Kinh nghiệm phòng ngừa và điều trị khi Khướu mắc bệnh Update 11/2024

Chim Khướu là loài chim hót rất hay và cũng vô cùng đáng yêu. Trong quá trình nuôi, dù là người mới chơi hay đã chơi lâu. Thì đôi khi chú chim nhà mắc phải bệnh là điều không tránh khỏi. Nếu đã từng là một chuyên gia về chim cảnh, bạn sẽ biết kỹ thuật nuôi cực kỳ quan trọng.Quan trọng là cách phòng tránh và điều trị của bạn như thế nào. Sau đây, vaat.org.au sẽ giúp bạn tìm hiểu về chim Khướu và cách phòng điều trị bệnh cho chúng nhé!

Kỹ thuật phòng ngừa và chữa bệnh cho chim Khướu

Đặc điểm của chim Khướu

Chim khướu có tên khoa học là Timaliidae. Họ Khướu là một họ lớn của phần lớn các loài chim dạng sẻ ở Cựu thế giới. Chúng đa dạng về kích thước và màu sắc. Đây là các loài chim của khu vực nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á.

: Kinh nghiệm phòng ngừa và điều trị khi Khướu mắc bệnh Update 11/2024

Bộ lông chim Khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao. Thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Chim Khướu hót có dáng người thanh mảnh, lông mỏng, mỏ dài, chân thon.

Cách chọn giống chim Khướu tốt

Chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên. Lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn. Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm. Đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn.

Chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót. Nó không hót lại mà phát ra âm thanh như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu của nó. Kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.

: Hướng dẫn nuôi chim Họa mi non khỏe mạnh lớn nhanh Update 11/2024

Dù giống bạn chọn giống rất tốt, nhưng nếu chưa nắm rõ được cách phòng ngừa và điều trị bệnh cho Khướu. Thì việc Khướu nhà bạn mắc phải một trong số các loài bệnh mà vaat.org.au nêu dưới đây là không thể tránh được:

Bệnh cảm mạo 

Nguyên nhân có bệnh này là do thời tiết thất thường lạnh quá hoặc nóng quá. Hoặc do chúng ta treo lồng ở vị trí quá lạnh hay quá nóng. Khiến chim bị sốc nhiệt gây cảm. Nhưng theo tôi nghĩ, người chơi trước khi bắt đầu nuôi Khướu. Nên tìm hiểu thật kỹ để tránh ngay từ ban đầu. Bệnh này chỉ cần bạn lưu ý một chút là được.

Bệnh khàn tiếng của Khướu

Khướu bị sổ mũi, dáng lù rù, không hót. Lông đầu và lông mình của chim xù lên. Có khi chim rảy mỏ vào lông mà lông chim văng rơi ra ngoài. Khi Khướu mắc bệnh này có thể là do chúng ta cho ăn nhiều thức ăn có dầu hoặc là do cảm gió

Những lúc như vậy bạn thấy lọ nước gần hết đi thay và thêm nước liền. Nên cho ăn các đồ tươi như trứng kiến, cào cào, sâu… Giữ ấm cho chim Khướu, trùm kín áo lồng suốt ngày đêm cho đến khi lành bệnh. Rồi lấy thuốc cảm của gia cầm cho chim Khướu.

Bệnh tiêu chảy

Biểu hiện rù rì không hót, ít bay nhảy, phân của chim là dạng nước. Khi thấy biểu hiện đó thì Khướu nhà bạn đã bị bệnh tiêu chảy rồi đấy. Đây không chỉ là bệnh thường gặp ở chim Khướu mà là bệnh của tất cả các loại chim cảnh. Bệnh này rất dễ trị. Thay vì chúng ta cho Khướu uống nước chúng ta cho khướu uống nước trà đậm. Cho đến khi thấy phân đặc lại, Khướu khỏe thì cho uống nước bình thường lại.

Bệnh thay lông thất thường

: Làm giàu từ nghề nuôi chim cảnh Update 11/2024

Thay lông với chim là chuyện rất bình thường nhưng mà nhiều quá hoặc không đều cũng không tốt. Đây cũng là loại bệnh thường gặp ở chim Khướu. Triệu chứng là khi thấy chim Khướu thay lông liên tục hay không đều. Về việc điều trị bệnh này chúng ta cần chú ý đến việc chăm sóc cho chim Khướu là được. Như cho ăn những thực phẩm tươi, hạn chế không ăn cám nếu có.

Bệnh rận mạt

Rận mạt làm cho bộ lông chim bị nhấm nhá tưa ra một cách xấu xí. Được coi là kẻ thù của loài chim, nên chúng ta cần phải loại  trừ nó cho chim Khướu. Nếu chim Khướu bị rận mạt sẽ thường yếu ớt, rỉa lông liên tục. Bạn tắm cho chim bằng nước muối hoặc lấy thuốc Frontline xịt thẳng vào cánh và gốc lông. Khi xịt thuốc này chú ý không để vào mắt chim. Nếu vào mắt sẽ làm ảnh hưởng tới võng mạc của chim.

Bệnh ghẻ ở chân

Đối với chim Khướu việc tắm việc vệ sinh lồng cho chim là rất quan trọng. Nếu không chim Khướu sẽ bị ghẻ ở chân. Bệnh này do vi khuẩn làm cho chim Khướu ngứa ngáy, sẽ cúi đầu xuống tỉa mổ chân liên tục. Nếu không kịp phát hiện chân ngày càng lở loét làm chim đau đớn. Bạn cần ngâm chân của chim vào nước muối rồi bôi thuốc xanh hoặc xịt thuốc Frontline lên vết thương. Mỗi ngày làm công việc này một lần cho đến khi khỏi.

Các bệnh thường gặp của chim Khướu khá giống với các loài chim cảnh khác. Loài chim này rất khỏe, dễ nuôi cũng là loại chim đáng để nuôi.

Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim Khướu rồi đó. Và vaat.org.au chúc các bạn thành công!

: Chim Họa Mi là loài chim gì? Cách chăm sóc chim Họa Mi như thế nào? Update 11/2024

Rate this post