Một người chủ nhân tốt là người biết cách chăm sóc sao cho chú chó của mình luôn khỏe mạnh, hạnh phúc. Khi bạn mua một chú chó đẹp mã từ cửa hàng về, đâu phải chỉ cho chúng ăn thật nhiều và tắm sạch sẽ là đã tốt phải không?
Vậy cần làm thế nào? Bài viết dưới đây tổng hợp kinh nghiệm nuôi chó của vaat.org.au gửi tới các bạn, mong có thể giúp ích các bạn phần nào cho công cuộc chăm sóc cún cưng nhà mình nhé!
: Kinh nghiệm nuôi chó cho người mới Update 12/2024
Khẩu phần ăn phù hợp
Ăn uống khoa học
- Những chú chó không cần đồ ăn ngon, chỉ cần đủ chất dinh dưỡng là được. Chất dinh dưỡng cần thiết cho chú chó bao gồm: protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất, vitamin. Dù ăn gì thì bất kể bé nào cũng cần khẩu phần ăn phù hợp, không quá đói quá no. Không để đồ ăn sẵn để chúng thích thì ăn được.
- Nước uống sạch là cần thiết và không thể thiếu. Dụng cụ ăn luôn sạch sẽ, khô ráo.
Chế độ ăn được chia làm nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Giai đoạn mới sinh (từ 2 – 4 tháng tuổi).
: Chó Basenji – chú chó thanh lịch không bao giờ sủa Update 12/2024
Chia nhỏ thành 4 bữa ăn mỗi ngày, mỗi bữa cách nhau từ 4 – 5 tiếng.
- + Sáng: Thức ăn khô ngâm nước hoặc sữa. Đây là các thực phẩm tránh bị đau bụng khi ăn vào và đầy đủ chất nhất.
- + Trưa: Cơm, có thể kết hợp sử dụng men tiêu hóa Biolatyl của người trộn cùng vào. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 gói, chia làm 2 lần. Rau, trái cây thay phiên nhau là những thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn.
- + Chiều: cơm. Có thể mua thịt gà xay hoặc đầu gà cắt mỏ hầm nhừ rồi trộn vào.
- + Tối: Thức ăn khô giống bữa sáng. Riêng thức ăn khô ở mỗi loại chó là khác nhau. Các nhãn hiệu thức ăn khô được khuyên dùng là: Royal, ANF, Classic.
Giai đoạn từ 1 năm tuổi trở đi
- Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như: Thịt gà, gạo, bột bắp gluten, gạo nâu, yến mạch, bột củ cải khô (đường bỏ đi), hương gà tự nhiên, muối, dầu cá cơm (EPA / DHA), dầu đậu nành, chất béo gà, vitamins (A, B1, B2, B6, B12, C, E, D, D3), calcium, khoáng chất (kẽm, sắt sulfat, mangan, đồng sulfat, iodat canxi, natri selenit),…
- Đối với những chú chó mang bộ lông đẹp như: Chó Samoyed, Husky, Alaska nên cho chúng ăn nhiều trứng vịt lộn vì trong đó chứa đạm, khoáng, canxi và vitamin E. Tuy nhiên, chỉ đưa trứng vịt lộn vào thực đơn khi cún cưng đã quen với thực đơn sẵn có. Một vài trường hợp chú chó ăn ngon quá dẫn đến việc không ăn cơm, không có trứng là bỏ ăn luôn, hình thành triệu chứng biếng ăn. Với chó con, chỉ ăn tối đa 1 tuần 1 trứng, trên 5 tháng chỉ 3 trứng mỗi tuần.
Chế độ ăn cho chó biếng ăn
- Cho khẩu phần ăn vào máng ăn như bình thường. Tuy nhiên, khi chó ăn được một nửa thì không cho chúng ăn từ 4 – 5 phút rồi mới cho ăn tiếp. Cứ như thế cho đến khi chúng ăn sạch khay thức ăn.
Những lưu ý khi cho chó ăn
Thực phẩm cấm kị:
- Tuyệt đối không cho chó ăn socola bởi socola có thể dẫn đến tử vong. Cún cần hạn chế ăn đồ ngọt, ăn nhiều sẽ phá vỡ hệ tiêu hóa, hỏng men răng, thậm chí gây bệnh liên quan đến mắt như: chảy nước mắt.
- Loài chó thích gặm xương nhưng không có nghĩa loại xương nào chúng cũng tiếp nhận được. Ví dụ như xương gà, vịt,… ở dạng thô cứng khi ăn vào gây rách ruột, dạ dày.
