Mèo Himalaya hay còn có tên gọi khác là Mèo Ba Tư Himalaya hoặc Mèo Himmie. Chú mèo này được người ta nhớ đến bởi vẻ ngoài kiêu sa, bộ lông dài và mượt lại càng tăng thêm sự quyền lực cho giống mèo này.
Vậy ngoài những đặc điểm đặc trưng ngoại hình này, liệu giống mèo Himmie này có gì đặc biệt nữa không? Cùng Petacy đọc bài viết sau để tìm hiểu thêm bạn nhé!
: Mèo Himalaya: Nguồn gốc, đặc điểm & cách chăm sóc Update 12/2024
Nguồn gốc của mèo Himalaya
Mèo Himalaya là kết quả của sự lai tạo từ hai giống mèo Xiêm và mèo Ba tư. Chú mèo này không phải là kết quả của lai tạo tự nhiên, chúng là sản phẩm có sự “nhúng tay” của những nhà lai tạo giống.
Vào năm 1931, hai nhà lai tạo giống là Virginia Cobb và Clyde Keeler đã bắt đầu thực hiện cuộc nghiên cứu lai tạo này. Tới năm 1957 thì giống mèo mà họ nghiên cứu chính thức được Hiệp hội mèo quốc tế công nhận.
Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại, các tổ chức về giống mèo trên thế giới vẫn tranh cãi về việc xếp riêng cho giống mèo này hay là xếp chung vào giống mèo Ba tư.
Đặc điểm ngoại hình của mèo Himalaya
Tuổi thọ
Giống mèo Himalaya thường có tuổi thọ từ 9 đến 15 năm. Tuổi thọ của giống mèo này được xếp vào nhóm có tuổi thọ từ trung bình trở lên so với các giống mèo nói chung.
Tất nhiên, tuổi thọ còn tuỳ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như cách chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, vận động thể chất,…
Kích thước và thân hình
Chú mèo Himalaya khi trưởng thành có chiều cao trung bình từ 25 đến 30cm, dài từ 43 đến 48cm nhưng chỉ nặng từ 3 đến 5kg. Đây là một cân nặng khá nhỏ so với các giống mèo.
Nhưng nhìn chung, ta thường thấy chúng ở kích thước trung bình so với các chú mèo cùng kích thước. Có lẽ bởi chúng được bao bọc bởi bộ lông dài, dày và mướt.
Bộ lông
: [Review] Top 12 chuồng và nhà cho mèo tốt nhất 2020 Update 12/2024
Bộ lông của mèo Himalaya có rất đa dạng màu sắc. Từ nâu chocolate, xanh lam, đen, kem, màu quế, xám bạc đến đa dạng các sắc vàng. Chính sự đa dạng màu sắc của bộ lông này làm cho giống mèo này trở nên đặc biệt hơn trong lòng những ai yêu mèo.
Tuy nhiên, không chỉ là màu lông, mà cách phối màu trên cơ thể chú mèo này mới là điểm thật sự gây chú ý. Chúng có màu lông đậm hơn ở quanh mặt, cuối phần đuôi và ở 4 chân, những điểm còn lại thường có màu sáng hơn. Điều đặc biệt này đã làm nên vẻ quý phái cho chú mèo này.
Tính cách của mèo Himalaya
Không quá thân thiện, tinh nghịch, giống mèo Himalaya thường thích sự yên tĩnh, bình yên nhưng vẫn mang đậm nét quý phái. Nhưng có lẽ được thừa hưởng từ nét tính cách của mèo Ba tư, nên nếu so về “độ chảnh”, chú mèo này vẫn thân thiện hơn so với mèo Anh.
Tuy nhiên, cũng như mèo Anh, đây không phải là giống mèo nên để gần trẻ em hoặc những chú cún cưng. Vì sẽ rất khó để tất cả trở nên hòa đồng. Ngoài ra, chính vì bộ lông dày này, bạn càng cân nhắc thật kĩ khi để trẻ em chơi với chúng.
Mèo Himalaya giá bao nhiêu?
Nếu mua một chú mèo Himalaya tại Việt Nam với đầy đủ các giấy tờ và rõ ràng về nguồn gốc cũng như sức khỏe, bạn sẽ phải cần từ 4 đến 6 triệu. Nhưng nếu là mua từ nước ngoài, con số đó phải từ 500$ trở lên.
