: Kỹ thuật khắc phục tình trạng vàng lá ở cây kim tiền Update 01/2025
Cây dừa cạn hay còn được gọi là hải đăng, hoa tứ quý, bông dừa,…, có tên khoa học là Catharanthus roseus, là 1 loại thực vật trong chi Catharanthus, thuộc họ La bố ma (Apocynaceae).
Đặc điểm của cây dừa cạn
Đặc điểm hình dáng của cây dừa cạn
Dừa cạn là cây thân thảo, sống nhiều năm, có chiều cao trung bình từ 50 – 90cm, mọc thẳng đứng, phân thành. Lá có hình dạng oval hoặc thuôn dài, đầu là nhọn, có kích thước khoảng 1 – 2,5cm, dài 3 – 9cm, có màu xanh bóng, không có lông, gân có dạng giống lông chim, cuống lá tương đối ngắn, thường mọc đối xứng với nhau. Hoa dừa cạn thường mọc đối xứng với nhau ở các nách lá, có 2 màu cơ bản là màu trắng hoặc hồng sẫm, phần tâm ngần nhụy thường có màu đậm hơn viền cánh. Đài hoa hợp thành ống ngắn, tràng hợp hình đinh, phiến hoa có 5 thùy, 5 nhị đính trên 2 tràng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn trồng và chăm sóc Phong lan Bạch Hỏa Hoàng đẹp
Quả dừa cạn gồm 2 đại dại, mọc thẳng đứng hơi ngả sang hai bên, bên trong mỗi quả chứa từ 15 – 20 hạt.
Hạt có nhỏ, có hình trứng, màu nâu nhạt, thường nổi nhiều mụn tròn theo hàng dọc.
Đặc điểm sinh trưởng của hoa dừa cạn
Cây có tốc độ sinh trưởng và phát triển nhanh, phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Cây có thể ra hoa quanh năm, nhưng thường nở rộ nhất vào mùa hè. Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy, dừa cạn là loài nguy cấp, nguyên nhân của sự suy giảm chính là sự phá hủy môi trường sống do canh tác nông nghiệp.
Lợi ích của cây dừa cạn
Với màu sắc rực rỡ, tươi mát của mình, dừa cạn được trồng nhiều trong sân vườn, chậu cảnh trong nhà, các khuôn viên ở công viên, trường học, cơ quan,…, để trang trí, làm đẹp. Ngoài công dụng trang trí, khuôn viên, sân vườn, cây dừa cạn còn có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị chữa bệnh rất hiệu quả. Trong y học dân gian, dừa cạn được xem là 1 cây thuốc quý để điều trị các bệnh nội tiết như: đái tháo đường, viêm đường tiểu niệu, tiểu tiện có máu,… Rễ và lá được tận dụng với các loại thuốc cây khác, đem sắc lấy nước uống sẽ giúp bạn chữa được các bệnh huyết áp, đặc biệt là hạ đường huyết. Đồng thời, dừa cạn có tác dụng điều trị các bệnh về xương khớp rất hiệu quả, đặc biệt là ở người già.
Dừa cạn đặc biệt có tác dụng rất tích cực đối với phụ nữ, có thể chữa trị rất nhiều bệnh của phụ nữ như: rong kinh, kinh nguyệt không đều, u xơ tuyến tiền liệt,… Là bài thuốc rất hiệu quả đối với bệnh trĩ, một số nơi còn đem dừa cạn phơi khô để loại bỏ các khối u nhỏ.
