Mèo bị nấm da: chữa như thế nào? Biểu hiện và cách điều trị Update 12/2024

Mèo bị nấm da: chữa như thế nào? Biểu hiện và cách điều trị Update 12/2024

Mèo bị nấm, khái niệm này chắc nhiều sen chưa bao giờ nghe. Thực tế thì cũng như con người, mèo cũng có thể bị nấm, biểu hiện bằng các nốt màu đỏ, xung quanh rụng lông đi nhiều.

Thông thường, mèo bị nấm không bị ảnh hưởng đến tính mạng, nhưng về mặt thẩm mỹ thì khác. Về lâu dài thì lông mèo sẽ rụng sạch, gây mất thẩm mỹ và khó chịu cho mèo

: Mèo bị nấm da: chữa như thế nào? Biểu hiện và cách điều trị Update 12/2024

Bệnh nấm ở mèo là gì?

Bệnh nấm mèo là căn bệnh khá phổ biến, chúng xảy ra ở cả chó và mèo và xâm nhập vào cơ thể thông qua vết xước trên da. Nấm được tìm thấy trong đất và trong phân của động vật bị nhiễm bệnh. Mèo mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị mắc bệnh.

Tuy nhiên, có một số loại nấm chỉ tấn công mèo bị bệnh hoặc bị suy giảm hệ miễn dịch. Một số loại nấm không gây ra hậu nghiêm trọng và dễ dàng điều trị bằng thuốc. Tuy nhiên, có một số loại nấm có khả năng làm hỏng da và gây nguy hiểm cho sức khỏe của nó.

Triệu chứng mèo bị nấm

Bệnh nấm ở mèo có thể gây ra một loạt các triệu chứng thường gặp như:

  • Mèo ngứa, khó chịu và thường xuyên gãi vùng da bị nấm.
  • Da đỏ có vảy, mủ nhày.
  • Mèo bị nấm rụng lông.
  • Bề mặt da có lớp dịch nhờn có mùi hôi.
  • Da dầy lên và tăng sắc tố da ở các vùng da bị tổn thương.
  • Hạch bạch huyết sưng.

Một số loại nấm ở mèo

Mèo bị nấm có thể nhiễm một số loại nấm sau:

  • Malassezia pachydermatis.
  • Cutaneous sporotrichosis.
  • Disseminated sporotrichosis.
  • Rhinosporidiosis.
  • Phaeohyphomycosis.
  • Mycetomas.
  • Cryptococcosis.
  • Coccidioidomycosis.
  • Candidiasis.

Nguyên nhân mèo bị nấm

Dưới đây là một số nguyên nhân chính của bệnh nấm ở mèo:

  • Do bọ chét cắn đốt gây ra vết thường trên da.
  • Ung thư tuyến tụy hoặc gan, cơ thể suy giảm miễn dịch.
  • Mèo không được vệ sinh, tắm rửa thường xuyên đúng cách. Đặc biệt ở những giống mèo lông dài. Sấy lông không khô hoàn toàn, độ ẩm trên da cao, lông bết lại tạo điều kiện lý tưởng cho bào tử nấm nảy mầm nhất là trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta.
  • Tiếp xúc với mầm bệnh.
  • Nhiễm nấm qua các vết thường hở trên da.

Chẩn đoán bệnh nấm mèo

: Tại sao mèo bị ngộ độc? Tìm hiểu nguyên nhân và cách xử trí khi thú cưng của bạn bị cơ giật Update 12/2024

Việc chẩn đoán bệnh nấm mèo thông qua các triệu chứng đầu tiên của chúng. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra dáng đi, chức năng thần kinh, nhịp tim, hô hấp và nhiệt độ cơ thể của mèo. Trường hợp cần sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra.

Nếu mèo của bạn có vùng da bị tăng sinh, rụng lông bác sĩ có thể cạo da và kiểm tra nó bên dưới kính hiển vi để xác định có ghẻ hay không. Điều quan trọng là chẩn đoán chính xác loại nấm da vì một số loại nấm sẽ lây sang người.

Điều trị nấm cho mèo

Mèo bị nấm có thể được điều trị bằng thuốc trị nấm cho mèo như: thuốc mỡ, thuốc kháng nấm đường uống. Trường hợp da có u nang, apse cần can thiêp phẫu thuật để cắt bỏ. Trong một số trường hợp, các u nang này tái phát lại và khó điều trị.

Những con mèo bị bệnh nặng cần được điều trị nội trú trong bệnh viện cho đến khi các triệu chứng được cải thiện. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về cách tránh bị nhiễm bệnh trước khi bạn đưa mèo về nhà.

Chăm sóc mèo bị nấm

Thời gian phục hồi tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và loại nấm có trong da. Một số loại thuốc điều nấm phải mất vài tuần mới thấy sự cải thiện các triệu chứng.

