Mở mỏ gà chọi đánh giấu bước phát triển của gà trong cuộc đời khi bước vào trận chiến đầu tiên. Giúp chủ nhân có thể nhận ra được chú gà này có thực tài hay không? Đòn lối như thế nào? Qua đó nhận xét được chú gà và quyết định có nuôi gà để chiến hay không? Bài viết này sẽ giúp khách hàng tìm hiểu về mở mỏ gà chọi và những điều cần biết liên quan.
Mở mỏ gà chọi là gì?
Mở mở gà chọi là trận chiến đầu tiên của gà chọi tơ. Tức là chúng sẽ được cho đánh nhau với một chú gà khác để xem đòn lối của gà. Từ đó biết được các điểm mạnh, điểm yếu để chủ nhân có thể quyết định nuôi hoặc thay đổi chế độ chăm sóc. Ngoài cái tên mở mỏ gà thì chúng còn được biết tới với khai mỏ.
: Kinh Nghiệm Mở Mỏ Gà Chọi Tơ Thế Nào Là Chuẩn Nhất Update 11/2024
Ngoài ra, một số thuật ngữ khác còn được cho là mở mỏ chính là tháo bỏ lớp dây kẽm quanh mỏ gà. Để gà có thể tham gia vào trận chiến khác nhau. Tuy nhiên cái này cũng không biết là đúng hay sai. Bởi không nhất thiết phải buộc dây kẽm vào mỏ của gà để ngăn gà đánh nhau.
Mở mỏ gà chọi lần đầu tiên cần chú ý điều gì?
Do là trận đấu đầu tiên của những chú gà tơ do vậy khi mở mỏ gà chọi cần chú ý tới đối thủ, thời gian mở mỏ và chăm sóc sau khi mở mỏ.
Đối thủ gà mở mỏ
Khi lựa chọn đối thủ cho gà chọi mở mỏ thì chú ý tới chiều cao, cân nặng và độ tuổi của gà. Nên sắp xếp 2 chú gà tơ cùng trạng gà về chiều cao, cân nặng và độ tuổi. Sẽ tạo được sự cân bằng trong chiến đấu. Hết sức tránh việc lựa chọn những con gà già hơn cân nặng, chiều cao. Chúng có lợi thế hơn nên rất dễ chiếm ưu thế khi ra đòn. Nếu mạnh quá thì chú gà chọi tơ mở mỏ có thể bị vỡ đòn. Và chúng ta đã đánh mất đi một chú gà quý khi gà vỡ đòn.
Thời gian mở mỏ gà chọi
Khi lần đầu tiên mở mỏ gà chọi không nên thi đấu nhiều. Chỉ nên giao tranh trong khoảng từ 1-3 hồ mà thôi. Mỗi hồ này chỉ nên kéo dài từ 5-7 phút một hồ. Như thế cũng đủ để nhận ra đòn đánh cũng như không làm ảnh hưởng tới gà. Do thiếu lực, thiếu thịt và thiếu kinh nghiệm nên khởi đầu nhẹ nhàng.
Độ tuổi gà chọi mở mỏ
Một chú gà chọi tơ khoảng từ 8-9 tháng tuổi là bắt đầu thích hợp cho việc mở mỏ. Khi đó chúng đã phát triển gần như hoàn thiện về dáng vẻ bề ngoài. Tiếp đó là hệ thống lông bên ngoài cũng đá khô do thay lông xong. Không nên để gà mở mỏ quá sớm hoặc quá muộn có thể ảnh hưởng tới gà. Quá sớm thì dễ bị vỡ đòn còn quá muộn thì mất ưu thế sự sung sức và học tập.
Chăm sóc sau khi mở mỏ
Cách mở mỏ gà chọi đúng cách kết hợp với chăm sóc sau khi trận chiến xong giúp gà khoẻ mạnh hơn. Ngoài ra chúng cũng giúp gà hạn chế mắc phải các bệnh thông thường như bệnh hen gà CRD hoặc bệnh mốc ở gà. Chính vì thế khi mở mỏ xong cần tắm rửa sạch sẽ cho gà. Sau đó phơi gà ra nắng để khô hết phần nước này đi. Đừng quên vổ dãi cẩn thận để tránh gà bị hen khẹc nhé.
- Hướng dẫn chữa hen cho gà bằng tỏi hiệu quả
- Cách nuôi gà đá có lực sung sức khoẻ mạnh săn chắc
- Cách chữa mốc cho gà bằng thuốc tây hiệu quả
Tần suất quá trình mở mỏ
: Nuôi gà nhốt chuồng – mô hình chăn nuôi hốt bạc triệu Update 11/2024
Gà mở mỏ thì nên duy trì từ 1-3 lần mà thôi. Tiếp các lần sau thì tiến hành vần hơi hoặc vần đòn tuỳ theo thể trạng gà và độ tuổi. Càng tơ và thể chất càng yếu thì số lần mở mỏ và vần đòn, vần hơi ít hơn. Không có công thức chung nên tuỳ theo gà của mình mà quyết định nhé.
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc gà chọi tơ
Sau khi tuyển chọn được chiến kê ưng ý, các sư kê tiếp tục quá trình chăm sóc và huấn luyện. Đây là một giai đoạn đòi hỏi sự cẩn thận, kì công và kiên nhẫn.
Để có đủ sức mạnh thực hiện đầy đủ chế độ tập luyện, cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhất. Thành phần chế độ dinh dưỡng cho gà tơ huấn luyện bao gồm:
- Thóc, lúa được sấy sạch, khô ráo.