- Cún cưng không ăn được cá sống bởi trong cá sống có nhiều giun sán. Chú ý làm chín cá, gỡ xương trước khi chó ăn.
- Thức ăn nóng, lạnh; đồ ăn cay, mặn, béo,…
- Không nên cho chó ăn nhiều mì, đậu, bánh mì trắng, khoai tây,…
- Xúc xích, giò rất độc hại cho gan khi ăn vào.
- Không cho chó ăn thịt mỡ lợn, trứng gà sống, thực phẩm ôi thiu hay quá hạn sử dụng.
- Phổi, gan bò, lợn chứa nhiều chất độc dễ gây ung thư.
Kinh nghiệm cho ăn
- Khi cho chó ăn , nếu thấy bụng chó tròn lên thấy rõ thì bớt đồ ăn lại vì như vậy không tốt cho hệ tiêu hóa của chó. Trước khi cho ăn cho chó chơi gì thì chơi nhưng phải nghỉ 10-15 phút mới cho ăn . Sau khi cho chó ăn cũng không cho chó hoạt động tầm 30 phút đến 1 giờ nhé.
- Sau khi đi dạo buổi tối, có thể cho chúng uống một ít sữa hoặc nước đường pha loãng.
Tắm rửa hợp lý
- Người ta thường xuyên không quan tâm đến việc tắm cho chó thường xuyên. Chỉ khi chú chó bị ngứa hoặc mắc bệnh về da thì mới tắm nhiều. Đây thật là những hành động sai lầm. Chỉ nên tắm mỗi tuần 1 lần.
- Tốt nhất bạn hãy sử dụng một loại sản phẩm dầu tắm hay xà phòng tốt chuyên dùng cho chó. Nếu như không mua được bạn có thể dùng dầu gội đầu cho người với hoạt chất trung tính hoăc các loại lá như chè tươi hoặc bồ kết vì có tính diệt khuẩn cao mà ko gây rối loạn nội tiết cũng như làm hỏng lông.
Rèn luyện thể chất
Nguồn năng lượng của chó chỉ được giải phóng khi vận động. Nếu cứ nằm một chỗ, cún cưng sẽ bị stress, tăng cân, béo phì.
- Dắt chó đi dạo mỗi ngày khoảng 30 phút không những cho chó khoẻ mạnh hơn mà còn cho chó của bạn sẽ phát triển đẹp hơn.
- Bạn có thể kết hợp với số bài học huấn luyện như nhặt đồ, đĩa bay, kéo co… để gắn kết tình cảm hai bên. Đồng thời giúp cún cưng làm quen với những mệnh lệnh đơn giản. Hoặc bạn cũng có thể nuôi thêm cún cưng để chúng đùa giỡn với nhau.
Chăm sóc y tế
: Chó Boxer-những võ sĩ dũng cảm và kiêu hãnh Update 12/2024
Các loại thuốc dùng để chữa các bệnh nhẹ cho cún:
- Canxi: Calcil delice thú y, bổ sung canxi. Bé còn nhỏ thì cho uống 1 tuần 2 viên. Hoặc mua loai Cancium corbire giành cho con nít 1 tuần 2 ống. Ngoài ra bổ sung đầu gà ninh mềm mỗi ngày
- Berberal: Chống đau bụng (thuốc của người), mỗi lần bé bị tiêu chảy cho uống 2 viên/lần, ngày 2-3 lần. Thuốc không uống lâu dài được và ngưng thuốc có thể vẫn tiêu chảy lại, Nếu tiêu chảy kéo dài nên cho uống tràng vị khang, thuốc này làm từ cây cỏ nên ít độc hơn, có thể dùng được cho chó có bầu.
- Heartgard for dog up to 25lbs (6 viên) mua tại thú y: trị bệnh giun tim cho bé. Đây là bệnh lây nhiễm cho người, đồng thời giảm 50% nguy cơ chết bất ngờ ở chó. 1 tháng 1 viên đối với chó dưới 6 tháng tuổi, chó trên 6 tháng uống liều theo số ký mỗi 3-6 tháng 1 lần.
- DaehwaDemacot (thuốc chữ 7 màu) tuốc thú y: trị viêm da – bệnh thường xuyên ở Samoyed.
