Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trên bè Update 11/2024

Sau đây là Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trên bè, mời bà con tham khảo để áp dụng đúng cho việc nuôi trồng cá hiện tại.

MÙA VỤ NUÔI

Ở đồng bằng sông Cửu Long, do có điều kiện thuận lợi khí hậu ấm áp quanh năm, nên có thể thả giống cá nuôi vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Điều này chỉ tùy thuộc vào việc các chủ bè thu hoạch bán hết cá thì sẽ nuôi vụ tiếp theo. Nhưng có 2 vụ chính để thả giống vào bè như sau: Thời gian gần đây, giống cá basa không đủ cung cấp cho người nuôi và giá quá cao, nên một số chủ bè đã kéo dài thêm thời gian nuôi 6-9 tháng nữa, vì vậy cỡ cá thu hoạch cũng lớn hơn (có thể đạt 1,8 – 2,2 kg/con).

Trong quá trình nuôi, chỉ thu hoạch một lần hết số cá. Vì kinh nghiệm cho thấy, nếu thu hoạch một phần (thu tỉa), thì số cá còn lại dễ bị sốc, thường bỏ ăn dẫn đến hao hụt lớn. Chủ bè có thể mong đợi khi thu hoạch có giá bán cao để có lợi nhuận nhiều hơn.

>>> Xem thêm: Cách phòng trị bệnh gạo khi nuôi cá tra

Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trên bè

THỨC ĂN NUÔI CÁ BÈ

1. Các nguồn nguyên liệu dùng chế biến thức ăn cho cá.

Nguyên liệu dùng làm thức ăn cho cá tương đối phong phú và dễ kiếm ở các địa phương đồng bằng sông Cửu Long. Có thể kể đến các loại như: cám gạo, tấm, bột bắp, đậu nành, bánh khô dầu, bột cá, cá tạp vụn, rau xanh, cơm dừa, v.v… Trong đó 3 thành phần chính là cám gạo, cá tạp và rau xanh được sử dụng nhiều nhất để chế biến thức ăn cho cá nuôi bè hiện nay.

Dựa vào đặc tính ăn tạp và dễ chuyển đổi thức ăn mà vẫn tăng trọng nhanh, người nuôi có thể phối hợp một số thành phần nguyên liệu trên, xay nhuyễn, trộn đều và nấu chín cho cá ăn. Nhìn chung giá trị dinh dưỡng của thức ăn không cao lắm, có hàm lượng đạm thấp, chất bột đường và xơ cao. Nhưng chú ý trong 2-3 tháng đầu tiên cần đảm bảo hàm lượng đạm từ 20-28% để cá có đủ sức và lớn nhanh trong giai đoạn kế tiếp. Thời kỳ tiếp theo cho đến khi thu hoạch, hàm lượng đạm trong thức ăn chỉ khoảng 15-18%, còn chủ yếu vẫn là chất bột đườjng (40-45%), còn lại dành cho chất béo (8-11%), xơ (14 – 20%) và tro (16-22%) (9). Để đạt được giá trị dinh dưỡng trên, thành phần nguyên liệu để phối trộn như sau:

Nguyên liệu 

: Kỹ thuật nuôi cá tra và cá basa trên bè Update 11/2024

 Cá basa 

Cá tra

Ghi chú

Cá tạp

23 – 27%

15 – 20%

: Phòng trị một số bệnh khi nuôi cá ngừ Update 11/2024

: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Mú Update 11/2024

 

Cám gạo 

55 – 60%

45 – 55%

: Phòng trị một số bệnh khi nuôi cá ngừ Update 11/2024

: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Mú Update 11/2024

 

Tấm

12 – 15%

: Phòng trị một số bệnh khi nuôi cá ngừ Update 11/2024

: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Mú Update 11/2024

 

: Phòng trị một số bệnh khi nuôi cá ngừ Update 11/2024

: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Mú Update 11/2024

 

