Một trong những loài mèo nổi tiếng đối với hội yêu thú cưng đó chính là Mèo Munchkin hay còn được biết đến với tên gọi khác là Mèo Weirner, mèo Chân ngắn. Chúng được mệnh danh là Corgi của thế giới mèo với những đặc điểm vô cùng đánh yêu. Sau đây hãy cùng Petacy điểm qua những điều thú vị mà bạn có thể chưa biết về loài mèo này nhé!
Nguồn gốc của mèo chân ngắn Munchkin
Tương tự như sự đột biến gen ở loài chó Corgi, hay chó Dachshund, mèo Chân ngắn xuất hiện cũng là kết quả của tự nhiên chứ không khởi điểm từ sự lai tạo của con người.
: Mèo Munchkin: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 01/2025
Hầu hết mèo Munchkin được biết đến có nguồn gốc tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên những trường hợp đầu tiên của giống mèo này lại có mặt ở Anh vào đầu thập niên 1930.
Ngoài ra, ở một số nơi khác như Nga (1956), Hoa Kỳ (1970, 1980) cũng có những thông tin về sự xuất hiện của Munchkin.
Sự tái sinh của mèo Munchkin
Thế nhưng cũng giống như một số loài mèo khác, giống mèo Corgi này gần như tuyệt chủng sau thế chiến thứ II. Cho đến năm 1983, chúng đã được tái sinh một cách nhiệm màu bởi một giảng viên âm nhạc có tên Sandra Hochenedel tại bang Louisiana, Hoa Kỳ. Một lần tình cờ, bà đã cứu được hai con mèo chân ngắn và đưa chúng về nhà. Sau khi phát hiện chúng đang mang bầu, bà đã giữ lại chú mèo đen và tặng cho người quen con lông xám. Dần già, sau khi sinh nở, cũng như sinh sống cùng nhiều những chú mèo khác trong nhà và trong thị trấn, mèo chân ngắn đã tràn ngập trong thị trấn và được người dân đặt tên theo những nhân vật trong trong tiểu thuyết thiếu nhi “Những phù thủy xứ Oz”.
Vì sự đột biến chân ngắn mà ban đầu Hiệp hội mèo quốc tế TICA không công nhận những chú mèo Munchkin như một giống mèo riêng biệt độc lập. Họ e sợ gen đột biến của chúng sẽ ảnh hưởng tới hệ xương khớp như phần hông, lưng mèo.. Vậy nhưng bằng sự đặc biệt, đáng yêu của mình cũng như sự công nhận tích cực từ các nhà nhân giống, đến năm 1994, TICA đã chính thức đi vào nghiên cứu để đảm bảo cho sự phát triển của loài mèo Chân ngắn này. Cuối cùng, giống mèo này cũng chính thức được công nhận vào năm 2003.
Xem thêm: Mèo Anh lông ngắn – Nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi
Đặc điểm ngoại hình của mèo Munchkin
Điều khiến mèo Munchkin thu hút tất cả những người yêu mèo trên thế giới chính là dáng vẻ “nấm lùn”, lũn chũn của mình.
Khuôn mặt
Chân ngắn có một gương mặt tròn, bầu bĩnh. Tô điểm cho sự dễ thương chính là đôi mắt tròn xoe, long lanh giúp chúng chiếm được cảm tình của mọi người.
Kích cỡ, chiều dài
Kích cỡ của Weirner trung bình. Chiều dài gầp tầm 2,5 lần chiều cao (chiều cao của giống mèo này chỉ khoảng 18 – 20cm).
- Mèo đực có cân nặng từ 3-4 kg
- Mèo cái tầm 2.5-3.5 kg.
Dáng đi
Có lẽ do đặc tính chân ngắn của mình mà dáng đi của Munchkin hơi điệu đà hơi chút ngoe nguẩy đỏng đảnh. Chân trước của chúng ngắn hơn chân sau một chút và không thể duỗi thẳng được. Chính vì vậy, đầu chúng hơi chúi về phía trước và lúc nào chúng đi cũng cảm tưởng như đang nhảy nhót rất vui vẻ.
Bộ lông
Có hai loại: Mèo Munchkin lông ngắn và Mèo Munchkin lông dài.
Lông của Munchkin rất mượt mà và có thể bảo vệ chúng khỏi những điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Lông ở phần đuôi là phần dài nhất trên cơ thể chúng.
Mèo Munckin có rất nhiều những màu lông khác nhau, điển hình như: kem, đen, trắng, socola, xám… cùng với hoạ tiết phong phú: hai màu, tam thể…. Tuỳ từng màu sắc và chủng loại mà Chân ngắn sẽ có diện mạo thanh lịch hoặc điệu đà thướt tha.
