Chim Khướu là loài chim của núi rừng, việc sở hữu một con chim khướu cảnh là vô cùng may mắn. Nhưng việc sở hữu sẽ đồng nghĩa với việc người chơi phải nắm rõ cách nuôi và chăm sóc chúng. Sau đây, vaat.org.au sẽ chia sẻ kinh nghiệm giúp bạn sở hữu một chú khướu khoẻ mạnh hót hay nhé!
Đặc điểm chung của chim Khướu
Chim khướu có tên khoa học là Timaliidae. Họ Khướu là một họ lớn của phần lớn các loài chim dạng sẻ ở Cựu thế giới. Chúng đa dạng về kích thước và màu sắc. Đây là các loài chim của khu vực nhiệt đới, với sự đa dạng lớn nhất ở Đông Nam Á.
: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khướu hót hay Update 01/2025
Bộ lông chim Khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao. Thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Chim Khướu hót có dáng người thanh mảnh, lông mỏng, mỏ dài, chân thon.
Cách chọn giống
Chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên. Lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn. Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm. Đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn.
Chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót. Nó không hót lại mà phát ra âm thanh như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu của nó. Kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.
Chọn lồng nuôi chim khướu
Lồng thì có nhiều loại, có thể là lồng vuông, lồng tròn, lồng mái vòm… nhưng nhìn chung thì Khướu được nuôi nhiều ở lồng vuông, bởi vì lồng vuông có thể áp sát tường treo trong nhà, tiện cho chim mỗi khi sang lồng, không gian có vẻ rộng hơn. Một số nuôi ở lồng tròn, nói chung là tùy theo sở thích, túi tiền của từng người. không nên nuôi lồng sắt
: Cách nuôi chào mào thay lông Update 01/2025
Nên chọn lồng có nan khít với lỗ khoan, nan mảnh nhưng chắc chắn…Được quét qua khoảng 2 – 3 lớp sơn mài hoặc Véc ni. Chọn những cái cầu to hơn ngón tay cái, tốt nhất là bạn nên tự tay tìm lấy và làm.
Thức ăn và uống nước
Khướu là một loài chim cảnh ăn tạp, tất cả mọi thức ăn, dễ nuôi. Thường là bột ngô xay nhỏ kết hợp với tép khô, bột dinh dưỡng của baby, trứng gà. Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.
Khướu ăn trái cây nhưng ít hơn so với những loại chim khác. Thỉnh thoảng nó mới ăn, nhưng chỉ một ít thôi. Nước uống thì nên cho uống nước đun sôi đã để nguội. Vì thời gian ban đầu, nguồn nước lạ, thay đổi hoàn cảnh sống. Nên nó thường đi phân trắng hoặc phân xanh. Đừng lo lắng, khi nào ổn định thì nó sẽ trở nên bình thường lại thôi.
Tắm nắng cho chim
Buổi sáng, khi mang chim ra, sau khi nghe chim hót. Khi mặt trời lên thì có thể mang chim ra tắm nắng. Chim rất thích tắm nắng vào buổi sáng sớm, khoảng 5 phút là mang vào, treo lồng ở trên cao. Buổi tối không nên cho chim phơi sương.
Vệ sinh
Khướu thích tắm, thường sống ở những nơi mát, như gần khe, suối. Mang chim về nhà khoảng hai tuần, khi chim đã dạn người hơn. Bắt đầu tập cho khướu tắm, sang chim qua lồng tắm.
Đưa hai lồng lại đến gần nhau, kẻo cửa lồng lên, đứng lùi lại ra xa phía sau lồng có chim ấy. Khi đó Khướu sợ sẽ tìm đường nhảy sang lồng tắm. Khi Khướu đã qua lồng tắm thì nhẹ nhàng đến gần, đóng cửa lòng lại. Dùng nước tưới nhẹ hoặc vẩy nhẹ nước cho ướt lông Khướu, phía dưới lồng có một chậu chứa nước. Tranh thủ vệ sinh lồng kia, thay bột và nước.
Cách phòng trị bệnh
: Cách làm cám đậu xanh làm thúc ăn co chim vành khuyên Update 01/2025
Khi thấy chim hay rỉa lông, hay dùng chân gãi, khi đó 80% là chim bị rận chí. Có thể trị bằng cách tắm cho chim, pha vào nước một ít nuối ăn, cho chim tắm bình thường. Làm như vậy vài lần sẽ khỏi.
Thuần hóa Khướu
Khi khướu về đến nhà, nên treo lồng hoặc áp lồng ở sát tường. Đừng quên dùng phấn diệt kiến kẻ một đường trên tường bao lấy lồng. Áp lồng nơi nào ít người qua lại. Có thể dùng giấy bào hoặc áo phút khoảng 1/2 lồng ở 2 ngày đầu để giúp chim trấn tĩnh.
Nếu là Khướu hót thì qua ngày thứ hai là nó bắt đầu xổ giọng. Khi đó có thể tháo lớp phủ lồng ra, vẫn để lồng chim ở yên đó. Không nên di chuyển ra vườn, để chim thích nghi và dạn người hơn.
Khoảng bốn ngày thì thả 1 – 2 con cào cào cho chim, rồi lùi lại xa. Ở những ngày sau, nên thả lần lượt từng con. Khi chim ăn hết con này mới nhẹ nhàng đến gàn và thả con khác vào. Hành động nhẹ nhàng, từ tốn kẻo chim sợ. Khoảng 2 tuần sau là chim sẽ dạn người hơn. Có thể mang chim ra vườn hoặc treo lồng trước nhà, gần cửa ra vào.
Tập cho chim dậy sớm, khi mặt trời chưa ló lên, ánh sáng mờ mờ, có thể nhìn thấy. Bạn nên đánh thức chim bằng cách nhẹ nhàng đưa lồng chim treo ở ngoài vườn hay treo trước nha. Ban đầu chim hơi sợ nhưng làm như vậy khoảng 3 – 5 lần là chim sẽ quen. Khướu thích dậy sớm để hít thở không khí trong lành. Sau đó nó sẽ hót do bản năng.
Với những kiến thức cơ bản trên bạn có thể tự nuôi cho mình một chú chim khướu rồi đó. Và vaat.org.au chúc các bạn thành công!