Khi bạn mang một chú mèo con về nhà và bắt đầu nuôi, việc đầu tiên mà bạn cần làm là phải dạy bé cách dùng hộp vệ sinh. Nếu các bé được dạy điều này ngay từ khi còn nhỏ thì các bé sẽ sớm hình thành những thói quen lành mạnh trong cuộc sống sau này.
Có thể khi về tới nhà, có bé mèo đã biết cách dùng hộp vệ sinh rồi, và có bé thì chưa. Tất cả những điều này đều phụ thuộc vào việc các bé có được mẹ của mình dạy cho không. Mèo con học mọi hành vi ứng xử từ mẹ mình trong 6 tháng đầu của cuộc đời. Nếu mẹ các bé có dùng hộp vệ sinh, vậy thì khả năng cao là mèo con cũng học được kĩ năng đó trước khi được nhận nuôi vào nhà mới.
: Làm thế nào để huấn luyện mèo con sử dụng hộp vệ sinh? Update 12/2024
Tuy nhiên, nếu bé mèo con được nuôi ngoài trời hoặc bị tách khỏi mẹ mình quá sớm, có lẽ các bé sẽ không biết gì đến sự tồn tại của hộp vệ sinh, và thậm chí còn không biết cách đi vệ sinh đúng chỗ. Như vậy thì đây sẽ là lúc để bạn bắt tay vào dạy bé cách dùng hộp vệ sinh để “giải quyết nỗi buồn” rồi đó! Cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay ngay thôi nào!
Chọn hộp vệ sinh thích hợp nhất dành cho mèo
Những bé mèo con rất nhỏ bé với chân ngắn. Vì vậy, các bé sẽ cần loại hộp vệ sinh nào đó dễ ra vào. Bạn nên lựa chọn loại hộp nào có thành thấp để các bé dễ bước vào hộp hơn. Cái hộp cũng cần đủ rộng để mèo có thể xoay người, và có nhiều hơn một chỗ phù hợp để bé đi vệ sinh trong đó. Loại hộp nhựa nhỏ cơ bản cũng là một lựa chọn phổ biến đó! Tuy nhiên, khi mới bắt đầu, có lẽ bạn sẽ muốn chọn loại khay đi vệ sinh cũ hay hộp lót áo có viền, nhất là khi bé mèo của bạn còn quá nhỏ.
Hộp vệ sinh có nắp đậy chưa chắc đã phù hợp với những bé mèo mới. Vậy nên khởi đầu, bạn nên lựa chọn loại hộp mở, không có nắp để bạn có thể dễ dàng nhìn thấy bé mèo của mình bước vào trong đó hay chưa.
Một khi bé mèo đã học được cách sử dụng hộp vệ sinh rồi thì bạn có thể thử đậy nắp một hộp lại và để hộp vệ sinh khác mở để xem xem bé mèo thích loại hộp nào hơn. Có vài chú mèo thích sự riêng tư nên ưa dùng hộp có nắp đậy hơn. Trong khi một vài chú khác thì lại không thích cảm giác bị cách ly khỏi thế giới xung quanh sau một chiếc hộp đóng kín.
Nếu bạn đang nuôi nhiều chú mèo cùng một lúc, thì phương pháp được ưu tiên nhất hiện tại đó là mỗi chú mèo nên có một hộp vệ sinh riêng, cộng thêm một hộp dự phòng nữa. Nếu chỉ có một bé mèo sống trong căn nhà nhỏ của bạn thì lý tưởng nhất là nên có hai hộp vệ sinh trong nhà. Đối với nhà nhiều tầng thì mỗi tầng nên có một hộp vệ sinh riêng dành cho mèo để thuận tiện cho các bé “giải quyết nỗi buồn”.
Chọn loại cát vệ sinh phù hợp
Việc bạn chọn loại cát vệ sinh nào cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc bé mèo có chịu hợp tác và học cách sử dụng hộp vệ sinh hay không. Mèo thường thích chất liệu của cát vệ sinh có thể xúc được hơn là loại cát vệ sinh đất sét mà không xúc được. Đối với mèo thì cát vệ sinh không có mùi sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời nhất bởi vì mùi hương liệu hay nước hoa có thể ảnh hưởng đến hệ thống khứu giác nhạy cảm của bé. Từ đó, bé sẽ không thích vào trong hộp để đi vệ sinh.
