Kỹ thuật chăm sóc chim Vành khuyên thay lông Update 01/2025

Chim Vành khuyên là 1 loại chim cảnh dễ nuôi dễ thuần tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan khi chăm sóc chim. Ngay từ khi chim còn non đến khi bắt đầu dạn hơn rồi đến bước thuần chim sao cho đúng cách. Một thời kì vô cùng nhạy cảm của chim đó là bước vào giai đoạn thay lông. Cùng tìm hiểu về cách chăm sóc chim Vành khuyên khi thay lông nào.

Kỹ thuật chăm sóc chim Vành khuyên thời kỳ thay lông
Kỹ thuật chăm sóc chim Vành khuyên thời kỳ thay lông

Họ Vành khuyên hay khoen (Zosteropidae) là một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australasia. Chúng cũng sinh sống trên phần lớn các hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng có lẽ không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Các loài chim trong họ chủ yếu được phân biệt theo hình dạng bên ngoài, màu lông, thân tròn và chân rất khỏe, đặc điểm nổi bật và sễ nhận dạng nhất là xung quanh mắt có một vành đai trắng. Kích thước tối đa là 15 cm. Tập tính thích sống theo bầy đàn và chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản.

Hiện nay ở nươc ta có 3 họ Vành khuyên chủ yếu là: Vành khuyên nâu, Vành khuyên xanh và Vành khuyên vàng.

Cách chăm sóc Vành khuyên thời kì thay lông

Như đã đề cập ở trước, giai đoạn thay lông là 1 giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với chim vì lúc này chim rất yếu và thường ăn ít đi. Vì vậy phải làm cách nào giúp chim ăn nhiều và khỏe hơn đồng thời có những biện pháp cụ thể để phòng gió máy.

Biểu hiện: Chim thay lông có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Lưu ý các điểm sau:

  • Trong thời kì thay lông nên chọn một nơi yên tĩnh, cao ráo, sạch sẽ, có độ ẩm cao treo lồng chim. Thường xuyên chùm kín lồng để chim tĩnh dưỡng, phòng tránh gió độc. Hạn chế tiếp xúc với chim. Cho chim tắm bình thường không ảnh hưởng gì tuy nhiên hạn chế không cho tắm nhiều vẫn là tốt nhất.
  • Vì giai đoạn chim yếu lại kén ăn nên càng phải bổ sung thức ăn để cho chim ăn nhiều hơn, giúp chim mập mạnh. Trước hết ưu tiên những loại quả tươi chín ( món khoái khẩu của chim ) và đạm tươi ( châu chấu, cào cào, sâu ) để cung cấp protein. Cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn.
  • Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài. Thực tế cho thấy con lông mỏng thì sung hơn con lông dày.

Lưu ý: Trong quá trình thay lông chim sẽ mất “lửa” và không hót.  Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để chim có lửa chính vì thế nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: bột tép, đường, bột sâu khô. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn cũng được.

Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.

Nắm được các bước cơ bản trong thời kì thay lông của Vành khuyên là bạn đã có thể yên tâm chăm sóc chú chim cảnh của mình 1 cách cẩn thận và chu đáo rồi đấy. Chúc bạn thành công!

Chimcanh.net

: Chim chào mào hay gặp các loại bệnh gì và cách phòng tránh Update 01/2025

Xem thêm

  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chào mào
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Chích chòe
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Cu gáy
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa mi
  • Tổng hợp kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Bồ câu
Rate this post