Nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà sẽ đảm bảo được sức khỏe cho đàn gà. Giúp gà hạn chế và phòng chữa được những bệnh thường gặp trên gà nói chung và trên gia cầm. Đặc biệt là những người nuôi gà thịt, gà thả vườn số lượng lớn. Chỉ cần không tuân thủ hoặc chủ quan là có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Có thể khiến cho cả đàn gà mắc bệnh và có thể dẫn tới tử vong. Gây thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho gia đình. Vì vậy, lịch tiêm phòng vắc xin cho gà cần phải nắm rõ cho dù bất kể số lượng như thế nào.
- Chữa gà bị sổ mũi sưng mặt có mùi hôi hiệu quả
- Gà chọi bị yếu chân chữa như thế nào?
- Gà bị liệt chân cho uống thuốc gì nhanh khỏi?
- Bệnh đậu gà và cách điều trị hiệu quả trong 2 tuần
- Chữa gà bị sưng mắt có bọt nhanh chóng chỉ 1 tuần khỏi
- 5 lý do gà chọi ăn nhiều nhưng vẫn gầy không phải ai cũng biết
- Cách chữa mốc cho gà bằng thuốc tây hiệu quả
Vì sao nên tiêm vắc xin phòng bệnh cho gà
Chắc nhiều người cũng thắc mắc vì sao nên tiêm phòng vắc xin cho gà. Nếu không tiêm phòng có sao không đúng không? Dưới đây là những lý do nên tiêm vắc xin cho gà và tuân thủ lịch tiêm phòng chính xác.
: Lịch Tiêm Phòng Cho Gà Chuẩn Do Cục Chăn Nuôi Khuyến Cáo Update 12/2024
Giảm thiểu nguy cơ bệnh, chết
Khi tiêm phòng vắc xin thì cơ thể gà sản sinh ra kháng thể giúp chống lại bệnh đó. Và trong tương lai sẽ có tỉ lệ cao là không mắc bệnh đó nữa. Giúp cho sức khỏe của gà đảm bảo ổn định. Hạn chế bị bệnh, chết gây thiệt hại cho kinh tế.
Giảm thiểu chi phí thuốc, chữa bệnh
Khi gà đã khỏe mạnh thì chi phí thuốc thang, chữa bệnh sẽ giảm đi khá nhiều. Không bị bệnh gì thì không tốn thêm chi phí mua thuốc, chữa bệnh nữa.
Nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi bạn nuôi gà con, gà thịt hay gà đẻ trứng thì chất lượng sản phẩm cũng tốt nhất. Thịt gà tươi ngon, gà con mau lớn, gà mái đẻ trứng đều quả to. Mang tới hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Quy chuẩn khi tiêm phòng cho đàn gà
Tiêm vacxin là hình thức đưa các vi khuẩn có lợi vào trong cơ thể gà để chúng tự sản sinh hệ miễn dịch mới. Vì thế, nó sẽ làm tráo trộn một số hệ tuần hoàn và nội tiết của đàn gà. Việc lên lịch vacxin cho gà chi tiết và cụ thể cần có sự tư vấn từ trung tâm y tế địa phương. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần nắm vững những quy tắc sau trước khi tiêm phòng bệnh cho gà:
- Cho gà nhịn uống nước trước 2 tiếng để đảm bảo lượng vacxin được hấp thụ tốt nhất
- Vệ sinh tất cả dụng cụ như bơm kim tiêm, máng nước bằng dung dịch sát khuẩn (Axit hữu cơ Megacid L hoặc Nano bạc trong chăn nuôi)
- Pha vacxin theo đúng liều lượng và cho gà uống hết trong 1 đến 2 giờ
- Lựa chọn kích thước mũi tiêm: 0.75cc hoặc 1.0cc
- Tùy vào loại gà để quyết định tiêm bắp hoặc tiêm dưới da
Lịch tiêm phòng cho gà con
Đặc điểm của gà con chính là sức chống chịu với các loại bệnh tật thông thường kém. Chúng có thể chưa thích nghi được với các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng. Do vậy các loại khi khuẩn, virut gây mầm bệnh có thể tác động một cách dễ dàng. Lịch tiêm phòng cho gà con sẽ cung cấp được sức đề kháng cơ bản cho gà. Mang tới sự chắc chắn về mặt sức khỏe để giúp gà sinh trưởng và phát triển tốt.
Lịch tiêm phòng ngừa bệnh cho gà con theo ngày tuổi
: 3 yếu tố tạo nên cách nuôi gà đá bo lớn “Siêu Đẳng” Update 12/2024
Hoặc có thể tham khảo lịch tiêm phòng cho gà khác này.
Lịch tiêm phòng cho gà thả vườn
Gà thả vườn có những đặc tính đặc biệt riêng so với gà nuôi nhốt. Việc chúng được tự do đi lại tiếp xúc với ánh sáng, nguồn nước và các nguồn bệnh từ chim chóc, gia cầm, vật nuôi khác rất nhiều. Dẫn tới có những bệnh thường gặp hơn so với các loại gà nuôi khác. Ví dụ như Marek hoặc tụ huyết trùng thường gặp nhất. Tuy nhiên nếu có những bước tiêm vắc xin cho gà con cơ bản thì sẽ rất khỏe mạnh nhờ có nền tảng tốt. Dưới đây là lịch tiêm cho gà thả vườn.
