Cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh không quá khó nhưng cũng cần có kỹ thuật riêng để cây luôn phát triển đều và xanh tốt. Sau đây Lisado sẽ hướng dẫn bạn cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh theo mỗi loại cụ thể. Bạn có thể tham khảo và áp dụng tự trồng ngay tại nhà
Hướng dẫn cách trồng cây thủy sinh
Cây thủy sinh là một loại cây cảnh, thường được trồng trong các bể cá, hồ thủy sinh, tạo điểm nhấn ấn tượng, giúp tô điểm thêm sắc xanh cho không gian sống của gia đình bạn. Cây thủy sinh rất đa dạng trong chủng loại, gồm cây thân bò, cây thân đốt, cây có củ,… Mỗi loại lại có một kỹ thuật trồng riêng, cụ thể như sau:
Loại cây có thân và cây thân đốt
: huong dan trong cay thuy sinh
Loại cây có thân thường được dùng để trồng hậu cảnh, độ dài ngắn thân khác nhau. Nên để cho đẹp mắt, thẩm mỹ, tự nhiên, bạn có thể trồng cây dài ở phía sau và cây thân ngắn hơn ở phía trước. Nếu cây quá dài thì bạn có thể cắt thành nhiều phần, cắt lá ở phần gốc. Sau đó, dùng nhíp gắp cành cắm xuống nền dinh dưỡng trong bể để cây phát triển.
Loại cây thân bò
Với loại cây này, khi trồng bạn phải tách ra từng cành, thậm chí là cắt ngắn thành từng khúc, sau đó loại bỏ lá ở gốc và dùng nhíp gắp cây cắm xuống nền. Nên trồng cây với khoảng cách đều nhau khoảng 1 – 3 cm để đảm bảo không gian cho cây phát triển.
Loại cây nổi
: Cách đánh đèn cho cá rồng khỏe mạnh, lên màu Update 01/2025
Với loại cây này, phương cách trồng khá đơn giản. Bạn chỉ cần tách những nhánh nhỏ hay phần thân cắt của cây và thả lên mặt nước. Cây sẽ sinh trưởng và phát triển.
Loại cây có rễ củ hoặc rễ hình ống
Bạn chỉ cần trồng nguyên cây xuống nền bể kính. Có thể trồng trực tiếp bằng tay chứ không cần dùng nhíp gắp.
Một số lưu ý khi trồng cây thủy sinh
- Khi trồng cây thủy sinh, nên trồng trực tiếp trên nền đáy bể, ẩn sâu trong sạn sỏi, cát để cây hấp thu dinh dưỡng và phát triển đều. Có thể trồng trong những bình nhỏ hoặc hồ thủy sinh.
- Khi trồng, phải để một khoảng trống giữa gốc cây với phần lá cây để tránh tình trạng lá bị ngập lún, bị hỏng gây ô nhiễm môi trường nước.
- Với những loại cây chỉ có thân mang lá không có rễ, khi trồng cần cắt hết các lá ở phía gốc và cắm thân xuống nền của bể. Các đoạn thân này sẽ nhanh chóng hình thành rễ để nuôi cây
Chăm sóc cây thủy sinh
Nếu cây phát triển quá mạnh, nhanh, chia nhiều cụm, nên tách bụi và lấy bớt ra, hoặc cần cắt tỉa bỏ bớt thân già, lá úa; để chồi non mọc lên, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa không chiếm nhiều diện tích bể kính
Có một số loại phát triển cây non trên hoa ở thân cây hoặc mọc thêm cây mới bằng cách tạo hạt trong bể thủy sinh nên số lượng cây có thể nhiều hơn. Lúc này, bạn có thể tách chúng ra và trồng riêng thành nhiều cây khác, thay thế những cây già
: Mách bạn cách tỉa móng cho thỏ một cách an toàn Update 01/2025
Có thể cung cấp thêm dung dịch trồng cây trong nước cho cây để cây sinh trưởng xanh tốt
Nếu bạn trồng cây thủy sinh trong bể cá, để cây sinh trưởng bình thường, nên chọn số lượng cây phù hợp với số lượng cá nuôi. Và cần vệ sinh bể cá theo định kỳ để đảm bảo nguồn nước được trong, sạch
Để cây sinh trưởng và giữ gìn sự cân bằng đối với oxy, cần hòa tan khí cacbonic trong bể. Nhưng nếu dư thừa khí cacbonic trong nước quá nhiều cũng không tốt. Khi đó sẽ xuất hiện những đốm trắng như bột đọng trên lá. Lúc này, bạn có thể dùng bơm rút bớt nước cũ thay bằng nước mới để làm giảm lượng khí này, đảm bảo sự phát triển ổn định của cây.
Cây thủy sinh mềm mại di chuyển trong làn nước trong veo chắc chắn sẽ là điểm nhấn ấn tượng, cuốn hút cho không gian nhà bạn. Và dù là trồng cây trong bể thủy sinh, bể cá hay hồ thủy sinh thì bạn cũng cần lưu ý một số yếu tố trên. Đừng quên áp dụng những gợi ý trên khi trồng cây thủy sinh tại nhà để cây luôn phát triển xanh tốt.
Xem thêm: 10 loại cây thủy sinh dễ trồng nhất cho người mới chơi