Bên cạnh đó bạn cũng cần cẩn thận để ý vì trong lần đầu tiếp xúc với cát vệ sinh, mèo có khả năng sẽ ăn hoặc nhai chúng. Hành vi này có thể tiềm ẩn nguy cơ về các bệnh nguy hiểm cho đường tiêu hóa. Để tránh điều này, bạn có thể chọn loại cát vệ sinh có thành phần được làm từ ngô hoặc lúa mì để mèo có lỡ nuốt cũng không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe.
: Mèo Thần Miến Điện Birman: Nguồn gốc & đặc điểm Update 12/2024
Ngoài ra, việc trải một tấm thảm hoặc chiếu xuống bên dưới hộp vệ sinh sẽ giúp bạn dọn dẹp cát vệ sinh bị mèo hất ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Hãy chọn loại thảm nào mềm mềm và thoải mái để không gây khó chịu cho bàn chân của mèo nhé! Loại thảm cứng, gồ ghề hay có gai sẽ khiến các bé ái ngại khi bước lên và muốn tránh xa hộp vệ sinh đó!
Tạo một không gian an toàn cho bé
Bạn nên tìm nơi nào đó riêng tư nhưng vẫn dễ ra vào trong nhà để đặt hộp vệ sinh. Tránh những nơi chật chội như dưới tủ chạn hay trong tủ quần áo nhỏ. Hãy chắc chắn rằng bạn không đặt hộp tại nơi gần thiết bị âm thanh lớn hay thứ gì đó phát ra âm thanh đáng sợ. Vì nếu khi mèo vào hộp mà vô tình thiết bị phát ra âm thanh làm chúng giật mình và sợ thì rất có thể sau đó chúng sẽ tránh xa hộp vệ sinh.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng không nên đặt hộp vệ sinh gần đĩa thức ăn / nước uống của mèo, cũng không nên đặt gần nơi bé ngủ. Mèo thường không thích chất thải gần với nơi ăn uống hay ngủ nghỉ của chúng.
Luôn giữ cho hộp vệ sinh sạch sẽ
Hãy cố gắng giữ cho hộp vệ sinh và khu vực xung quanh hộp sạch sẽ nhất có thể. Đào cát vệ sinh khoảng 1-2 lần/ngày, và nếu mèo có lỡ làm rơi gì ra ngoài thì hãy cố dọn chúng ngay nhé, và đừng quên thường xuyên quét cát vệ sinh bị vương ra ngoài nha!
Một hộp vệ sinh sạch sẽ, không mùi hay mùi hương ở mức vừa phải sẽ thu hút vẫy gọi các chú mèo nhà ta đến với chúng đó! Ngược lại, một hộp vệ sinh bẩn sẽ khiến mèo không muốn lại gần nó. Thay vào đó, mèo sẽ chọn đi vệ sinh ở những nơi khác như thảm hay quần áo. Đó là điều không ai trong số chúng ta muốn, phải không nào?
Cho mèo làm quen và tiếp xúc với hộp vệ sinh
Trước khi bạn đem một bé mèo con mới về nhà thì bạn nên chuẩn bị đầy đủ khu vực cho bé đi vệ sinh trước. Người ta thường khuyên rằng mới đầu nên để bé trong một căn phòng an toàn, ấm cúng, để bé dần dần làm quen với môi trường mới. Căn phòng đó nên tách biệt với các khu vực khác trong căn nhà. Qua đó, phần nào sẽ giúp bạn dạy bé cách dùng hộp vệ sinh dễ dàng hơn.
Hãy đặt thức ăn và nước uống cho mèo vào một góc trong căn phòng, rồi đặt hộp vệ sinh cách xa góc đó hết sức có thể. Hãy để mèo sống trong căn phòng đó khoảng vài ngày đầu, cho đến khi bé thích nghi được với môi trường mới. Một khi bạn đã thả bé ra để bé đi khám phá cả căn nhà thì hãy nhớ đưa bé quay trở lại căn phòng này khi bạn không ở nhà nhé!
Mỗi lần sau khi bé mèo ăn uống xong, hãy đặt bé mèo vào trong hộp vệ sinh. Thậm chí bạn có thể cào cào cát vệ sinh để dạy cho bé mèo biết nên làm gì, nếu cần. Nếu bạn thấy bé mèo đang đánh hơi hay cào cào dưới đất thì hãy đặt bé vào trong hộp vệ sinh ngay nhé!
Nếu thấy bé mèo đi bậy trong phòng chứ không đi vào hộp, hãy nhẹ nhàng đặt bé vào hộp, đừng la mắng hay phạt bé mèo vì bé đã đi bậy ngoài hộp. Điều này sẽ khiến bé có trải nghiệm tồi tệ với hộp vệ sinh, và chỉ khiến bé thêm tránh né cái hộp mà thôi.