Rau xanh

 25 – 30%

40 – 45%

: Phòng trị một số bệnh khi nuôi cá ngừ Update 11/2024

: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Mú Update 11/2024

 

Thành phần khác

5 – 10%

: Phòng trị một số bệnh khi nuôi cá ngừ Update 11/2024

: Tìm hiểu một số bệnh thường gặp khi nuôi cá Mú Update 11/2024

 

Cua, ốc, ruột gà

: Những vấn đề cần lưu ý khi nuôi tôm nước lợ năm 2019 Update 11/2024

 

Hiện nay khu vực nuôi cá bè tập trung ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tới 99% thức ăn được chế biến hỗn hợp, chỉ có khoảng 1% là thức ăn công nghiệp (thức ăn viên). Sự tiện lợi của thức ăn chế biến hỗn hợp là dễ kiếm từ các nguồn nguyên liệu địa phương và ngư dân có thể chế biến tại bè. Nhưng loại thức ăn này thường giá trị dinh dưỡng thấp, hàm lượng dinh dưỡng không ổn định, mất nhiều thời gian chế biến và cho ăn. Vì vậy thời gian nuôi thường kéo dài và cá tích lũy nhiều mỡ. Để khắc phục tình trạng trên, cần có sự phối chế thành nguyên liệu hợp lý, tăng thêm thành phần nguyên liệu chứa nhiều đạm hơn. Biện pháp dùng thức ăn công nghiệp thay thế dần thức ăn chế biến hỗn hợp cũng cần được chú trọng và khuyến khích áp dụng, có ý nghĩa giữ cho môi trường nước nuôi giảm được ô nhiễm và góp phần sử dụng nguồn cá tạp hợp lý hơn.

2. Phương pháp chế biến thức ăn

Các nguyên liệu được xay nhuyễn và trộn với thức cám rồi nấu chín (trừ rau xanh), sau đó được trộn đều với rau, có thể pha thêm 1% bột lá gòn để tăng thêm độ kết dính của thức ăn.

3. Phương pháp cho cá ăn

Thức ăn sau khi ép và cắt thành dạng sợi hoặc viên, được phơi cho se mặt, hoặc nếu không cắt bằng máy thì dùng tay vo viên đưa xuống cho cá ăn. Khâu cho ăn bằng tay tốn nhiều thời gian và lao động. Thức ăn ép cắt bằng máy đã rút ngắn thời gian cho ăn và giảm đáng kể cường độ và nhân lực lao động. Với cá basa, cho ăn từ 2-3 lần/ngày, cá có đặc tính ít tranh ăn và khi ăn no sẽ xuống đáy bè. Đối với cá tra, thường cho ăn 1-2 lần trong ngày. Cá tra háu ăn và tranh mồi nhiều, do đó con lớn thường giành được ăn trước cá con nhỏ hơn. Cá nào đã ăn no sẽ bỏ đi, còn lại những con chưa được ăn no tiếp tục ăn. Vì vậy thời gian cho cá tra ăn thường kéo dài hơn cá basa. Khẩu phần ăn tùy thuộc vào sức ăn của cá, thường từ 3-5% trọng lượng cá/ngày. Hệ số tiêu tốn thức ăn với dạng thức ăn chế biến (đã trình bày ở phần trên) của cá tra trung bình 3-3,2. Thấp hơn so với cá basa, trung bình 3-4.

Khi cho cá ăn, cần chú ý các điểm sau:

– Nên cho ăn vào lúc thủy triều lên hoặc xuống để kích thích cá bắt mồi, cá đã ăn no khi nước sông chảy mạnh thì đảm bảo đủ oxy và cá không bị mệt.

– Thức ăn đưa xuống từ từ hoặc cho ăn nhiều điểm để tất cả đều được ăn.

– Quan sát hoạt động bắt mồi của cá, theo dõi mức tăng trưởng, mức tiêu thụ thức ăn của đàn cá để kịp thời điều chỉnh phù hợp nhu cầu của cá.

