| Kiến Thức Khác | – Cá Thác Lác hay còn gọi là cá Nàng Hai được nuôi sinh sản phổ biến ở Việt Nam, đây vốn là dòng cá nuôi thương phẩm, sau này được lai được ra nhiều dòng khá đẹp và được dân chơi cá cảnh chọn làm cá cảnh. Hầu hết chúng ta đều biết và đã từng nếm qua một số sản phẩm, món ăn được chế biến từ thịt cá thác lác như: chả cá thác lác, bún chả cá,… Các loại chả cá được sản xuất từ thịt cá thác lác có vị thơm, ngon khác hẵn so với các loại thịt cá khác. Không những vậy, thịt cá thác lác còn có độ dai, giòn tạo cảm giác thích thú khi ăn; chính vì thế mà giá trị của loài cá này cũng cao hơn so với một số loài cá khác được nuôi tại Việt Nam.
Đây là loài thủy sản mang lại nguồn lợi cao cho bà con nếu nuôi thương phẩm. Nhưng hiện lượng cá thác lác cung cấp ra thị trường vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu thực tế của thị trường. Lý do là bởi vì các hộ nuôi trồng thủy sản vẫn chưa thả nuôi đại trà loài cá này là do chưa nắm vững được kỹ thuật nuôi cá thác lác thương phẩm. Vì vậy, NAVIFEED sẽ giúp bà con hiểu rõ hơn về đặc điểm sinh học, cũng như cách nuôi thương phẩm cá thác lác.
Đặc Điểm Sinh Học Cá Thác Lác
Giới Thiệu Chung
- Tên khoa học: Chitala ornata (Gray, 1831)
- Bộ: Osteoglossiformes (bộ cá thác lác)
- Họ: Notopteridae (họ cá thác lác)
- Tên tiếng Việt khác: Cá Nàng hai; Cá Thác lác hoa;
Chúng là các loài cá nhỏ, sinh sống trong môi trường chủ yếu là nước ngọt, đôi khi là nước lợ ở châu Phi và Đông Nam Á.
Đặc Điểm Sinh Học
Cá thác lác có thân dài, dẹt, có đuôi rất nhỏ, vảy nhỏ phủ toàn thân. Miệng tương đối to có mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn liền với vây đuôi. Loại cá thác lác thường thấy có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng, dài đến 400mm, nặng đến 500g, trung bình khoảng 200g.
Cá thác lác phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự nhiên ở Ấn Độ và có ở hầu hết các nước Đông Dương. Ở Việt Nam, cá thát lát tự nhiên phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Đồng Nai và các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên…
Kỹ Thuật Nuôi Cá Thác Lác
Có nhiều mô hình nuôi cá thác lác khác nhau ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long; có người nuôi cá thác lác trong ao, có người nuôi cá thác lác trong bể xi măng, lại có người nuôi cá thác lác trong lồng,… Ở bài viết này NAVIFEED xin chia sẻ với mọi người các nuôi cá thác lác thương phẩm trong ao. Về các mô hình nuôi khác sẽ được NAVIFEED cập nhật đến mọi người trong các bài viết khác.
Chuẩn Bị Ao Nuôi Cá
: Phương pháp tạo khí Oxi (O2) cho bể cá cảnh thủy sinh Update 11/2024
Tùy vào điều kiện của từng hộ nuôi mà diện tích ao nuôi cá cũng có chút khác biệt. Nhưng thông thường ao nuôi cá thác lác có diện tích từ khoảng 200m2 đến 400m2. Bờ ao phải chắc chắn, đáy ao phải bằng phẳng, có cống cấp thoát nước chủ động, nước ao có pH từ 7-8 và oxy hoà tan lớn hơn 3mg/lít, có độ sâu giữ nước từ 0,8-1,2m. Đối với ao vừa thu hoạch xong và muốn thả nuôi cá thác lác thì cần phải cải tạo ao nuôi cá theo cách sau:
- Tát cạn ao, vét bớt lớp bùn đáy, chỉ để lại lớp bùn dày không quá 30 cm.
- Cắt dọn cỏ bờ, mái ao, cây cỏ trong ao, lấp hang hốc, lỗ rò rỉ. Kiểm tra và tu sửa lại cống cấp và thoát nước.
- Dùng thuốc diệt cá tạp, cá dữ và các loài thủy sản có hại cho cá, lượng dùng 0,5-1 kg rễ dây thuốc cá cho 100 m3 nước.
- Rải 8-10 kg vôi bột/100m2 đáy ao, mái bờ để diệt các loài cá tạp còn sót và diệt mầm bệnh. Vùng nhiễm phèn thì bón lượng vôi cao hơn khoảng 50%. Rải vôi xong phải đảo trộn đều vôi với lớp bùn mặt ao.
- Bón phân chuồng mục để tạo thức ăn tự nhiên ban đầu cho cá với liều lượng 10-20 kg cho 100 m2 ao. Hoặc bón phân vô cơ (urea 0,5 kg, lân 0,3 kg) hoặc phân hỗn hợp (N-P-K) 2 kg cho 100 m2 ao nuôi.
- Sau đó phơi đáy 2-3 ngày. Những ao ở vùng nhiễm phèn thì không nên phơi đáy.
- Lọc nước vào ao đến mực nước đạt 0,5- 0,6 m thì thả cá giống. Sau đó tiếp tục đưa nước vào ao đến khi đạt mức quy định.
Chọn Và Thả Cá Giống
Bà con có thể tham khảo một số tiêu chí chọn cá thác lác giống như sau:
- Chọn cá giống khỏe mạnh
- Bơi lội nhanh nhẹn
- Không xây xát.
