn thận chuồng úm gà để tránh những loại động vật ăn thịt. Đó là các loại chó mèo, rắn, rết chuột có thể nhanh chóng bắt đi một số lượng lớn gà con.
Chú ý nhiệt độ
Hãy quan sát đàn gà và theo dõi trạng thái của chúng. Nếu chúng liên tục há mồm và uống nhiều nước, tản ra khỏi đèn sưởi thì có nghĩa là đèn quá nóng. Còn nếu thấy chúng túm tụm lại với nhau thì do nhiệt độ quá lạnh. Nếu như quá nóng thì điều chỉnh kéo cao đèn sưởi lên và ngược lại.
Chú ý các loại bệnh
Nếu không may thấy một cá thể gà bị bệnh hoặc có triệu chứng. Hãy lập tức cách ly chú gà này ra khỏi đàn để tránh chúng có thể lây lan cho cả đàn gà nhé.
Nhớ lịch tiêm, vắc xin
Chú ý các bệnh thường gặp ở gà con bằng các lịch tiêm nhé. Người biết cách chăm sóc gà con mới xuống ổ thường có những lịch ghi chú này. Đảm bảo số lượng gà luôn giữ được không bị giảm sút.
Chăm sóc gà con mới nở mới xuống ổ không quá khó. Với số lượng vừa phải và kích thước nhỏ nên rất dễ quan sát và chăm sóc. Việc quan trọng nhất là chú ý trạng thái của gà và lựa chọn được phương án xử lý cụ thể. Nếu cần bất cứ sự trợ giúp nào đó từ vaat.org.au thì hãy liên hệ ngay vaat.org.au nhé!
: Bí Quyết Xây Chuồng Gà Đẻ Trứng Năng Suất Cao Kinh Phí Thấp Update 01/2025