Lịch tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh cơ bản cho gà nuôi thả vườn
Lịch tiêm phòng gà thịt
Gà thịt cần đảm bảo các loại thuốc, vắc xin tuân thủ đúng lịch tiêm phòng của gà. Làm sao để cho thuốc, vắc xin phát huy tác dụng tạo kháng thể trên gà. Ngoài ra với liều lượng hợp lý để các loại thuốc, vắc xin không tồn tại quá lâu trong thịt gà. Ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và chất lượng thịt có tồn dư thuốc độc hại.
Lịch tiêm ngừa chích bệnh cho dòng gà nuôi lấy thịt
Lịch tiêm phòng cho gà đẻ trứng
Gà đẻ trứng thì cần phải chú ý nhất các dòng bệnh cúm, viêm phế quản và hội chứng giảm đẻ. Do chúng được nuôi nhốt trong các không gian kín nên cần đảm bảo không bị cúm, xổ mũi. Nếu không tốc độ lây lan sẽ rất lớn. Ngoài ra, hội chứng giảm đẻ có thể giảm thiểu năng suất đẻ trứng trên gà. Gây ảnh hưởng tới kinh tế của người chăn nuôi.
Gà đẻ trứng cần tiêm nhiều loại nhất. Để không ảnh hưởng tới gà cũng như chất lượng trứng, sản lượng đẻ trứng
Tiêm phòng cho gà cần chú ý điều gì?
Ngoài việc tuân thủ đúng mốc thời gian lịch tiêm phòng cho gà thì các chủ chăn nuôi cũng cần chú ý một số điều sau đây. Sẽ giúp cho đàn gà của gia đình có thể khỏe mạnh, phát triển tốt.
Tiêm phòng, nhỏ vắc xin đúng thời điểm
Các mốc ngày tuổi cần tuân thủ đúng mốc. Không sai lệch cho dù chỉ 1 ngày. Vì thế mà hãy đảm bảo rằng luôn nhớ lịch tiêm phòng cho đàn gà. Đảm bảo được chúng được phòng đúng bệnh, đúng thời điểm.
Thời gian tiêm trong ngày
Chúng ta nên tiêm phòng hoặc cho uống vắc xin vào buổi tối là tốt nhất. Khi đó gà đã được ăn no và sẵn sàng cho việc nghỉ ngơi lại sức. Đối với những vắc xin, thuốc nhỏ trong mồm, mũi hoặc trộn thức ăn thì nên để gà đói trước khoảng 1-2h để phát huy hiệu quả.
Sức khỏe của gà
: 4 Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Gà Đẻ Trứng Hiệu Quả Update 12/2024
Khi gà nuôi con có sức khỏe tốt thì cơ thể mới có thể sinh ra kháng thể để kháng lại bệnh đó. Ngược lại nếu gà yếu, gà bệnh thì chính những vắc xin này lại là nguồn gây bệnh cho gà. Đảm bảo lựa chọn những chú gà khỏe mạnh để tiêm hoặc cho uống thuốc. Cá thể nào yếu, bệnh tật nên cách ly sang 1 khu riêng biệt.
Bảo quản vắc xin đúng cách
Nhiều trường hợp đã tiêm, cho uống vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh. Lý do đơn giản nhất là vắc xin kém chất lượng hoặc đã bị hỏng. Lý do hỏng thì có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân phổ biến là bảo quản nhiệt độ không phù hợp. Dẫn tới những mầm bệnh khỏe hơn, không bị ức chế nữa. Hãy sử dụng những hộp bảo quản chuyên dụng với nhiệt độ khoảng 1-2 độ C.
Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ
Hãy luôn đảm bảo vệ sinh chuồng trại được sạch sẽ để phòng bệnh tốt nhất. Sau mỗi lứa nuôi hãy tiến hành phun khử trùng, rắc vôi bột để xử lý. Nếu không may phát hiện 1 cá thể, nhóm cá thể gà nhiễm bệnh hãy nhanh chóng cách ly cả khu vực đó. Nhằm tránh mầm bệnh sẽ lây lan sang những con gà khác trong đàn.
Vứt vỏ hộp đúng nơi quy định
Nếu vứt lung tung thì chúng chính là nguồn gây nhiễm bệnh cho các loại gia cầm trong khu vực hoặc chim chóc. Vì thế hãy đảm bảo xử lý chúng trong các hộp hoặc thùng rác đặc biệt để xử lý nhé.
Áp dụng với nhiều loại gà
Cần chú ý rằng bất kể giống gà gì thì cũng sẽ có những bệnh cơ bản tương ứng như hen, đậu, khò khè, newcaster… Đây là những bệnh phổ biến nên dù bạn là giống gà chọi, gà đông tảo thì lịch tiêm vẫn không thay đổi nhé.
Chi phí các loại vacxin cho gà
Các loại vacxin có chi phí không rẻ. Tuy nhiên, người chăn nuôi không nên tiết kiệm khoản chi phí này để đảm bảo sự phát triển toàn diện cho đàn gà. Dưới đây là giá tham khảo của một số loại vacxin cho gà:
- Vacxin Marek: 28.000 – 30.000VNĐ/bịch
- Vacxin IB (viêm phế quản): 25.000 – 27.000 VNĐ/bịch
- Vacxin Gumboro: 25.000 – 28.000 VNĐ/lọ
- Vacxin H5N1: 10.000 – 12.000 VNĐ/liều
Sau bài viết này chắc chắn các bạn đã nắm rõ lịch tiêm phòng cho gà rồi nhé. Nếu cần thêm sự trợ giúp hãy liên hệ ngay với trang trại vaat.org.au nhé! Comment xuống bên dưới nếu cần thảo luận hoặc góp ý!
: Kinh Nghiệm Chọn Gà Chọi Qua Xem Tướng Cực Chính Xác Update 12/2024