: Cách chống nóng cho trâu bò mùa nóng Update 01/2025
Gà rừng là loài chim lớn, có lông mướt sáng và tươi màu. Cũng giống như các loài chim họ Trĩ khác, con trống không tham gia quá trình áp và nuôi nấng con non. Để có thể nuôi gà rừng tại nhà, mời bạn tham khảo qua bài viết sau.
1. Cách chọn lọc gà rừng
1.1 Chọn lọc gà rừng con
– Khối lượng sơ sinh lớn.
– Nhanh nhẹn, linh hoạt, thân hình cân đối.
– Mắt tròn sáng mở to.
– Chân thẳng đứng vững, ngón chân không vẹo.
– Lông khô, bông tơi xốp, mọc đều.
– Cánh áp sát vào thân.
– Bụng thon mềm, rốn kín.
– Mỏ to, chắc chắn, không vẹo, khép kín.
2. Chọn lọc gà rừng hậu bị
– Đầu: rộng sâu, không dài và quá hẹp.
– Mắt: to, lồi, sáng, tinh nhanh.
– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
– Mào: to màu đỏ tươi.
– Thân: dài, sâu, rộng.
– Bụng: phát triển tốt, khoảng cách giữa xương ức và xương lưỡi hái rộng.
– Chân: sáng, bong, ngón chân ngắn.
– Lông: Màu sáng, bóng, phát triển tốt.
– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
3. Chọn lọc gà rừng đẻ
– Đầu: rộng, sâu, không dài và quá hẹp.
– Mắt: nhanh nhẹn, to, lồi, sáng.
– Mỏ: ngắn, chắc, khép kín.
– Mào: màu đỏ tươi.
– Thân: dài, sâu, rộng.
– Bụng: khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương ức rộng khoảng 3 – 4 ngón tay, giữa 2 xương chậu rộng khoảng 2 – 3 ngón tay.
– Lỗ huyệt: ướt, cử động đều, màu hồng.
– Chân: màu đặc trưng, sáng bóng, ngón chân ngắn.
– Lông: sáng, bóng, mềm mượt.
4. Chọn lọc gà rừng trống
– Đầu: rộng, sâu, không dài, quá hẹp.
– Mắt: to, tinh nhanh, sáng, màu đỏ.
– Mào: to, đỏ tươi.
– Mỏ: ngắn, khép kín.
– Thân hình: dài, sâu, rộng.
– Chân: sáng, bóng, màu đặc trưng của giống (màu xám xanh).
– Lông: phát triển tốt, sáng bóng, mềm, mượt.
– Cử chỉ nhanh nhẹn, ưa hoạt động.
2. Kỹ thuật xây chuồng trại nuôi gà rừng
Tùy điều kiện của từng hộ gia đình khác nhau, giai đoạn và nguồn gốc gà khác nhau mà có phương thức nuôi khác nhau như nuôi nhốt hoặc thả rông nhưng phải đảm bảo được các tiêu chí sau:
>>> Xem thêm: Làm giàu không khó từ 7 quả trứng gà rừng
– Quây xung quanh chuồng bằng lưới B40, xung quanh xây gạch cao 40cm, nền đổ cát vàng.
– Khô ráo, thoáng mát, dễ thoát nước.
– Đảm bảo ấm mùa đông , mát mùa hè. Đối với gà mới nở cần có quây úm đảm bảo đủ ấm cho gà con tránh cho gà bị lạnh dễ bị mắc bệnh.
– Phòng dịch bệnh trong chuồng như quét vôi xung quanh, tiêu độc khử trùng trong chuồng bằng NaOH…
– Để trống chuồng 15 – 20 ngày trước khi cho đàn mới vào nuôi.
– Nuôi gà cùng lứa tuổi trong 1 chuồng để đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh. Cách ly những con mới bắt để phòng bệnh.
– Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ấm chân tránh nhiễm bệnh nên cần làm một số dàn đậu trong chuồng. Khoảng cách giữa các dàn đậu khoảng 0,3 – 0,4 m nhằm đảm bảo gà không bị đụng vào nhau, không mổ nhau, không ỉa phân lên nhau.
– Làm ổ đẻ cho gà ở nơi tối nhưng vẫn phải đảm bảo khô ráo, sạch sẽ.
– Đảm bảo diện tích đủ rộng để nuôi gà mật độ nuôi càng thấp thì khả năng tăng trọng cao, dịch bệnh xảy ra ít và ngược lại.