- Các loại rau như giá đỗ, xà lách hay rau muống.
- Cách 2 – 3 ngày lại cho gà ăn các loại đồ tươi. Ví dụ như: tôm, tép, dế, thịt bò, trạch (loại nhỏ), sâu…
- Bổ sung các loại đồ ăn có chứa vitamin A, K, C, B1, B12…
Thời gian cho gà ăn cũng phải thật khoa học và đúng thời gian quy định. Thời gian cho gà ăn được bố trí như sau:
Nếu gà tơ có khối lượng lớn, cho ăn 2 bữa một ngày. Thời gian là vào 8h sáng và 17h chiều.
Nếu gà gầy cho ăn 3 bữa là 8h sáng, 17h chiều và 22h tối.
Kỹ thuật vần và huấn luyện gà chọi
Để có một chiến kê mạnh mẽ, các sư kê nhất thiết phải cho gà chiến của mình trải qua các bài tập thể lực. Bạn nên huấn luyện chúng từ cấp độ nhẹ nhàng rồi tăng dần về cường độ, thêm vào đó phải kết hợp giữa tập luyện và chế độ om bóp.
Quá trình tập luyện bao gồm những giai đoạn sau:
Giai đoạn thứ nhất: Cắt tai tích cho gà
Cắt tích tai là công việc không thể thiếu trong quá trình chăm sóc gà chọi bởi gà sẽ thật sự đá tốt hơn khi không bị vướng phải mào và tai. Việc cắt tích tai nên được thực hiện như sau:
Vào buổi sáng sớm thì tiến hành tắm cho gà bằng nước chè đặc, thời gian tắm khoảng 2h. Tắm xong cho gà vào chỗ mát nghỉ ngơi.
: 3 kiểu gà đá hầu kiềng và 7 khắc tinh của gà đá hầu Update 11/2024
Sau khi được cắt tai tích thì tiến hành cho gà tạp chạy lồng, mỗi ngày 2 lần sáng và chiều, mỗi lần cho chạy 30 phút.
Chia Sẻ Sau Khi Cắt Tai Nhanh Được Vần
Khi gà đã lành vết tích thì cho gà tập nhảy chân khoảng 15 phút. Sau đó cho gà nghỉ ngơi trong thời gian 2 ngày để thực hiện giai đoạn om bóp.
Để khoảng 1 tuần, tiếp tục cho gà chọi nhảy chân lần 2. Lần này thực hiện trong thời gian 20 phút, đi kèm với việc cho tập chạy lồng và om bóp. Tập xong cho gà nghỉ ngơi 2 ngày.
Giai đoạn thứ hai: Các kỳ vần kết hợp om bóp
Các kỳ vần giúp cho chiến kê có thể lực sung mãn rất nhanh. Để bài tập được hiệu quả thì cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho gà, như cho gà ăn các đồ tươi như dế, thịt bò và tắm rửa cho gà 2-3 ngày 1 lần.
- Cho tập nhảy lần 3 sau 8 ngày trong 2 hồ, mỗi hồ kéo dài 20 phút. Cho gà nghỉ 4 ngày, sau đó om bóp, chạy lồng.
- Sau 15 ngày om bóp, cho gà vần hơi trong thời gian 90 phút. Cho nghỉ 2 ngày, sau đó om, chườm trong 2 ngày, rồi cho tập chạy lồng.
- Trong thời gian 10 ngày tiếp theo cho gà vần đòn trong 3 hồ. Sau đó cho nghỉ 5-7 ngày, rồi om chườm kèm theo vào nghệ.
- 21 ngày sau đó tiếp tục cho vần hơi 150 phút, rồi cho nghỉ 4 ngày.
- 18 ngày cuối cùng thì cho gà bắn chân và ra thi đấu.
Thời điểm nên xổ gà
Sau khi cho gà chạy lồng một thời gian, thấy chúng có tinh thần và trạng thái ổn định rồi là có thể xổ gà. Thường thì 2 tuần đổ lại tuỳ thể lực của chúng, nếu thấy thể lực chưa tốt thì nuôi và vần thêm cho đến khi hàng biên của nó đỏ lên là được.
Cường độ xổ gà mới sẽ tăng dần theo từng đợt.
- Xổ lần 1 khoảng 15 phút
- Xổ lần 2: 25 phút.
- Từ lần 3: Khoảng 2 hồ
- Trong lần xổ thứ 3,
Lưu ý không được vô nghệ mà chỉ tắm trà và phun rượu. Vô nghệ 1 chút vào lần 4 và lần 5 sẽ vô nghệ chồng.
Có nên vần gà và cắt tai đồng thời?
Tuỳ sở thích và quan điểm của mỗi người mà có thể cắt tai tích trước hoặc sau khi mở mỏ, nnên vần và mở mỏ rồi cắt tai tích thì gà sẽ đỡ đau hơn cắt tai sống.
Thử vần 5 -10 phút rồi cắt là ổn nhất. Cắt dần dần với cường độ sâu từ từ thì gà sẽ không bị ảnh hưởng đến xương cốt.
Trên đây là một số điều lưu khi mở mỏ gà chọi. Nếu cần bất cứ sợ trợ giúp nào của MinhGaChoi.Com thì hãy comment xuống phía dưới nhé!
: Giảm Tỉ Lệ Tử Vong Gà Chọi Con Với Bí Quyết Cực Hiệu Quả Update 11/2024