: Tổng hợp các phòng khám thú y, pet shop Hạ Long uy tín Update 12/2024
Nếu bé mèo đã biết dùng hộp vệ sinh, nhớ khen ngợi và vuốt ve bé cũng như thưởng cho bé món đồ chơi hay đồ ăn vặt nhé! Đầu tiên, hãy để bé tự khám phá môi trường xung quanh, và tự mình tìm đường đến hộp vệ sinh. Đừng đào cát vệ sinh lên vội, hãy để mùi hương tự nhiên dẫn dắt như một lời nhắc nhở cho bé mèo biết vị trí của cái hộp sau này.
Một vài vấn đề nảy sinh và hành vi chứng tỏ
Hầu hết các chú mèo sẽ học được cách dùng hộp xỉ khá nhanh thôi. Có lẽ đôi với cá biệt vài bé mèo thì sẽ mất thời gian lâu hơn một chút, vậy nên hãy kiên nhẫn nhé! Nếu bé mèo có 1-2 nơi nhất định nào đó trong nhà mà bé thích đi vệ sinh ở đó thì hãy chuyển hộp vệ sinh tới những nơi này thử xem sao. Nếu vẫn không được thì hãy thử đổi chất liệu hộp hoặc đổi loại cát vệ sinh, có lẽ loại cát hay loại hộp cũ không phù hợp với bé đó!
Khi cân nhắc đến việc nên chọn loại hộp nào, hãy thử suy đoán xem liệu mèo của bạn sẽ thích loại hộp hay loại cát như thế nào. Có nơi nào trong căn nhà đáng sợ hay làm phân tán tư tưởng của mèo không? Có lẽ mèo nhìn thấy thứ gì hoặc nghe thấy gì đó quá lớn khiến mèo muốn tránh lại gần khu vực đó thì sao?
Hoặc cũng có thể là do mùi nhựa từ hộp quá nồng. Hay là cát vệ sinh quá cứng, có mùi kì dị hoặc gây khó chịu cho mèo khi đào bới chăng? Để tìm ra được câu trả lời thì có lẽ bạn cần thay đổi vài thứ trong hộp vệ sinh đó, và khi mọi thứ đều phù hợp rồi thì bé mèo nhà bạn sẽ chấp nhận hộp vệ sinh đó nhanh chóng thôi, đừng quá lo lắng!
Mình nghĩ bạn có thể thử chọn loại cát vệ sinh được làm từ thảo mộc với kết cấu ổn định, khá thích hợp với bản năng tự nhiên của loài mèo.
Hãy nhớ rằng bạn thật sự không nên phạt bé mèo khi bé đi bậy không đúng chỗ. Khi bắt gặp tình trạng đó thì hãy vững vàng tâm trí, nhanh chóng di chuyển bé mèo vào trong hộp vệ sinh. Đừng tức giận hay nổi đóa lên. Điều đó sẽ gây căng thẳng cho bé mèo khi sống ở môi trường mới, và kéo theo một loạt những vấn đề liên quan tới hộp vệ sinh khác.
Bạn cũng nên suy nghĩ đến một số vấn đề có thể khiến bé mèo sợ đi vệ sinh trong hộp. Ví dụ như trong nhà bạn có bất kì loài vật nào khác gây căng thẳng cho chú mèo không? Mèo của bạn có biểu hiện lo lắng hay mất ngủ không? Có lẽ bé cần được hoạt động nhiều hơn hay muốn có thêm không gian thoải mái hơn chăng?
Nếu sau cùng, bạn vẫn gặp rắc rối với những vấn đề tương tự, hãy thử nói chuyện với bác sĩ thú y để họ kiểm tra xem bé có gặp vấn đề gì về sức khỏe gây khó khăn cho việc dùng hộp vệ sinh không. Sau đó hãy xin họ vài lời khuyên về cách huấn luyện mèo tốt hơn.
Việc huấn luyện mèo dùng hộp vệ sinh là cả một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn đến từ phía người chủ của chúng. Chính vì vậy, hãy sử dụng hết tình yêu thương của mình cho các bé trong quá trình huấn luyện để bé luôn ngoan ngoãn và vui vẻ nhé!
Xem thêm: Tại sao mèo con bị tiêu chảy? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
: Lý do tại sao bạn không nên triệt sản mèo trong kì động dục Update 12/2024