Tính cách của mèo Munchkin
Đây là một giống mèo rất tình cảm, tốt bụng, dễ sống chung. Chúng luôn vui vẻ, lém lỉnh. Tính cách đáng yêu cũng như vẻ ngoài ngộ nghĩnh đã khiến cho mọi người sẽ có ấn tượng sâu sắc chỉ với lần gặp đầu tiên.
: Mèo có thể sinh bao nhiêu lứa một năm? Update 01/2025
Nếu như mèo Anh lông ngắn, mèo Ba Tư,… đều chỉ thích nằm dài một chỗ và rất lười biếng, mèo Munchkin sinh ra để hoạt động. Chúng rất thích đuổi theo đồ vật rất tốc độ mặc dù mang đôi chân ngắn ngủn. Sự nhanh nhẹn của chúng sẽ làm bạn thấy kinh ngạc đấy!
Dù ưa hoạt động nhưng có hạn chế ở độ ngắn của đôi chân nên chúng không quá nghịch ngợm đến nỗi làm hỏng hay vỡ đồ đạc. Điều này sẽ khiến chủ nhân cảm thấy dễ chịu vì chúng năng động nhưng không phá phách.
Minh chứng cho việc Chân ngắn sẽ là người bạn đồng hành cho mỗi gia đình chính là khả năng bắt chuột giống như mèo ta . Chúng không lười biếng và nhát như những giống mèo khác mà mang lại sự hữu ích, năng động tươi mới cho căn nhà của bạn.
Đồng thời, mèo Munchkin cũng rất hoà thuận với những thú cưng khác khi sống chung. Nếu nhà nào có trẻ em, chủ nhân có thể hoàn toàn yên tâm vì chúng rất thích trẻ con. Sự tình cảm của chúng được thể hiện qua những hành động như sà vào lòng chủ, liếm chân tay chủ, thích được vuốt ve, cưng nựng…
Một điều hài hước chính là chân ngắn nhưng lại thích được ở trên cao. Do không thể dùng đôi chân của mình để bật lên những vị trí cao nhất mà chúng muốn nhưng sự nhanh trí thông minh sẽ giúp chúng nghĩ ra những cách để có thể nằm ở những nơi cao chót vót.
Chúng ta không nên đánh giá thấp trí tuệ của loài mèo này. Nếu chúng muốn làm gì thì đó chỉ là vấn đề về thời gian. Bạn có thể kích thích sự phát triển trí óc của chúng qua những trò chơi về xếp hình hoặc dạy chúng một vài câu đố trí tuệ đơn giản.
Mỗi khi chơi chán, chúng sẽ ngồi trên hai chân sau như thỏ cho nên nhìn sẽ càng dễ thương hơn.
Mèo chân ngắn giá bao nhiêu?
Munchkin nhân giống trong nước
Ở Việt Nam hiện nay việc tìm kiếm một em mèo Munchkin thuần chủng là rất khó vì số lượng của giống mèo này khá hạn chế.
Một chú mèo Munchkin tiêu chuẩn sẽ có giá từ 10-15 triệu đồng.
Tuỳ theo từng đặc điểm như màu sắc, độ thuần chủng, độ dài ngắn của chân và bộ lông mà có thể lên tới 20 triệu đồng. Nếu màu hiếm hơn thì tầm 30-40 triệu.
Mèo Munchkin nhập khẩu
Giá của một em mèo tiêu chuẩn với gia phả đầy đủ ở Mỹ rơi vào khoảng $1000 tương đương 22 triệu VND. Với mức giá này so với những em mèo được phối giống tại Việt Nam thì không quá đắt đỏ chênh lệch nhiều. Tuy nhiên nếu chuyển về Việt Nam, mức giá sẽ lên đến tầm 30 triệu/con do các phụ phí.
Để đảm bảo độ thuần chủng thì việc tìm mua nhập khẩu từ các thị trường Thái Lan hay Châu Âu sẽ tốt hơn. Một chú mèo có gia phả, phả hệ cùng giấy tờ cấp phép rõ ràng sẽ có giá đắt gấp 2,3 lần so với những con bình thường. Càng là những con có phả hệ tốt thì tính thuần chủng càng cao, ngoại hình màu sắc.. sẽ càng đẹp và có khả năng phối giống tốt , cho ra những thế hệ mèo con Munchkin thuần chủng đời sau. Nếu có phả hệ bình thường, thì đời con cũng không đẹp và nổi bật bằng kèm đó là mức giá sẽ thấp hơn.
Mua mèo Munchkin ở đâu?
Do số lượng mèo Munchkin rất hạn chế ở Việt Nam nên bạn sẽ không dễ dàng tìm được nơi bán giống mèo này. Chính vì vậy, bạn phải tìm hiểu thật kĩ những nơi phân phối giống mèo Munchkin, những nhà tạo giống uy tín… Tìm hiểu thật kĩ những thông tin về hội nhóm yêu mèo để có thể biết được những ngừoi bán mèo Munchkin thuần chủng đề liên hệ, đặc biệt là những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Cách chăm sóc mèo Munchkin
Thức ăn cho mèo Munchkin
Món ăn khoái khẩu của Munchkin là cá và các loại thịt đỏ như: bò, cừu. Trong khẩu phần ăn, bạn cần hạn chế tinh bột, chất béo vì có thể làm cho mèo cưng béo phì, gây ra các bệnh về tim mạch.
