Mẹo huấn luyện để chó không sủa người lạ Update 11/2024

Sủa là hành vi bình thường khi giao tiếp của loài chó. Việc chó sủa mang nhiều ý nghĩa khác nhau nhưng nếu chó sủa người lạ quá nhiều hoặc không đúng nơi thì hành vi này có thể mang tới sự khó chịu cho cả chủ nuôi lẫn những người xung quanh.

Việc chó sủa gây ra nhiều hậu quả tiêu cực như làm chủ nuôi mất ngủ, giận dữ hoặc bực mình. Không chỉ vậy, tiếng chó sủa sẽ làm hàng xóm và chủ nhà khó chịu, khiến họ lời ra tiếng vào với chủ nuôi và thậm chí một số người nuôi chó không được cho thuê nhà nữa. 

: Mẹo huấn luyện để chó không sủa người lạ Update 11/2024

Vì việc chó sủa gây ra quá nhiều phiền toái nên nhiều người nuôi chó thậm chí đã cho chó đi, bỏ rơi chó hoặc trả chó lại nơi ban đầu. Vì vậy trước khi thực hiện bất kỳ hành động nào, những người chủ nuôi nên tìm hiểu và phát hiện ra nguyên nhân làm chó sủa nhiều như thế.

Cách làm thân với chó trước khi huấn luyện

Việc huấn luyện chó sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn của bạn. Trong số đó, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần làm thân với cún cưng, để bé cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bạn cũng như sẽ vâng lời hơn trong và sau khi huấn luyện chó không sủa người lạ.

: Cách trị ve chó hiệu quả tại nhà [An toàn 100%] Update 11/2024

Một trong những cách giúp bạn thân hơn với cún cưng đó chính là hãy cho cún ăn những loại thức ăn mà chúng thích và vuốt ve trong lúc chú cún đang ăn.

Thức ăn cho chó cũng vì lý do này mà ra đời. Các hãng sản xuất luôn nghiên cứu để tìm ra loại hạt khô có hương vị thơm ngon và lôi cuốn với cún cưng. Vì thế, bạn có thể cho chó ăn các loại hạt khô mà bé thích. Trong lúc chó ăn, hãy vuốt ve và trò chuyện với thú cưng để chúng cảm thấy gần gũi và được yêu thương bởi bạn. Sau quá trình này, việc huấn luyện chó sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Bạn có thể mua các loại thức ăn khô cho chó tại https://petshopsaigon.vn/ . Đây là shop hàng đầu chuyên cung cấp các loại hạt khô thơm ngon và bổ dưỡng cho chó. Các loại hạt này đều là sản phẩm nhập khẩu, có giá thành hợp túi tiền, vì thế bạn sẽ yên tâm khi cho cún ăn.

Sau khi làm thân với chó rồi, bước tiếp theo là tìm hiểu lý do vì sao chó sủa để từ đó bạn sẽ chọn được cách huấn luyện cho phù hợp.

Tại sao chó lại sủa người lạ?

Sủa là âm thanh phát ra từ loài chó, khác với tiếng hú và tiếng rên rỉ. Sủa là cách để chó giao tiếp và đây là một hành vi cực kỳ bình thường. Việc chó sủa mang nhiều ý nghĩa khác nhau phụ thuộc vào bối cảnh chẳng hạn như chó có thể sủa khi chào nhau, khi chó đang cô đơn, sợ hãi, bị đe dọa hay khi chúng cảm thấy đang gặp nguy hiểm,…

: Chó Bị Sảy Thai, Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Xử Lý Update 11/2024

Một số con chó sủa nhiều hơn đồng loại của chúng, tùy thuộc vào giống chó và chính bản thân chúng. Các giống chó có xu hướng sủa nhiều hơn là Beagle, chó sục Yorkshire, chó Ngao thu nhỏ, chó sục trắng cao nguyên phía tây, chó sục cáo, chó đánh hơi, chó săn chân lùn, Chihuahua, chó sục Scotland, chó chăn cừu Đức và chó chăn cừu Shetland. Những giống chó ít sủa hơn là chó săn thỏ, Spaniel, Whippet và Basenji.

Tại sao chó sủa nhiều quá mức?

Sủa là hành vi rất đỗi bình thường của loài chó, nhưng nếu chó sủa quá nhiều, bạn cần tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả nhất.