– Theo dõi tình hình sức khỏe của cá, khi phát hiện bệnh cần phải giảm hoặc ngưng cho ăn để tìm biện pháp xử lý bệnh.

– Thức ăn chế biến không để lâu hoặc ôi thiu mới cho ăn sẽ dễ gây bệnh cho cá.

QUẢN LÝ CHĂM SÓC.

Đây là khâu đòi hỏi người nuôi phải hết sức quan tâm và cần nhiều kinh nghiệm để đảm bảo sự thành công của vụ nuôi.

– Trước khi thả cá bè phải được dọn vệ sinh sạch sẽ, tẩy trùng toàn bộ trong bè, chú ý tất cả các ngóc ngách, góc cạnh của bè, nơi ẩn chứa vi khuẩn có hại và nguồn gây bệnh cho cá. Kiểm tra và thay thế ngay các phần, các chi tiết bị mục, bị hư hại, tu sửa lại hệ thống dây neo, neo, phao và thay mới những phần đã bị hư, đứt.

– Vào mùa khô (tháng 11 – 4), theo quy luật thủy triều, mỗi ngày có 2 thời điểm nước chảy yếu hoặc chậm (thời gian đổi nước giữa 2 con nước), nên cá dễ bị thiếu oxy. Cần dùng ngay máy đuôi tôm đặt ở đầu bè quạt nước chảy mạnh qua bè để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong nước.

– Vào mùa mưa lũ, nước sông mang nhiều phù sa và lắng đọng nhiều ở đáy bè, cần phải thường xuyên theo dõi và kịp thời dùng máy bơm hoặc máy đuôi tôm quạt nước để thổi bùn ra khỏi bè (3-5 ngày/lần). Chân vịt máy đuôi tôm phải có vòng bảo hiểm để không chạm vào cá hoặc khi bị tuột ra không làm hư bè.

– Thường xuyên kiểm tra neo và dây neo, nhất là vào mùa lũ, cần tăng cường thêm dây neo khi thấy cần thiết. Phải dự phòng kế hoạch đột xuất trong trường hợp bắt buộc phải di chuyển bè tránh dòng nước lũ quá mạnh. Hàng tuần phải lặn để kiểm tra quanh bè, xem xét lưới kẽm có suy xuyển hoặc hư hại phải lập tức tu sửa. Gỡ bỏ và vớt hết rác rưởi, cây cỏ… bám vào bè làm giảm dòng chảy qua bè.

TĂNG TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG CÁ NUÔI

Sau vụ nuôi 10-12 tháng, cá có thể đạt cỡ 1-1,3kg (cá tra) và 1,3-1,5kg/con (cá basa). Một số bè nuôi lưu cá basa thêm 6-9 tháng, cỡ cá có thể đạt tới 1,8 – 2,2kg/con. Đôi khi cá thu hoạch dựa vào thời điểm, giá cả và lợi nhuận tính toán hoặc phụ thuộc vào người mua (các công ty chế biến xuất khẩu)

Năng suất nuôi hiện nay khoảng 120kg trên mét khối bè nuôi và sản lượng cá thu hoạch trung bình từ 50-160 tấn/bè tuỳ theo quy cỡ bè. Điều này khẳng định việc nuôi cá basa và cá tra trong bè cỡ lớn với mật độ cao vẫn cho kết quả tốt. Trước khi thu hoạch 2-3 ngày, phải giảm lượng thức ăn và ngày cuối ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ và ngày cuối ngưng hẳn. Khi thu cá, dùng lưới bắt từ từ cho đến hết.

Nên thu trong một thời gian ngắn để tránh hao hụt và thất thoát. Hiện nay hàng năm khoảng 70% sản lượng cá basa và 30% sản lượng cá tra nuôi bè ở An Giang và Đồng Tháp được thu mua chế biến xuất khẩu. Số còn lại được lưu thông tiêu thụ trong và ngoài tỉnh.

Rate this post