: Tìm hiểu mô hình nuôi chim cút con Update 11/2024
Ông Hồ Văn Ẩn (47 tuổi, trú phường Hòa Cường Nam, quận Hải Châu, Đà Nẵng) đã nuôi thành công giống chim bồ câu Pháp lai, đem lại cho gia đình ông thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Dẫn phóng viên đi tham quan mô hình trang trại, ông Ẩn cho biết: Trước đây, gia đình ông thuộc diện khó khăn của phường. Tình cờ, ông đọc về mô hình nuôi chim bồ câu Pháp lai trên báo, ông bắt đầu tìm hiểu kỹ thêm. Khi thấy nhiều người nuôi hiệu quả, ông quyết định vay mượn tiền đầu tư, thuê 200m2 đất tại phường Hòa Thọ Tây (quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) để làm mô hình.
>>> Xem thêm: Làm giàu từ nuôi bồ câu kiểng
Học được ít kiến thức nuôi trên mạng, tôi rất cân nhắc trước khi làm. Đầu năm 2012, tôi quyết định vay 20 triệu đồng từ quỹ hội nông dân phường để mua 50 cặp chim giống (250.000 đồng/cặp) về nuôi thử. Số tiền còn lại, tôi xây dựng chuồng trại. Thế rồi mô hình thành công ngoài mong đợi. Năm đầu tiên, tôi thu lãi được 45 triệu đồng”, ông Ẩn chia sẻ.
Lúc bắt đầu nuôi, mọi việc đều do ông tự mày mò học hỏi. Đó là việc tìm hiểu kích thước và tự đóng lồng gỗ thay vì lồng sắt để tiết kiệm chi phí. Ngay từ năm đầu, ông đã tự lấy giống để nhân đàn, vừa bán chim ăn thịt để có thu nhập, duy trì mô hình.
Từ 50 cặp giống ban đầu nuôi hiệu quả, lấy ngắn nuôi dài, ông nhân lên 100 cặp giống. Rồi bán lai rai cho người dân mua nuôi, dùng lợi nhuận để bù chi phí chuồng trại. Tới nay, ông đã có trong tay 500 cặp chim giống; mỗi tháng xuất bán 250 cặp chim giống và thịt.
Ông Ẩn cho hay: “Chim bồ câu thịt hiện nay có giá bán là 80.000 đồng/cặp, chim giống là 250 đến 280.000 đồng/cặp. Cứ tính mỗi tháng thu được 250 cặp chim thịt, tôi thu hơn 15 triệu đồng, trừ chi phí tôi còn lãi 10 triệu đồng/tháng. Nếu bán chim giống nhiều hơn thì lãi tăng lên. Tính ra năm 2016, tôi thu lãi 300 triệu đồng. Năm nay, lãi khoảng 200 triệu đồng”.
Khi nuôi nên chia chuồng thành các ô nhỏ cho mỗi cặp chim. Chiều cao 45 cm, chiều sâu 50 cm, chiều rộng 50 cm. Chuồng phải rộng rãi để con chim có thể sinh hoạt, chứ chật chội con chim mẹ sẽ dẫm chết chim con. Ngoài ra, tôi thường cho chim ăn thêm cát để đào thải chất độc cho chim. Khi cho chim ăn cát, chim có nguồn tiêu hóa tốt, ăn vào để chim mẹ thải chất độc ra khỏi cơ thể. Con chim mẹ sẽ nuôi chim con to, phát triển hơn. Thời gian chăm sóc chỉ tốn khoảng 2 tiếng mỗi ngày. Buổi sáng dành một tiếng cho cho chim ăn. Còn buổi tối kiểm tra trứng và lót ổ cho chim đẻ. Đảo trứng để độ ấp nở của chim tốt hơn. Bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản. Khoảng 18 ngày cho ra đời một đôi chim non bán thịt, hoặc nuôi thêm 60 – 70 ngày nữa thì bán chim giống.
Nhờ nuôi chim bồ câu, gia đình ông Ẩn giờ đã khá giả hơn. “Qua thực tế, tôi thấy mô hình nào nhiều mà người bỏ cuộc thì mình làm. Khi họ bỏ, đầu ra của mình sẽ dễ dàng hơn. Tôi đang dự tính thuê đất để mở rộng nuôi bồ câu và rất sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho ai có đam mê làm trang trại”, ông Ẩn nói.