Một số con chó sủa nhiều do chúng lo lắng vì sợ bị cô đơn, sợ phải chia ly và để nhận được sự chú ý cũng như thể hiện những nhu cầu về giao tiếp như muốn ra ngoài, muốn được chữa trị hoặc đơn giản chó đang phản ứng với những yếu tố ngoài môi trường như tiếng động lạ, những loài động vật khác và những con chó khác, thậm chí kể cả con người.

Chó sủa nhiều
Chó sủa người lạ là chuyện rất bình thường, nhưng cũng gây ra không ít phiền toái.

Khi một con chó sủa người mà chúng không quen, chúng đang muốn cảnh báo, sợ hãi hoặc thể hiện thái độ tự vệ đối với người đó. Chó cũng sủa người lạ nếu chúng muốn thể hiện chủ quyền của mình. Việc chó sủa có mục đích để cảnh báo người lạ, nhưng một số con chó lại vượt quá giới hạn – đặc biệt là những con hay sợ hãi và lo lắng vì chúng có xu hướng phản ứng mạnh hơn. Chúng sẽ sủa bất cứ thứ gì chúng sợ và cần một thời gian để chúng ổn định lại tinh thần.

Làm thế nào để ngăn không cho chó sủa người lạ?

  • Tăng cường sức khỏe. Đảm bảo chó nhà bạn có lịch trình ăn uống lành mạnh để chúng được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, có sức khỏe chống lại bọ chét, ve và các loại bệnh khác. Một con chó khỏe mạnh sẽ là một con chó thú vị hơn rất nhiều.
  • Tập thể dục đều đặn. Điều quan trọng là chó cần tập thể dục đầy đủ. Một con chó khỏe mạnh được tập thể dục thường xuyên sẽ hiếm khi thực hiện những hành vi xấu hơn. 
  • Huấn luyện chó. Chó là loài sống theo bầy đàn và tuân theo trật tự nên bạn có thể  dễ dàng dạy dỗ chúng đi vào khuôn khổ. Nếu chó nhà bạn có thể nghe theo những lệnh cơ bản như “đứng”, “ngồi”, “nằm xuống”, bạn cũng có thể huấn luyện chó lệnh “không được sủa!”. 
  • Huấn luyện chó thực hiện lệnh “không được sủa!”. Bạn có thể huấn luyện lệnh này cho chó khi không có người lạ xung quanh. Sau đó, khi chó nhà bạn đi gần người lạ mà chúng không sủa, hãy cho chúng phần thưởng để khích lệ chúng và cho chúng thấy đó là hành vi đúng đắn.
  • Huấn luyện để chó ngưng sủa người lạ. Để chó ngưng sủa người lạ, hãy để chó sủa tầm 3-4 lần sau đó đứng lên và bình tĩnh ra lệnh cho chó dừng lại. Bạn có thể nhẹ nhàng dùng tay đóng mõm chó vào và ra lệnh dừng lại cho chó một lần nữa, sau đó thả tay ra và lùi về phía sau.
  • Củng cố tiêu cực. Củng cố tiêu cực là loại củng cố liên quan đến các sự kiện (kích thích khó chịu) bị loại bỏ sau khi phản ứng đã được thực hiện. Một số nhà hành vi học cho rằng có những con chó phản ứng tốt hơn với củng cố tiêu cực chẳng hạn như khi đeo vòng cổ sốc điện chống sủa cho chúng, chúng sẽ ngừng sủa. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng những thiết bị siêu âm tự động vì chúng có thể phát ra âm thanh phản ứng với tiếng sủa của loài chó.
  • Tạo ra những rào cản. Bạn có thể che cửa sổ, xây hàng rào để ngăn chó nhìn thấy người lạ. Nếu chó không nhìn thấy người lạ, chúng sẽ không sủa vô tội vạ nữa.
  • Chỉnh sửa hành vi. Những con chó hay sủa – đặc biệt là những con hay lo lắng và sợ hãi cần sự hỗ trợ và hướng dẫn từ những chuyên gia thú y được đào tạo chuyên sâu. Khi chó nhà mình được hỗ trợ bởi các chuyên gia, bạn có thể an tâm hơn về thú cưng của mình.

Hy vọng bạn có thể áp dụng những lời khuyên hữu ích trên để ngăn chặn việc chó nhà mình sủa bừa bãi vào người lạ và tránh gặp phải những rắc rối do thú cưng của mình gây ra.

: Chia sẻ với bạn cách chăm sóc chó poodle 2 tháng tuổi Update 11/2024

Rate this post