Cách chăm sóc mèo Himalaya
Chế độ ăn uống
Mèo Himalaya khác với những loài mèo có nguồn gốc từ châu Âu hay châu Á khác. Chú mèo này cần có chế độ ăn nghiêm ngặt để đảm bảo chú mèo luôn có sức khoẻ tốt nhất.
Mèo mới sinh dưới 1 tháng tuổi
Với những chú mèo mới sinh, bạn chỉ nên nuôi chúng hoàn toàn bằng sữa mẹ để đảm bảo cho hệ miễn dịch cũng như sức khỏe của bé.
Trong trường hợp bé mèo bị tách khỏi mẹ, bạn nên tham khảo thêm các ý kiến, các thương hiệu sữa từ các chuyên gia, các bác sĩ thú y để đảm bảo sức khoẻ cho bé nhé.
Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên
Với những bé mèo từ 1 tháng tuổi trở lên, bạn có thể bắt đầu tập cho bé mèo ăn các món ăn mềm, loãng để mèo quen với các loại thức ăn. Trung bình mỗi ngày nên cho mèo con ăn từ 3-5 bữa. Mỗi bữa từ 25-40g thức ăn.
Từ 2 tháng trở đi, có thể tăng lượng thức ăn từ 30-65g, tuỳ vào thể trạng của mèo con. Và lúc này, bạn cũng có thể cho mèo con ăn những thức ăn đóng hộp nếu không có nhiều thời gian nấu.
Mèo trưởng thành (4 tháng tuổi trở lên)
: 7 cách hiệu quả nhất ngăn những bé mèo ị bậy trong hộp cát Update 12/2024
Từ 4 tháng trở đi, việc cho ăn đã dễ dàng hơn rất nhiều. Mỗi ngày bạn cần cho mèo ăn 2-3 bữa với lượng thức ăn vừa phải, phù hợp với thể trạng, cân nặng.
Những thực phẩm mèo Himalaya ưa thích là các loại thịt: thịt bò, thịt gà, các loại cá và nội tạng. Và ngoài các loại thịt, bạn cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như rau củ, cháo loãng,… để bổ sung năng lượng và tăng cường đề kháng.
Tuy nhiên, cần hạn chế các loại thịt mỡ để hạn chế béo phì cho mèo.
Vận động thể chất
Mèo Himalaya thường có tính cách đặc trưng là lười vận động. Vì vậy, bạn cần chú ý tăng cường các hoạt động vận động cho mèo như vui chơi, đi dạo, tập các thói quen vận động cho mèo…
Những hoạt động này vừa giúp mèo nhà bạn giảm căng thẳng, giảm stress, cũng là thư giãn gân cốt, tăng độ dẻo dai, tăng sức khoẻ.
Vệ sinh
Như đã đề cập trên, mèo Himalaya có nhiều vấn đề sức khoẻ cần chú ý. Vì thế, vấn đề vệ sinh kỹ càng gần như là điều bắt buộc.
Một trong số đó là chăm sóc tai, lông, mắt cũng như mũi. Với từng bộ phận, bạn nên dùng khăn lau riêng để tránh mang vi khuẩn từ bộ phận này sang bộ phận khác, hay là làm tổn thương những vùng nhạy cảm.
Riêng về bộ lông, bạn cũng cần chú ý vào mùa mèo bị rụng lông, mèo thay lông và thường xuyên thăm khám, hỏi ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ thú y để xử lý mọi thứ kịp thời.
Những bệnh thường gặp
Mèo Himalaya thường gặp các vấn đề sức khoẻ liên quan tới hô hấp, mắt, răng, thận, da và lông. Cụ thể là do mũi ngắn nên chú mèo Himalaya thường khó khăn khi hô hấp; chứng chảy nước mắt thường dẫn đến các bệnh đau mắt, nhiễm trùng hoặc teo võng mạc; về răng chúng lại thường gặp những tình trạng răng lệch, viêm nha chu… và cuối cùng là chứng thận đa nang do di truyền.
Vì thế, để chăm sóc một chú mèo Himalaya, bạn cần quan sát tỉ mỉ mọi vấn đề về sức khoẻ, để đảm bảo hạn chế tối đa mọi thứ bệnh có thể phát sinh.
: 10 điều thú vị có thể bạn chưa biết về giống mèo tất trắng Update 12/2024