Chích chòe lửa hay còn có tên gọi khác là chích chòe đuôi trắng có tên khoa học là Copsychus malabaricus, tên tiếng anh là White-rumped Shama, loài chim thuộc họ Muscicapidae. Loài chim này sống tập trung ở khu vực có cây cói rậm ở tiểu lục địa Ấn Độ và Đông Nam Á, là một chi nhỏ trong bộ chim Sẻ được nhiều người ưu thích nuôi làm chim cảnh.
Cách chọn chim Chích chòe lửa bổi hay
Thường thì người ta hay chọn những con cổ thắt, đầu xà hay môi mỏng siêng hót, bình thường khi đi mua chim những con bổi thường được nhốt mỗi con mỗi góc vì vậy phải tiến sát về phía con chim để tiện quan sát các đặc điểm như đã nêu như cổ thắt, đầu xà, môi mỏng, dáng dài…
Nhưng những con chim như vậy ít khi được đem bán ở tiệm mà người ta sẽ giữ lại để nuôi hoặc bán với mức giá cao. Vì vậy tốt nhất khi mua nên giữ khoảng cách với các con chim bổi, bật tiếng chim mái lên xem có con nào hót lại hay không.
Nếu bắt gặp con đứng trên cầu, vươn mình lên, rướn cao cổ và hót xổng ra được mấy tiếng rồi nhảy qua nhảy lại thì mua ngay con chim ấy về không chần chừ vì những con chim như vậy có tố chất, có lửa thì khi mua về nuôi sẽ có triển vọng. Cũng có một số con hót theo kiểu đứng 1 chân trên cầu, 1 chân thì co vào, lông thì xù ra vẫn hót nhưng những con như vậy nuôi không ăn thua.
Lồng nuôi chim chích chòe
Khác với các loài chim cảnh khác, khi nuôi chim chích chòe, chúng ta cần tạo cho chim có không gian thoải mái bay nhảy là tốt nhất, lồng nuôi khoảng từ 72-90 nan và cao từ 60-80 cm.
Thức ăn cho chim chích chòe
Thức ăn thuần của chích chòe lửa là cám đậu phộng, cám có thể trộn với sâu qui theo tỉ lệ 30-50%, cách làm cám này rất đơn giản lại cung cấp được nhiều dinh dưỡng cho chim. Ngoài ra cũng cần bổ sung thêm mồi tươi như dế, giun đất, sâu qui, cào cào, trứng kiến,nhộng tằm…nên thay đổi mồi tươi liên tục.
Cách vào cám cho chim Chích chòe lửa
Đổ cám vào cóng thức ăn có sâu qui, đổ vừa đủ để chim ngày nào là ăn hết ngày đó. Sử dụng loại cám càng mịn càng tốt vì mịn thì sẽ bám sâu sau đó dùng tay bóp sâu ra để sau dính hẳn vào cám. Chim khi mới về chưa biết được cám là nguồn thức ăn của nó nhưng một khi đã ăn và biết được không sao thì nó sẽ ăn và quen dần.
Chú ý quan sát phân chim đi ra nếu phân có màu vàng kèm màu trắng thì có thể ngắt 1 mồi tươi một ngày và theo dõi ngày đầu tiên ăn mỗi cám nếu đi ra phân cám thì có thể rút mồi tươi luôn.
Chế độ tắm táp cho chim
Để chim ở nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tắm lúc đầu chưa đổ nước vào mà cho mấy con sâu vào để chim thấy sẽ bay sang ăn. Sau đó cho nước vào, chim sẽ tắm sau một vài ngày.
Sau khi chim tắm nên để trong bóng râm để tắm nhé. Mùa hè thì thoải mái còn mùa đông ở miền bắc thì hôm nào nắng hãy cho chim tắm. Sau khi chim tắm nước xong thì cho ra phơi nắng tầm 25~30 phút cho khô lông rồi mang vào treo nơi thoáng mát.
Làm thế nào để Chích chòe lửa siêng hót?
Có thời gian nên đem chim đến các khu dợt chim để chim có thể học được nhiều giọng và có cơ hội được cọ sát. Hoặc đơn giản, không tốn kém thì chỉ việc bật cho chim nghe các giọng hót của Chích chòe lửa để nó học theo.
Trong vòng 1 năm đầu tiên thì rất khó để tìm được một em chích chòe lửa có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chích chòe sẽ được hoàn thiện khi chúng 2-4 tuổi.
Khi đi thi đấu thì những con giọng hót hay sẽ khó nổi bật trong một môi trường ồn ào. Những con có giọng hót có thể bắt chước giọng của loài khác hay có giọng lớn tông cao hót tự do trong môi trường ồn ào, không sợ đám đông sẽ được đánh giá cao hơn rất nhiều.
Ngoài ra, để luyện giọng cho chòe lửa thì tìm cho nó một thằng thầy thật tốt. Cho nó học theo giọng “thầy nó”. Ưu điểm là chim học rất nhanh và giọng duy nhất theo thầy. Nhưng nhược điểm là phải kiếm được “thầy” tốt.
Trên đây là một số kinh nghiêm khi nuôi chim Chích chòe lửa. Đã có niềm vui thích với chim cảnh thì đương nhiên phải bỏ ra công sức vào thời gian để đầu tư cho chú chim của mình. Chỉ cần kiên trì, biết các chăm sóc phù hợp nhất định chú chim của bạn sẽ căng lửa, hót hay và hót siêng. Chúc các bạn thành công!
Chimcanh.net