Hướng dẫn thuần chim Họa mi bổi dạn người nhanh Update 12/2024

Chim Họa mi mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người, cái gì cũng bỡ ngỡ và hoảng loạn, đang tự do bên ngoài lại bị nhốt vào trong lồng chật hẹp nên cảm thấy tù túng và chưa thể quen là điều không thể tránh khỏi. Vậy cần phải làm gì để chim cảm thấy thoải mái nhát và quen hơi chủ. Cùng tìm hiểu những kiến thức về cách nuôi chim Họa mi bổi sau đây.

Hướng dẫn thuần Mi bổi hay

Để nuôi chim Họa mi bổi thành công cần các yếu tố

  • Chọn chim bổi vào thời điểm từ tháng 12 đến tháng 3 Dương lịch. Ở tháng 12, chim rừng thay lông gần như xong, có con vẫn đang thay lông nhưng hầu như đều bắt đầu có lửa, những con đã căng lửa thì rất dễ thuần hóa và vực lửa.
  • Nuôi chim bổi thì cần phải có một con mái (mái hay và thuần thì càng tốt) thì mới có thể vực được bổi thành công được còn nếu không có mái sẽ rất lâu và không may có thể làm hỏng con chim đi. Nếu như ai đã chơi chim cảnh chuyên nghiệp thì có hai con mái càng tốt. Sau khi vực lên được rồi thì sẽ tách mái dần ra. 
  • Phải có thời gian rảnh để có thể thường xuyên gần gũi với chim.
  • Nuôi chim bổi bắt buộc phải có không gian riêng, không có bất kì 1 con Họa mi nào khác ở gần vì đặc tính của Họa mi máu đấu đá, đè nhau để chiếm lãnh thổ hoặc chiếm mái.

Lồng chim nuôi Họa mi

Nên thuần Họa mi ở lồng hộc kích thước 20 hoặc là 25x25x25, 5 mặt kín trên, dưới, 2 bên mé và đằng sau còn đằng trước để hở để con chim có thể thấy được mọi hoạt động diễn ra hằng ngày của chủ, lồng được thiết kế riêng có 2 cửa trước và sau để khi sang chim mộc sẽ không làm hoảng chim. Chim mộc là những con chim được bẫy ở ngoài rừng còn rất nhát người nếu nhốt luôn vào lồng thì có thể nhảy rất nhiều và sẽ làm cho chim sứt mẻ, yếu lực hoặc bị lỗi mất móng, xước mắt hoặc gãy lông…

Quá trình chuyển từ lồng hộc sang lồng chim sẽ mất khoảng từ 2-3 ngày nên tốt nhất luôn đảm bảo có con mái kè cạnh chim để chim bớt sợ hãi, hoảng loạn và quen dần với mọi thứ xung quanh. 

Thức ăn cho chim Họa mi

  • Chỉ cần cho ăn cám của gà (vịt) con hoặc cám Ba Vì, không nên cho ăn cám nóng sẽ làm lông chim xơ xác và màu lông sẽ không đẹp. Từ từ để chim tập làm quen với việc ăn cám thay vì thức ăn tự nhiên ở bên ngoài. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm mồi tười như dế, cào cào…loại thức ăn khoái khẩu của chim để tiếp cận chim nhanh hơn. 
  • Muốn nhanh thuần thì buổi sáng chỉ cần đổ 1 ít cám vào cóng thức ăn tầm 9-10h là cám hết sạch cho chim nhịn đói tầm 2-3 tiếng. Đói, mệt thì chim sẽ bớt nhảy nhót lại lúc đó cầm dế hoặc cào cào non nhử cho chim ăn. Có thể hôm đầu chim chưa dám ra mổ ăn nhưng nếu kiên trì khoảng 3-4 hôm sau chim sẽ quen dần. Sau đó tiếp tục cung cấp cám cho chim.
  • Lưu ý: đừng cho ăn mồi tươi vào giờ buổi chiều muộn quá. Muộn nhất là tầm 2h chiều đổ lại. Vì chim cho ăn mồi tươi muôn thì đi ra phân lỏng, hơn nữa lại ảnh hưởng đến đường ruột của chim.

Tắm táp cho chim Họa mi

  • Chim mộc cũng không nên quá giữ gìn có thể cho tắm khi về. Nếu chim vận chuyển đường dài thì chỉ đổ 1 chút nước vào khay tắm vừa đủ để ngập phần chân chim sau đó dùng bình xịt để phun nước tưới cây phun xịt vào phần chân và đuôi của chim do chim đi xa, vận chuyển bằng hộc nhỏ, việc ăn ỉa ngay tại chỗ nên phần lông bụng. lông chân và lông đuôi có thể dính phân nên cho vào lồng luôn sẽ mất vệ sinh.
  • Khi chim đang tắm trong lồng tắm, đặt lồng chim mái bên cạnh vừa để ốp mái vừa để chim đỡ hoảng.
  • Họa mi chịu lạnh rất tốt nhưng không thể chịu được nóng nên chim rất thích tắm. Càng được tắm nhiều chim càng nhanh dạn.
  • Khi chim tắm thì nên lưu ý khoảng cách để theo dõi chim, tuyệt đối không được đứng gần chim sẽ hoảng loạn và không thấy thoải mái khi tắm.

Nuôi lên được nhanh và thành công hay không là ở bạn chứ không phải ở con chim vì con chim được tuyển chắc chắn phải là chim tốt, đep, hay nhưng nếu không biết cách nuôi, làm nó hỏng, không hót nữa thì rất đáng tiếc. Vì thế hãy đặc biệt lưu ý đến những vấn đề nêu trên. Chúc các bạn thành công!

Rate this post