- Dexoryl virbac eardrop: Thuốc nhỏ tai, trị viêm tai. Mỗi khi tắm xong thì lấy oxi già rửa tai sạch sẽ cho bé, rồi nhỏ thuốc vào. Mỗi tuần rửa tai cho bé 2-3 lần.
- Biosubtyl: Men tiêu hóa dành cho trường hợp bé chán ăn, hoặc rối loạn tiêu hóa.
- Frontline Plus Veterunaire: Nhỏ dọc sống lưng (vén lông ra) từ cổ đến đuôi, 1 tháng 1 lần là 1 ống. Trị ve, bọ chét các loại.
- BAR – thuốc giải độc gan: Giup lọc gan, cơ thể cún bớt nóng hoặc chửa được bệnh viêm da nhẹ. Có điều kiện cho cún uống
- Omega 3 6 9: 1 viên/ ngày. Cung cấp dầu cá, vitamin A và một số khoáng chất giúp đẹp lông và đôi mắt sáng lanh lợi. Uống liên tục hết hộp ngưng 10 ngày rồi uống tiếp.
- Peritol: Thuốc giành cho cún kén ăn. 1 ngày 2 viên, sáng – chiều, uống trước khi ăn 30 phút. Uống 7 ngày phải ngưng 3 ngày sau đó mới uống tiếp.
- Chó bị cảm cúm, chảy nước mũi: Bisolvon, Decolgen, Vit B1, meloxecam 2-3 lần/ngày tùy theo trọng lượng chó.
- Chó bị mắt đỏ do bụi dơ hoặc chảy nước mắt: bổ sung thêm vit A, nhỏ mắt Natri Cloric mỗi ngày 3-4 lần.
- Chó bị đục mắt: bôi thuốc mỡ tetracyclin.
Một số bệnh từ chủ chó có thể sẽ lây sang chó:
- Bệnh làm nũng: Chủ hay õng ẹo, quá nuông chiều cún của mình làm cho chó không tự tin, sống phụ thuộc, hay dỗi, nũng nịu thậm chí còn bỏ cả bữa ăn.
- Bệnh lười: Chủ sống bừa bãi, buông thả, chó cũng không thể theo khuôn phép, vệ sinh lung tung, cắn xé phá phách đồ đạc giày dép…
- Bệnh “Hâm”: Tính khí thất thường của chủ cũng tạo nên thói quen bất trị của chó; lúc âu yếm, bất ngờ tấn công cắn trộm, sủa sau lưng kẻ khác.
- Bệnh ích kỷ: Muốn tất cả là của mình, không có ý chia sẻ cả về tình cảm… cũng có thể lây sang chó vốn dĩ đã có đặc tính lãnh thổ, “cậy gần nhà”.
- Ghen tuông đố kỵ: Thường thấy ở chó khi có biểu hiện chủ yêu quý hoặc chăm sóc chó khác đặc biệt hơn.
- Bệnh đại khái: Thế nào cũng được, chó cũng dễ dàng qnen với mọi người và vật khác, dễ bị “ẵm” mất!
- Bệnh si tình: Chủ mà chỉ biết yêu có 1 người, 1 lần cho mãi mãi, thì chó cũng “chọn lọc, kén” bạn tình.
- Bệnh “gay”, “đồng tính”: Thường chủ và chó cũng đều “đồng giới”, chó ẻo lả không thích chó khác giới mãnh liệt như những con chó khác. Nó chỉ quấn chủ, khó hòa đồng với mọi người và cộng đồng chó.
- Bệnh ở bẩn: Chủ mà lười tắm gội, lúc nào cũng bốc mùi quyến rũ thì cũng sẽ ko tắm rửa cho chó mèo sạch sẽ, nên nó cũng sẽ bẩn như chủ. Chủ ở bẩn sẽ dễ bị ghẻ, rồi khi ôm chó mèo sẽ lây bệnh cho nó.
- Bệnh ki bo: Chủ ki bo không cho bạn bè mượn đồ, lúc nào cũng giữ khư khư cho mình thì chó mèo cũng lây bệnh mà ki bo theo. Sẽ không có người nào hay chó mèo nào được động vào đồ đạc và đồ chơi của nó. Động vào là nó sủa, nó gào; mang đi thì nó cắn nó cào.
Bài viết trên đây là một vài mẹo nhỏ vaat.org.au gửi đến bạn về kinh nghiệm nuôi chó cho người mới nuôi. Mong bài viết có thể giúp ích bạn trong quá trình chăm sóc chó nhé! Chúc bạn và chú cún cưng luôn vui vẻ!