Bạn có thể mang mèo về nhà tự điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ thú y, nhưng cần định kỳ thăm khám bác sĩ thú y hàng tuần để kiểm tra.

Nếu con mèo của bạn phải phẫu thuật để loại bỏ các u nang, ổ apse quá trình phục hồi của nó có thể mất nhiều thời gian hơn. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn chi tiết về cách chăm sóc vết mổ, cách sử dụng thuốc và cách cho mèo uống thuốc, bôi thuốc. Mèo của bạn sẽ được chỉ định tháo chỉ khâu sau khoảng 7 – 10 ngày.

: Mèo có bị thiểu năng hay chậm phát triển não không? Tại sao và cách xử trí Update 12/2024

Trong một số ít trường hợp, bệnh nấm da ở mèo có thể bị nhiễm trùng thứ phát gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc không thể điều trị được. Bác sĩ sẽ đề nghị quá trình điều trị tốt nhất trong những trường hợp này.

Phòng Bệnh Nấm Ở Mèo

  • Không mua mèo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
  • Nếu thấy mèo có nguy cơ bị nấm, phải tách nhốt riêng 1 chuồng tránh cho tiếp xúc với những bé mèo khác.
  • Thường xuyên cho mèo tắm nắng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo khu vực nuôi mèo.
  • Sấy khô lông cho mèo sau khi tắm.
  • Những ngày độ ẩm cao, nồm giữ cho mèo ở nơi khô ráo.
  • Những mèo có biểu hiện ngứa cần cách ly, chăm sóc, theo dõi đặc biệt.
  • Không tiếp xúc với mèo nghi bị nấm hoặc khi tiếp xúc phải đeo găng tay.
  • Chọn mua mèo có nguồn gốc rõ ràng, kiểm tra sức khỏe đầy đủ.

Nấm mèo không phải là loại có thể chữa trị khỏi hoàn toàn trong ngày 1, ngày 2, nên các bạn cần hết sức kiên nhẫn với bé.

Một số câu hỏi liên quan đến bệnh nấm ở mèo

— Mèo bị nấm kiêng ăn gì?

Mèo bị nấm rụng lông cần phải kiêng một số loại thực phẩm sau: cua, mực, cá, tôm, bơ, trứng, nấm hương, măng, những loại thức ăn giàu đạm,…. Cần đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho mèo hàng ngày để chúng có sức đề kháng chống lại mầm bệnh.

— Mèo bị nấm có lây cho người không?

Nhiều loài nấm mèo có thể lây sang người, do đó trong quá trình điều trị cho thú cưng người nuôi không nên tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm bệnh.

— Làm gì khi mèo bị nấm?

Khi phát hiện bệnh nấm ở mèo cần phải đưa ngay đến bác sĩ thú y để được thăm khám và tư vấn thuốc trị nấm cho mèo tốt nhất.

: Cách tắm cho mèo đúng cách không bao giờ bị cào ít người biết Update 12/2024


Địa chỉ hệ thống cửa hàng thú cưng Pet Mart

Tại Hà Nội

  • 3 Đại Cồ Việt, Phường Cầu Dền, Quận Hai Bà Trưng
  • 83 Nghi Tàm, Phường Yên Phụ, Quận Tây Hồ
  • 206 Kim Mã, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình
  • 18 Chả Cá, Phường Hàng Đào, Quận Hoàn Kiếm
  • 242 Nguyễn Trãi, Phường Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân
  • 290 Nguyễn Văn Cừ, Phường Bồ Đề, Quận Long Biên
  • Villa E10 Đỗ Đình Thiện, Phường Mỹ Đình, Quận Nam Từ Liêm
  • 81 Quang Trung, Phường Quang Trung, Quận Hà Đông

Tại TP. Hồ Chí Minh

  • 116 Ba Tháng Hai, Phường 12, Quận 10
  • 341 Nguyễn Trãi, Phường 7, Quận 5
  • 244 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4
  • 312 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp
  • 892 Cách Mạng Tháng 8, Phường 5, Quận Tân Bình
  • 222 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Phú Nhuận
  • 180 Hậu Giang, Phường 6, Quận 6
  • 179 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 17, Quận Bình Thạnh
  • 359 Lũy Bán Bích, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú
  • 167 Lê Đại Hành, Phường 13, Quận 11
  • 266 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức
  • 14P Quốc Hương, Phường Thảo Điền, Quận 2

Tại Đà Nẵng

  • 151 Nguyễn Văn Linh, Phường Nam Dương, Quận Hải Châu

Tại Hải Phòng

  • 129 Tô Hiệu, Phường Trại Cau, Quận Lê Chân
Rate this post