- kích cỡ đồng đều không dị hình
Cần lưu ý thêm là nên chọn mua cá giống tại các cơ sở, công ty con giống thủy sản uy tín để tránh chất lượng và sản lượng cá khi thu hoạch không đạt yêu cầu. Ngoài ra, nếu bà con có thả nuôi ghép với các loài cá nước ngọt khác thì có thể tham khảo thêm một vài loài khác có thể nuôi ghép như cá mè trắng, tai tượng, cá mùi hoặc sặc rằn với tỷ lệ không quá 50% tổng số cá nuôi trong ao và cũng không thả những loài cá tranh giành thức ăn với cá thác lác như cá rô phi, cá tra.
Tiếp theo là cách thả nuôi cá giống. Nên chọn thả cá vào ao nuôi lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả cá ra ao phải ngâm bao đựng cá giống trong nước từ 15-20 phút để cân bằng nhiệt độ trong và ngoài bao cá sau đó mới mở miệng bao thả cá ra ngoài ao.
Cho Ăn
Khi cá giống mới thả xuống ao nuôi, chúng ta vừa sử dụng thức ăn tự nhiên trong ao vừa cho ăn các thức ăn khác như thức ăn hỗn hợp chế biến và thức ăn tươi sống (một số các phụ phẩm chăn nuôi khác).
- Khoảng 2 tuần đầu mọi người nên cho cá ăn theo tỉ lệ sau: 50g cám trộn với 50g bột cá nấu chín trộn đều cho khoảng 1.000 cá giống ăn.
- Những tuần sau đó: Cho ăn với tỉ lệ 50% là thức ăn chế biến (cám + bột cá) và 50% thức ăn tươi sống như cá tạp, cá vụn tươi, ốc, tép…Có thể cho ăn bằng cám, tấm, trộn bột cá nhạt theo tỷ lệ 30% bột cá + 70% tấm cám. Nên cho cá ăn bằng sàn để theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn thủy sản cho phù hợp.
Bên cạnh đó, cần cho cá ăn bổ sung thức ăn công nghiệp loại nhỏ vừa kích cỡ miệng cá, hàm lượng đạm 25-30%, tỷ lệ phối hợp thức ăn viên công nghiệp khoảng 30%. Lưu ý: Nên cho cá ăn 2 lần/ngày, do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên cho ăn vào buổi sáng lượng thức ăn bằng 1/3 khẩu phần ăn trong ngày, buổi chiều bằng 2/3 trọng lượng khẩu phần ăn trong ngày.
- Khẩu phần thức ăn chế biến là 5-7% khối lượng cá/ngày.
- Khẩu phần ăn thức ăn viên công nghiệp 1,5-2 % khối lượng cá/ngày.
Thường xuyên bổ sung vitamin C và men tiêu hoá cho cá. Thỉnh thoảng trộn tỏi vào thức ăn theo liều lượng 50 – 100 gr/10 kg thức ăn để cá khỏe mạnh, hạn chế mắc một số bệnh thường gặp ở cá nước ngọt.
Chăm Sóc Và Quản Lý Ao Nuôi
: Top 10+ địa chỉ bán bể cá cảnh tại Hà Nội rẻ, đẹp Update 11/2024
Hàng ngày chú ý kiểm tra bờ ao,cống, kịp thời phát hiện và tu sửa bờ, lưới chắn, lấp hang hốc, đề phòng nước mưa tràn bờ. Mỗi tuần thay 30-50 % lượng nước trong ao. Khi nước ao có màu xanh quá đậm, nâu đen hoặc có mùi hôi, phải tháo nước cũ và cấp nước mới sạch cho ao.
Mặc dù thường xuyên chăm sóc, quản lý ao nuôi nhưng cá vẫn có khả năng mắc một số loại bệnh như các loài cá nước ngọt khác. Cá thác lác có thể bị các loại ký sinh trùng như trùng bánh xe (Tricho dina), trùng quả dưa (Ichthiophthyrius), các loài giáp xác ký sinh như trùng mỏ neo (Lernea) và rận cá (Argulus), sán lá đơn chủ 16 móc (Dactylogyrus), sán l1 18 móc (Gyrodactylus) hoặc nhiễm giun tròn (Philometra).
Khi cá mắc bệnh thường bơi tản mạn và ngoi lên mặt nước bơi chậm chạp là dấu hiệu cá bị bệnh. Bà con cần nên chú ý một số biểu hiện của cá để sớm phát hiện bệnh cũng như cách điều trị theo những gợi ý dưới đây.
Bệnh nấm thủy mi Da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nấm nhỏ mềm, sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành búi như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
- Cách điều trị: Tắm cho cá trong nước muối 2-3% từ 5-10 phút.
Bệnh trùng bánh xe Da cá màu xám, thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục.
- Cách điều trị: Tắm cho cá trong nước muối 2-3% từ 5-15 phút hoặc CuSO4 nồng độ 2-5ppm từ 5-15 phút. hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5- 0,7ppm xuống ao.
Bệnh trùng quả dưa Thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ.
- Cách điều trị: CuSO4 phun xuống ao theo liều lượng được khuyến cáo để chữa trị.
Thu Hoạch
Sau khoảng thời gian nuôi tầm 10-12 tháng thì cá có thể đạt kích cỡ 700-800g. Cách thu hoạch cá thác lác tốt nhất là tháo bớt nước, kéo lưới thu một số sau đó tát cạn nước mới bắt cá triệt để. Có thể thu họach đồng loạt khi được giá hoặc tỉa cá lớn và thả nuôi lại những cá nhỏ chưa đạt kích cỡ.
: Cá Bảy Màu ĂN GÌ? Phân Loại, Mua cá 7 Màu ở đâu UY TÍN? Update 11/2024