Cách trồng và chăm sóc cây dừa cạn
Cách nhân giống cây hoa dừa cạn
Dừa cạn được nhân giống chủ yếu bằng cách gieo hạt, thời gian ươm, hạt phát triển lâu nhưng khi đã bén rễ và phát triển chồi thì cây sinh trưởng rất nhanh. Đầu tiên cần chọn những hạt giống chất lượng nảy mầm tốt, ngâm hạt trong nước ấm khoảng 5 – 6 tiếng, khi ngâm nên dùng vải sáng màu bọc lấy phần hả giống rồi mới ngâm nước. Sau đó để hạt vào giấy thấm nước, gói hạt cùng với giấy thấm nước trong túi nilon buộc chặt để chỗ mát khoảng 4 giờ. Dùng tăm tre, cho từng hạt giống đã xử lý xuống khay gieo đã chuẩn bị giá thể từ trước, nên gieo hạt đều tay, không nên để hạt trồng lên nhau. Sau khi gieo xong, phủ 1 lớp đất ẩm lên trên, tưới nước thật đẫm vào khay gieo.
Tiếp tục chăm sóc cây giống trong vòng 1 tháng, cây sẽ bắt đầu bén rễ và mọc cây con. Đợi cây cho từ 4 – 5 lá xanh thì có thể tách cây con ra trồng ở chậu lớn.
Đất trồng
Trước khi trồng, bạn nên phơi ải đất để đất có độ thông thoáng, cũng như tiêu diệt các mầm bệnh ẩn náu trong đất.
Nên ủ đất với 1 số thành phần tạo dinh dưỡng khác như: cát đen, bột sơ dừa, trấu hun, phân chuồng ủ mục, 1 ít vôi bột, khoảng 1 tháng trước khi trồng.
Cách trồng cây hoa dừa cạn
Đặt cây con vào chậu hoặc hố trồng, nên để cho cây thẳng đứng, không bị nghiêng vẹo. Dùng tay nén chặt phần đất dưới gốc, để cây giữ được thăng bằng, vun đất cao hơn cổ gốc khoảng 20cm. Phủ 1 lớp vỏ trấu mỏng trên bề mặt gốc để giữ độ ẩm lâu hơn cho cây, tưới nước thật đẫm cho cây.
Cách chăm sóc cây dừa cạn
Tưới nước
Tưới đều đặn cho cây 1 ngày/2 lần, vào mùa mưa thì có thể giảm lượng tưới xuống 1 ngày/1 lần, khi cây ra hoa, thì nên tưới xuống gốc cây, tránh tưới trực tiếp lên hoa, sẽ làm hoa bị dập, tổn thương
Bón phân
Sau khi trồng cây con khoảng 1 tháng, tiến hành bón thêm phân đạm để thúc đẩy quá trình phát triển của cây. Các tháng tiếp theo, nên sử dụng các loại phân có tác dụng dưỡng hoa, để phun cho cây, định kỳ cứ 7 ngày phun 1 lần. Khi hoa tàn, bón thêm phân chuồng ủ mục để ổn định chất dinh dưỡng trong đất, nuôi dưỡng cây đến khi hoa ra đợt sau.
Lưu ý, khi phun không nên phun trực tiếp lên hoa, phun vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây hoa dừa cạn
Bệnh nấm
Khi mắc bệnh, ngọn cây hoặc cành giữa bị teo lại, ngọn và lá trở nên héo úa, để lâu cây sẽ không hấp thụ được chất dinh dưỡng và lụi dần. Để phòng trừ bệnh, điều đầu tiên cần ghi nhớ chính là thường xuyên cung cấp đầy đủ độ ẩm và chất dinh dưỡng cho cây. Khi phát hiện cây bị bệnh cần tiến hành cắt bỏ và tiêu hủy ngay để tránh lân lan cho các cành và cây khác, dùng vòi nước xịt mạnh vào các kẽ lá để rửa trôi các ổ nấm.
Bệnh úng rễ
Khi cây nhiễm bệnh toàn bộ cây đều héo rũ, lá chuyển sang màu vàng và rụng sớm, cây có dấu hiệu chết dần. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng phân đạm hòa tan với nước để tưới cho cây là được, nhưng lưu ý phải xử lý sớm vì khi bị ngập úng chỉ 1 ngày sau cây đã lụi chết dần.
Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về cây dừa cạn này.