Bổ sung rau và các thực phẩm chứa chất xơ khác có lợi cho hệ tiêu hoá của mèo
Chăm sóc lông
: Cách chăm sóc cho một bé mèo đang mang thai Update 01/2025
Mèo Munchkin không rụng lông nhiều. Loài lông ngắn thì càng ít hơn. Vì vậy bạn không phải chải lông quá thường xuyên cho chúng mà chỉ cần giữ một tần suất (7-10 ngày/lần) đảm bảo cho bộ lông của chúng luôn mềm mượt.
Lưu ý khi chải lông phải có lược chuyên dụng cho mèo. Ngoài ra bạn nên kiểm tra những vùng hay bị lông che khuất như tai, mắt, mũi… để đảm bảo vệ sinh tránh những bệnh viêm tai mũi họng, những bệnh nấm, vi khuẩn…
Móng của mèo cũng cần được cắt tỉa gọn gàng không được để quá sắc nhọn.
Tắm rửa vệ sinh cho mèo Munchkin
Không cần thiết phải tắm cho Munchkin quá nhiều bởi chúng rất sợ nước. Nếu ở trong nước quá lâu, mèo sẽ dễ mắc các bệnh viêm phổi, cảm lạnh… Vậy nên hãy tập cho mèo làm quen với nước ngay khi còn bé.
Tránh dội thẳng nước từ trên đầu xuống vì chúng sẽ bị sặc. Bạn chỉ nên massage nhẹ nhàng chúng với sữa tắm, tạo cho chúng cảm giác dễ chịu.
Sau khi tắm xong, bạn cần sấy hoặc lau khô lông mèo vì nếu để chúng ướt quá lâu mèo sẽ bị ốm.
Những bệnh có thể gặp
Sau nhiều nghiên cứu, Achondroplasia được xác định là nguyên nhân dẫn đến sự đột biến gen chân ngắn ở mèo. Nhưng sự đột biến này không làm ảnh hưởng đến cấu trúc xương và sức khoẻ của mèo.
Việc chạy nhảy, vui chơi của Chân ngắn diễn ra hoàn toàn bình thường thế nhưng chúng không thể nhảy quá cao dù rất thích lèo trèo nằm ở những chỗ cao chót vót. Chủ nhân cần để ý điểm này để tránh mèo quá ham chơi mà gây ảnh hưởng tới xương cốt. Nếu có điều kiện hãy sắm cho chúng một cây mèo để chúng giết thời gian, và không leo trèo quá mạo hiểm nếu bạn không để mắt được.
Nếu được nuôi dạy tốt, tiêm phòng và chăm sóc chu đáo, giống mèo này sẽ phát triển rất tốt và có tuổi thọ tầm 10-15 năm không khác là bao với những loại khác chỉ trừ đôi chân và các vấn đề về xương khớp khi về già (vốn gặp ở hầu hết các giống mèo).
Một số bệnh khác mà Munchkin có thể mắc phải: viêm tụy, viêm đường tiết niệu, bệnh cường tuyến giáp, bệnh máu trắng, viêm giác mạc…
Để tránh những loại bệnh này, việc tim hiểu rõ nguồn gốc, gia phả của những chú mèo mà bạn mua là vô cùng quan trọng do đây là những bệnh di truyền.
Một loại bệnh khác mà không chỉ riêng Chân ngắn mắc đó chính là béo phì. Vậy nên để mèo không bị thừa cân, chủ nhân cần khuyến khích mèo hoạt động và xây dựng một chế độ ăn hợp lý cho mèo.
Di truyền và nhân giống
Mèo Munchkin chỉ được nhân giống với mèo nhà bình thường vì trong trường hợp mèo con thừa hưởng gen Achondroplasia từ cả hai bố mẹ thì chúng sẽ tử vong ngay trong bào thai.
Chính vì vậy, đây chính là điều mà TICA phân vân khi quyết định công nhận chúng là một giống mèo độc lập. Do sự đặc thù của gen chân ngắn mà vẫn có rất nhiều tranh cãi của về việc loại gen này có thực sự gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của Munchkin hay không.
Một số hình ảnh đẹp về mèo Munchkin
Trên đây là một số những điều bạn sẽ thấy hứng thú về loài mèo đáng yêu, tinh nghịch này. Petacy hy vọng bạn đọc sẽ tìm thấy cho mình một em Munchkin lý tưởng để chăm sóc nhé!
: Bạn phải làm gì khi mèo bệnh mà bác sỹ thú y lại đóng cửa? Update 01/2025